Phân tích Thán đồ I trên monitor
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích Thán đồ I trên monitor
YHOVN 1 năm trước

Phân tích Thán đồ I trên monitor

Raghuvender Ganta and Tilak D. Raj

Câu hỏi

1. Hình ảnh (Fig. 6.1) thể hiện điều gì?

2. Trong hình trên, điểm A và D cho biết điều gì?

3. Phân biệt capnometry (đo áp lực riêng phần của C02 cuối kỳ thở ra –EtC02) , capnogram (Dạng sóng EtC02) và capnography (thán đồ)

4. Giải thích các pha của thán đồ

5. Giải thích nguyên tắc hoạt động của thán đồ?

6. Các dạng EtC02?

7. Kể tên 1 số công dụng của máy đo EtC02?

8. Các yếu tố ảnh hưởng tới ETCO2?

9. Nguyên tắc của máy dò khí so màu CO2?

1. Trong hình là thán đồ bình thường.

2. Điểm A biểu thị bắt đầu thở ra và điểm D là nồng độ C02 cuối kỳ thở ra và bắt đầu hít vào khí C02 

3.

Capnometry định lượng và biểu diễn nồng độ CO2 trong thì thở ra và hít vào. Capnogram hiển thị liên tục dạng sóng nồng độ C02 theo thời gian trong thời gian thở máy (Fig. 6.2). Thán đồ là máy theo dõi liên tục capnogram của bệnh nhân. Thán đồ là máy thể hiện dạng sóng và capnogram là dạng sóng thực tế

4. Capnogram được chia làm 4 pha riêng biệt (Fig. 6.3).    

 Phase I: thở ra khí CO2 tự do từ khoảng chết A–B       

 Phase II: kết hợp giữa khí khoảng chết và khí phế nang B–C

 Phase III: thở ra hết khí phế nang C–D

 Phase IV: hít vào khí CO2 tự do D–E

5.

Thán đồ làm việc dựa trên nguyên tắc CO2 hấp thụ sóng hồng ngoại. 1 chùm tia hồng ngoại phát đi qua mẫu khí trên bộ cảm biến. Sự có mặt của khí CO2 trong mẫu khí sẽ làm giảm lượng tia rơi vào cảm biến làm thay đổi điện thế trong mạch 

6. Các dạng capnometer:

(a) Dòng chính: đường cong cảm biến CO2 để ở ngưỡng nhiệt độ 40 °C giữa ống ET (NKQ) và hệ thống dây thở (breathing circuit). Đáp ứng tương đối nhanh

(b) Dòng phụ: bộ cảm biến CO2 nằm cách xa bệnh nhân và mẫu khí lấy ở ống mao quản dài nôi với ống T giữa ống NKQ và hệ thống dây thở. Tốc độ lấy mẫu khí thường từ 50500 mL/min. Nếu tần số lấy mẫu khí lớn hơn dòng khí thở ra, thì mẫu khí sẽ bị hỗn tạp. Do lúc lấy mẫu, sẽ mất 1 chút thời gian. Ưu điểm của nó là có khả năng theo dõi ở bệnh nhân không đặt ống, tự thở cũng như ở tư thế nằm sấp

Fig. 6.2 Capnography và capnometry
Thán đồCapnometry
• Liên tục hiển thị theo thời gian (capnogram) mẫu khí CO2 ở đường thở của bệnh nhân • Đo bằng thán đồ• Đo nồng độ C02 mà không có dạng sóng hiển thị • Đo bởi Capno
meter
Fig. 6.3 4 phase của thán đồ

7. Thán đồ sử dụng trong các trường hợp sau:

Cần xác định vị trí đặt ống NKQ có đúng chỗ chưa và 1 phần của ASA chuẩn trong theo dõi 

Manh mối xác định rối loạn chức năng hấp thụ của valve/ CO2 /hút khi

Theo dõi được thông khí và ảnh hưởng lên tim mạch trong thời gian hồi sức.

Phát hiện biến cố hô hấp như giảm thông khí, đặt ống vào thực quản, ống sai vị trí và mất kết nối máy thở [1, 2].

Trong thủ thuật có dùng an thần, thán đồ có thể cung cấp thông tin như tần số và mức đồ đều đặn của thông khí hơn là máy đo Sp02 (pulse oximetry). Theo dõi hậu phẫu ở bệnh nhân dùng giảm đau sau mổ có thể giúp bệnh nhân an toàn hơn và giảm biến cố vì phát hiện được sớm tình trạng suy hô hấp [3, 4].

8. Các yếu tố ảnh hưởng tới ETCO2 là:

(a) Yếu tố làm tăng ET CO2:

• Tăng thân nhiệt bao gồm cả tăng thân nhiệt ác tính

• Cường giáp gồm cả “bão giáp”

• Thở lại (tăng đường cơ sở)

• Giảm thông khí

• Sau thả clamp mạch/garo

(b) Các yếu tố làm giảm ETCO2:

• Suy giáp

• Tắc mạch phổi/khí

• Tăng thông khí

• Giảm cung lượng tim

9.

Máy dò khí so màu CO2 (Fig. 6.4) giúp “phát hiện” chứ không phải theo dõi. Phát hiện bằng cách thay đổi màu của giấy khi tiếp xúc với C02. Thiết bị điển hình có ba ngưỡng màu để phát hiện CO2 và cần 6 nhịp thở để phát hiện

Tím—EtCO2 dưới 0.5%

Nâu—EtCO2 0.52%

Vàng—EtCO2 trên 2%

Bình thường ETCO2 trên 4% thiết bị sẽ có giấy chuyển màu vàng ở những người thông khí còn nguyên vẹn. Có thể đổi màu do acid dịch vị, lidocaine, hoặc epinephrine.

References

1. Burton JH, Harrah JD, Germann CA, Dillon DC. Does end-tidal carbon dioxide monitoring detect respiratory events prior to current sedation monitoring practices? Acid Emerg Med. 2006;13(5):5004.

2. Langhan ML, Ching K, Northrup V, Alletag M, et al. A randomized controlled trial of Capnography in the correction of simulated endotracheal tube dislodgement. Acad Emerg Med. 2011;18(6):5906.

3. Gravenstein JS, Paulus DA, Hayes TJ. Capnography in clinical practice. Boston: Butterworths; 1989.

4. McCarter T, Shaik Z, Scarfo K, Thompson LJ. Capnography monitoring enhances safety of postoperative patient-controlled analgesia. Am Health Drug Benefits. 2008;1(5):2835.

Suggested Readings

5. Jaffe MB. Infrared measurement of carbon dioxide in the human breath: “breathe-through” devices from Tyndall to the present day. Anesth Analg. 2008;107(3):890904.

6. Raemer DB, Calalang I. Accuracy of end-tidal carbon dioxide tension analyzers. J Clin Monit. 1991;7(2):195208.

111 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar