Phân tích CXR: Pediatric I
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích CXR: Pediatric I
YHOVN 1 năm trước

Phân tích CXR: Pediatric I

Frederic J. Sage and Frederick van Damme

Fig. 65.1 Normal pediatric chest X-ray

Câu hỏi

1. Phim CXR trẻ nhỏ khác gì so với người lớn?

2. Đây có phải phim CXR bình thường (Fig. 65.1). phân tích hệ thống phim này?

3. Bạn tìm kiếm dấu hiệu gì?

4. Điểm đặc biệt của mỗi nhóm tuổi?

5. Bạn không nên mong đợi thấy điều gì trên phim CXR của trẻ nhỏ?

6. Đừng quên điều gì?

Trả lời

1. CXR của trẻ nhỏ khác người lớn vì:

(a) Khó hợp tác hơn [1].

(b) CXR thay đổi theo tuổi.

(c) Tình trạng của trẻ đôi khi khó phân biệt.

(d) Có các khu vực đặc hiệu khi phân tích phim XQ ngực 

(f) tuyến ức có thể gây nhầm lẫn.

2. Có nhiều cách đọc CXR [2]. Nên chọn cách phù hợp với bạn

(a) Kiểm tra thông tin bệnh nhân và chất lượng phim

(b) Cấu trúc xương

(c) Khí quản, phế quản và trung thất

(d) Bóng tim

(e) Các bờ của thành ngực

(f) Trường phổi

(g) Bụng

(h) Mô mềm

(i) Các đường, ống và ảnh giả

3. Mục tiêu tìm kiếm:

(a) Kiểm tra id và chất lượng phim:

• Tuổi sẽ hướng dẫn bạn phân tích.

• Chất lượng phim: xoay, hít vào và phơi sáng [2]. Quá sáng hoặc tối sẽ làm bạn khó đánh giá tỉ trọng nhu mô và mạch máu.

• Tư thế: AP, PA, và nằm ngửa. đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh khi vì cơ học của phổi khác nhau, bị ảnh hưởng bởi tư thế của trẻ

• Đảm bảo đánh dấu chính xác (R và L). đây là cơ hội để phát hiện đảo ngược phủ tạng hoặc tim bên phải

(b) Cấu trúc xương:

• Kiểm tra tính toàn vẹn của xương. Trẻ sinh non thường không có cốt hóa đầu xương [3].

• Cột sống có nằm phía sau trung thất?

• Tư thế xoay loại trừ nếu xương đòn đối xứng 2 bên so với đường giữa

• Hướn xương sườn sẽ thay đổi theo tuổi. nằm ngang ơ trẻ sơ sinh, không thường thấy khuyết xương sườn cho tới khi trên 5 tuổi

• Chấn thương khi sinh: vai và xương đòn. Tổn thương không do sinh (NAI) ở trẻ lớn hơn: gãy xương sườn, chi trên…

• Ở trẻ nhỏ, thấy được các xương như đầu, cổ, chi trên, chậu và háng. Nên kiểm tra các xương này

(c) Cây khí phế quản và trung thất:

• Vị trí và tính toàn vẹn của khí quản và phế quản chính.

• Dị vật có thể thấy trực tiếp hoặc gián tiếp do ảnh hưởng tới đường thở.

• Tuyến ức có thể tới khi trẻ được 3 tuổi. ảnh hưởng tới đánh giá bóng tim  có thể thấy hình ảnh teo thực quản nếu sonde dạ dày cong lên trước khi tới được dạ dày

• Có 1 số u trung thất ở trẻ như lymphoma, u thần kinh (ganglioneuromas), u tuyến ức, u quái và  u nguyên bào mỡ – lipoblastomas.

(d) Bóng tim và rốn phổi:

• Khu vực này có thể cho đầu mối dị dạng tim mạch. Nghi ngờ với trẻ có tím tái hoặc không tím tái

• Đánh giá kích thước tim, hình dạng và vị trí.

• Đặc biệt chú ý mạch máu phổi đi từ trong rốn phổi ra trường phổi và phần ngoại vi của khoang ngực. có giàu tưới máu? Tia cứng hay mềm?  [1].

(e) Bờ thành ngực:

• Đánh giá hệ thống các khu vực ngoại vi của khoảng ngực

• Đánh giá tràn khi màng phổi nhưng nên nhớ trẻ có thể nằm ngửa để chụp 

• Kiểm tra bờ trung thất và bóng tim, góc sườn hoành và vị trí, hình dạng 2 vòm hoành. Lưu ý các khe nếu có 

(f) Trường phổi

• So sánh 2 bên: độ căng phồng, đậm độ, nhu mô, mạch máu. Thoát vị hoành thường xảy ra bên trái [1].

• Tia X chất lượng tốt để phân biệt bệnh nhu mô hoặc bất thường mạch máu. Bạn cần đánh giá bệnh lý liên quan phổi hay hệ thống tim mạch,  nếu tổn thương ở 1 bên có thể do bệnh lý khu trú, nếu ở 2 bên cân nhắc bệnh toàn thân hơn là do hô hấp hoặc tim

(g) Bụng:

• Có thể thấy ở phim của trẻ sơ sinh [1]. Tìm hình ảnh khí trong ruột. ở trẻ teo thực quản, khí không có trừ khi có rò thực – khí quản (TOF) bên dưới vị trí teo

• Ở trẻ lớn hơn, kiểm tra kích thước của tạng đặc: có thể thấy gan, lách thận

• Tìm dấu hiệu khí dưới cơ hoành do chấn thương hoặc vỡ tạng

Fig. 65.2 CXR trẻ sơ sinh. Chú ý: có ống NKQ, sonde dạ dày và catheter động mạch rốn. catheter tĩnh mạch rốn không đủ sâu và đỉnh nó bên dưới cơ hoành

(h) Mô mềm:

• Kiểm tra mỡ cơ thể (không có ở trẻ đẻ non)

(i) Các ảnh nhiễu:

•  Trẻ ở PICU or NICU sẽ đặt nhiều đường truyền, cần kiểm tra vị trí chính xác (Fig. 65.2): catheter động mạch rốn, tĩnh mạch rốn, CVC, PICC, sonde dạ dày, ống NKQ và dẫn lưu 

• Ảnh nhiễu gồm kẹp cuống rốn, thiết bị theo dõi… 

4. Trong mỗi trường hợp, kiến thức về triệu chứng lâm sàng sẽ hướng dẫn phân tích phim [2]. Hơn nữa, 1 số bệnh lý hay gặp hơn ở 1 số lứa tuổi

Ví dụ, phải tìm kiếm các dấu hiệu sau trên CXR của:

Trẻ sinh non hoặc sơ sinh:

cần nhớ phim chụp AP và nằm ngửa. kiểm tra sự trưởng thành của thai nhi, cốt hóa đầu xương. Kiểm tra đường truyền và các sonde (ống) [1].

Tìm kiếm vấn đề tim phổi cấp – suy hô hấp ở trẻ sinh non, thở nhanh thoáng qua ở trẻ mới sinh và hít phân su. Dị tật bẩm sinh, tim mạch và giảm tưới máu trường phổi

Các bất thường hiếm như:

Thoát vị hoành: thành phần trong ổ bụng lên khoang ngực.

Teo thực quản: sonde dạ dày cong lên trước khi xướng được dạ dày [1].    Tim qua phải: phải đánh dấu trái phải chính xác

Trẻ sơ sinh: viêm đường hô hấp, NAI, u: trung thất nhưng cũng có u thành ngực và u di căn. Dị vật

Trẻ nhỏ: chấn thương, NAI, nhiễm khuẩn

5. tràn khí màng phổi áp lực: nguyên nhân đe dọa tính mạng không nên chờ có phim mới xử trí 

6. đừng quên: con voi ở trong phòng “the elephant in the room” [2].

Nếu cái gì rõ và quan trọng, chú ý và lưu ý tới nó sớm. sau đó phải xem giải thích được nó phù hợp với biểu hiện lâm sàng

References

1. Arthur R. The neonatal chest X-ray. Paediatr Respir Rev. 2001;2:31123.

2. Radiologymasterclass.co.uk. http://www.radiologymasterclass.co.uk/. Accessed 25 Dec 2016.

3. Radiopaedia.org. https://radiopaedia.org/. Accessed 25 Dec 2016.

5 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar