Phân tích Blood Gas IV
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích Blood Gas IV
YHOVN 1 năm trước

Phân tích Blood Gas IV

Ranganathan Govindaraj

Bên dưới là kết quả khí máu động mạch của bệnh nhân tuần hoàn ngoài cơ thể (CPB).

pH

7.44

pCO2

30.8 mmHg

pO2

354 mmHg

BE

3 mmol/L

HCO3

27 mmol/L

SpO2

100%

SpO2100%

Mẫu: động mạch

FiO2: 35

Nhiệt độ: 30°C

1. Đây là xét nghiệm gì và nó đánh giá điều gì?

2. Tầm quan trọng của nhiệt độ với giá trị kết quả?

3. Cách tiếp cận theo pH-stat?

4. Cách tiếp cận theo α-stat?

5. Cách nào tốt hơn?

Trả lời

1. Đây là kết quả khí máu động mạch (ABG); nó cho thông tin về trao đổi khí của bệnh nhân và tình trạng kiềm toan. Nó sử dụng trong chu phẫu, trong CPB và bệnh phổi nặng (hen nặng trong cấp cứu). suy tim-thận. tiểu đường khó kiểm soát, nhiễm khuẩn nặng, quá liều thuốc cũng như tại ICU. Giá trị PH bất thường cho thấy có nhiễm toan hoặc kiềm có thể xảy ra. ABG giúp chúng ta xác định rối loạn kiềm toan nguồn gốc từ hô hấp hay chuyển hóa. Kết quả thường có kèm với nhiệt độ của bệnh nhân tại thời điểm lấy mẫu.

2. Mẫu máu động mạch được làm nóng tới 37°C trước khi đo. Kết quả PH sẽ tính theo nhiệt độ hiện tại từ giá trị PH tính toán ở 37°C.  trên lâm sàng, hệ số điều chỉnh Rosenthal được khuyến cáo nên dùng như sau:

Thay đổi pH = 0.015 pH units với mỗi thay đổi 1 độ Celsius

Theo định luật Henry, độ hòa tan của khí tăng hoặc giảm theo nhiệt độ. PO2 giảm 5 mmHg và PCO2 giảm 2 mmHg với mỗi khi giảm 1 độ dưới 37°. Hạ thân nhiệt gây giảm PCO2 (giảm C02) và đồng thời tăng pH (kiềm máu), tuy nhiên tổng lượng CO2 cơ thể vẫn giữ nguyên. Có 2 cách đ khí máu chính xác ở bệnh nhân có hạ thân nhiệt (pH stat) hoặc không (α stat). chúng có ảnh hưởng khác nhau tới tưới máu não, đường cong phân ly oxy, enzyme nội bào và hoạt động của protein 

3. Với pH-stat ( trong CPB có hạ thân nhiệt hoặc ngưng tim sử dụng hạ thân nhiệt sâu [DHCA]), khí máu được điều chỉnh theo nhiệt độ thân hiệt bệnh nhân bằng cách giảm tốc độ khí quét lên bệnh nhân trong CPB (nhằm giảm thải CO2) or thêm CO2 vào máy tạo oxy để duy trì không đổi PH 7,4 và PCO2 40 mmHg ở ngưỡng thân nhiệt khác nhau. pH stat cần tăng tổng lượng CO2 cơ thể để duy trì PH trung lập trong hạ thân nhiệt do đó tạo ra tình trạng nhiễm toan tăng PCO2 làm giãn mạch não (mất cơ chế tự điều hòa). Ưu điểm của pH stat gồm dịch chuyển qua phải đường cong phân ly oxy, tăng lưu lượng tưới máu não (CBF), giảm nguy cơ thiếu máu cục bộ não trong khi CPB, làm mát nhanh hơn và ức chế tốt hơn tốc độ chuyển hóa ở não [13].

4. Trong phương pháp α-stat, không có điều chỉnh theo thân nhiệt; khí máu luôn phân tích ở nhiệt độ bình thường (37°C) bất kể nhiệt độ bệnh nhân thực tế là bao nhiêu.  Không có CO2 thêm vào và tự điều hòa ở não được duy trì.

Alpha là tỉ số của proton trên tổng imidazole của histidine (mức độ phân ly) tồn dư giữa các phân tử protein ở 37°C. ở trong tế bào bình thường pH là 6,8 nó sẽ là 0.55. giá trị alpha không đổi dù có thay đổi về thân nhiệt như pK (hằng số phân ly) thay đổi theo nhiệt độ. Đây là lựa chọn tối ưu cho cấu trúc và chức năng enzyme nội bào, đó là lý do những người đề xuất chỉ số này cho rằng tăng CBF với việc sử dụng pH stat sẽ làm tăng nguy cơ thuyên tắc hoặc phù não. Họ cũng lập luận PH kiềm trong α-stat có lợi trước tổn thương thiếu máu cục bộ do ngừng tuần hoàn [4, 5].

5. Cuộc tranh luận về chiến lược khí máu tối ưu chưa kết thức. điều này có thể không quan trọng trong hạ thân nhiệt vừa phải nhưng rất quan trọng trong hạ thân nhiệt sâu. ở người lớn, chiến lược α-stat thích hợp để duy trì điều hòa tại não, hạn chế thuyên tắc trong khi pH stat tiên lượng tốt hơn ở trẻ nhỏ và sơ sinh. Lý do khác biệt có thể liên quan tới sự khác nhau của cơ chế tổn thương não trong CPB. ở trẻ nhỏ, có tuần hoàn bàng hệ chủ phổi gây giảm tưới máu, chiến lược pH-stat có tăng CBF dường như có lợi hơn [6].

Cách dễ hơn để nhớ: trong pH stat bạn đô thêm CO2 vào hệ tuần hoàn còn Alpha stat thì không

References

1. Abdul Aziz KA, Meduoye A. Is pH-stat or alpha-stat the best technique to follow in patients undergoing deep hypothermic circulatory arrest? Interact Cardiovasc Thorac Surg. 2010;10(2):27182. doi:10.1510/icvts. 2009.214130.

2. Sakamoto T, Kurosawa H, Shin’oka T, Aoki M, Isomatsu Y. The influence of pH strategy on cerebral and collateral circulation during hypothermic cardiopulmonary bypass in cyanotic patients with heart disease: results of a randomized trial and real-time monitoring. J Thorac Cardiovasc Surg. 2004;127(1):129. doi:10.1016/j.jtcvs. 2003.08.033.

3. Murkin JM, Martzke JS, Buchan AM, et al. A randomized study of the influence of perfusion technique and pH management strategy in 316 patients undergoing coronary artery bypass surgery: neurological and cognitive outcomes. J Thorac Cardiovasc Surg. 1995;110:34962.

4. Reeves R. An imidazole alphastat hypothesis for vertebrate acid-base regulation: tissue carbon dioxide content and body temperature in bullfrogs. Respir Physiol. 1972;14(12):21936.

5. Rahn H. Body temperature and acid-base regulation. Pneumologie. 1974;151(2):8794.

6. Hensley FA, Martin DE, Gravlee GP. A practical approach to cardiac anesthesia. 5th ed. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins; 2013.

1 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar