Phân tích Ultrasound: Abnormal Placenta
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích Ultrasound: Abnormal Placenta
YHOVN 1 năm trước

Phân tích Ultrasound: Abnormal Placenta

Fig. 43.1 nhau thai bất thường  (Reproduced with permissions from Elsevier [1])

1. Hình ảnh nào thấy trong hình siêu âm Figs. 43.143.2?

2. Yếu tố nguy cơ nào trong tình huống này?

3. Phân loại/độ với hình ảnh siêu âm này?

4. Tỷ lệ mắc?

5. Đông máu thay đổi như nào trong thai kỳ?

6. Lựa chọn gây mê của bạn?

Fig. 43.2 hình ảnh siêu âm thai bình thường

Trả lời

1. Hình ảnh siêu âm mô tả nhau thai gắn bất thường và thành tử cung, đặc trưng bởi sự xâm lấn của lá nuôi vào cơ tử cung

2. Tỷ lệ nhau cài răng lược (placenta accreta) có vẻ ngày càng tăng dường như liên quan tới tỷ lệ mổ lấy thai tăng. Nhau tiền đạo, đã phẫu thuật, bất kỳ tình trạng tổn thương nội mạc tử cung hay do phẫu thuật, tuổi người mẹ và đa thai cũng là yếu tố nguy cơ

3. Chẩn đoán nhau cài răng lược thường dựa vào siêu âm qua thành bụng hoặc qua âm đạo và thậm chí MRI. Nhau bám bất thường định nghĩa theo mức độ xâm lấn nội mạc tử cung:

(a) Accreta: gai nhau bám trực tiếp trên bề mặt cơ tử cung

(b) Increta: gai nhau xâm nhập vào sâu trong cơ tử cung

(c) Percreta: gai nhau xâm nhập qua cơ tử cung

Hình ảnh thường thấy trên siêu âm:

(a) Mất đường echo kém ranh giới giữa cơ tử cung và bánh nhau

(b) Nhiều hốc trong bánh nhau như “phô mai”

(c) Mạch máu hoặc mô nhau thai tạo bắc cầu giữa cơ tử cung – nhau thai

(d) Độ dày phía sau nhau thai <1 mm

4. Tỷ lệ mắc nhau cài răng lược theo số lần sinh mổ và có hay không kèm nhau tiền đạo [2]:

Số lần sinh mổ

Nhau tiền đại

Không có nhau tiền đạo

First (primary)

3.3

0.03

Second

11

0.2

Third

40

0.1

Fourth

61

0.8

Fifth

67

0.8

≥Sixth

67

4.7

5. Mang thai có tình trạng tăng đông đặc trưng bởi tăng hoạt động của các yếu tố đông máu (I, VII, VIII, IX, X, XII), tăng nồng độ fibrinogen, và giảm hoạt động sinh lý của yếu tố chống đông (giảm đáng kể hoạt động của protein S và kháng hoạt động của APC).

Sự thay đổi tiền chất đông máu được cân bằng bởi hoạt hóa tiêu fibin và bất hoạt các yếu tố kháng tiêu sợi huyết qua việc giảm hoạt động của yếu tố XI và XIII.

Số lượng tiểu cầu có thể thấp hoặc bình thường. có tăng đáng kể tình trạng đông máu ngay sau sinh do tăng hoạt động yếu tố V và VIII

6. Không có kế hoạch gây mê tối ưu duy nhất cho tất cả bệnh nhân; cả hai kỹ thuật mê toàn thân và tê trục đều được. 1 lưu ý trong gây mê là khả năng mất máu đáng kể nên cần chuẩn bị sẵn sàng hòi sức dịch và theo dõi động mạch xâm lấn. ngoài ra nên cân nhắc biện pháp theo dõi tại chỗ, yếu tố tái tổ hợp VIIa và thuốc chống tiêu sợi huyết trong trường hợp xuất huyết ồ ạt [3].

References

1. Jauniaux E, Jurkovic D. Placenta accreta: pathogenesis of a 20th century iatrogenic uterine disease. Placenta. 2012;33(4):24451. doi:10.1016/j.placenta.2011.11.010.

2. Belfort MA, et al. Placenta accreta. Am J Obstet Gynecol. 2010;203(5):4309. doi:10.1016/j. ajog.2010.09.013.

3. Snegovskikh D, Clebone A, Norwitz E. Anesthetic management of patients with placenta accreta and resuscitation strategies for associated massive hemorrhage. Curr Opin Anesthesiol. 2011;24(3):27481. doi:10.1097/ACO.0b013e328345d8b7.

1 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar