Phân tích Abdominal X-Ray
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích Abdominal X-Ray
YHOVN 1 năm trước

Phân tích Abdominal X-Ray

Abhinava S. Madamangalam

Fig. 61.1 XQ sau đặt sonde dạ dày

1. Chỉ định đặt sonde dạ dày?

2. Kể tên 1 vài cách xác định đặt sonde đúng vị trí, nhược điểm của chúng? 

3. Những điều kiện tiên quyết cần có trước khi đặt sonde dạ dày?

4. Biến chứng liên quan khi đặt sonde dạ dày?  

Trả lời

1. Đặt sonde dạ dày nuôi ăn bắt đầu trở thành thường quy từ thế kỷ 17.  Đặt sonde (NET) để giải áp dạ dày và điều trị tắc ruột hoặc liệt ruột non [2, 3]. Bệnh nhân đặt trong phẫu thuật, trẻ sinh non, không phát triển (hoặc suy dinh dưỡng), bệnh lý rối loạn thần kinh và thần kinh cơ, không thể nuốt, sau mổ vùng miệng và thực quản, ung thư… có thể để thời gian ngắn hoặc kéo dài [2]. Có thể đặt ống qua mũi hoặc qua da 

2. Không phải lúc nào đặt sonde dạ dày (NET) cũng đúng vị trí. Đặt sai vị trí gặp khoảng 1320% ở người lớn và 3955% ở bệnh nhân trẻ em [3]. Có nhiều cách khác nhau để xác định vị trí gồm:

(a) Nghe—bơm hơi qua sonde dạ dày và nghe tiếng không khí đi qua dạ dày

(b) Nổi bong bóng—đặt đầu còn lại của sonde xuống dưới nước để xem nếu đặt vào cây phế quản sẽ có bóng nổi lên 

(c) Thử PH dịch hút qua sonde

(d) Soi kiểm tra – tốn kém

(e) Thán đồ—phát hiện CO2 qua cây phế quản khi đặt sai vị trí

(f) tiêu chuẩn vàng – chụp XQ phổi và bụng để thấy toàn bộ sonde nằm trong đường tiêu hóa không có phương pháp nào chắc chắn tỷ lệ đặt sonde sai vị trí xuống còn 0% [4].

Cho đến nay, 2 “tiêu chuẩn vàng” để xác định vị trí đặt sonde dạ dày có vào đúng không: XQ và nội soi. Cả 2 đều có độ chính xác cao

Nội soi huỳnh quang giúp bệnh nhân tránh ăn tia, tuy nhiên tốn kém. Chụp XQ giúp xác định vị trí đầu ống sonde nhưng lại làm bệnh nhân phơi nhiễm bức xạ 

3. Đặt NET đơn giản và an toàn. Lý tưởng khi bệnh nhân không dùng chống đông. Bệnh nhân cần nhịn ăn khoảng 6h nếu mở thông qua da

4. Có 1 số nguy cơ như chảy máu, nhiễm trùng, đặt sai vị trí, gây nôn. Đặt sai vị trí vào đường thở có thể gây viêm phổi, thủng phổi, tràn khí màng phổi, khí phế thũng, thậm chí tử vong

References

1. Chernoff R. An overview of tube feeding: from ancient times to the future. Nut Clin Pract. 2006;21(4):40810.

2. Kirby DF, et al. American gastroenterological association technical review on tube feeding for enteral nutrition. Gastroenetrology. 1995;108(4):1282301.

3. Huffman S, et al. Methods to confirm feeding tube placement: application of research in prac- tice. Pediatr Nurs. 2004;30(1):103.

4. Institute ECRI. Confirming feeding tube placement; old habits die hard. Pa Patient Saf Auth. 2006;3(4):2330.

0 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar