Epinephrine (Adrenaline)
  1. Home
  2. Thuốc
  3. Epinephrine (Adrenaline)
YHOVN 1 năm trước

Epinephrine (Adrenaline)

a. Cơ chế tác dụng

Adrenaline tác động hỗn hợp lên cả thụ thể β1 và β2 giao cảm, và ở liều cao thì tác động lên cả thụ thể α giao cảm. Ở liều thấp sinh lý (liều <0,01 µg/kg/min) còn làm hạ huyết áp do tác dụng giãn mạch, trong khi đó liều từ 0,2 µg/kg/min trở lên làm tăng kháng lực ngoại biên và tăng huyết áp (do kết hợp tác dụng tăng co bóp cơ tim và co mạch ngoại biên).

b. Chỉ định

Cấp cứu ngừng tuần hoàn. Sau phẫu thuật tim.

Sốc tim, sốc nhiễm khuẩn, sốc phản vệ.

c. Liều dùng

Trong cấp cứu ngừng tuần hoàn, liều cao adrenaline có tác dụng kích thích thụ thể α mạnh hơn nhiều lần so với thụ thể β2, qua đó giúp duy trì huyết áp. Liều cấp cứu là 0,5 mg tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, hoặc 0,5-1 mg tiêm qua đường truyền tĩnh mạch. Sau đó lặp lại mỗi 2-3 phút nếu chưa có đáp ứng.

Liều truyền tĩnh mạch: 0,01-0,1 µg/kg/min.

d. Tác dụng không mong muốn

Nhịp nhanh, rối loạn nhịp tim, đau đầu, bồn chồn, lạnh tứ chi, đột quỵ xuất huyết não, phù phổi cấp.

e. Chống chỉ định

Giai đoạn muộn của thai kỳ vì có nguy cơ gây cơn co tử cung và sảy thai.

12.4. Norepinephrine (Noradrenaline)

a. Cơ chế tác dụng

Noradrenaline là một catecholamine tự nhiên có tác dụng kích thích chủ yếu lên thụ thể α và β1 giao cảm, ít tác dụng lên thụ thể β2. Tác dụng lên thụ thể α ở mạch ngoại biên của noradrenaline cao hơn nhiều so với adrenaline.

b. Chỉ định, liều dùng

Thuốc chủ yếu được dùng trong những trường hợp sốc do giãn mạch ngoại biên như sốc nhiễm khuẩn với liều 0,01-3 µg/kg/min.

Ngoài ra còn dùng trong các trường hợp sốc tim, đặc biệt là sốc tim do nhồi máu cơ tim với liều 0,1 µg/kg/min.

c. Tác dụng không mong muốn

Đau đầu, nhịp nhanh, tăng huyết áp. Gây viêm mô tế bào tại nơi truyền thuốc nếu thuốc thoát mạch.

d. Chống chỉ định

Giai đoạn muộn của thai kỳ vì có nguy cơ gây cơn co tử cung và sẩy thai.

7 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái
Đề xuất cho bạn
Voriconazole

Voriconazole

1 năm trước
Vancomycin

Vancomycin

1 năm trước
Tigecyclin / Tinidazol

Tigecyclin / Tinidazol

1 năm trước
Piperacilin Tazobactam

Piperacilin Tazobactam

1 năm trước

Avatar