Không Được Quên Các Yếu Tố Nguy Cơ Ít Gặp Với Bệnh Mạch Vành Ở Bệnh Nhân Đau Ngực Cấp
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Không Được Quên Các Yếu Tố Nguy Cơ Ít Gặp Với Bệnh Mạch Vành Ở Bệnh Nhân Đau Ngực Cấp
YHOVN 1 năm trước

Không Được Quên Các Yếu Tố Nguy Cơ Ít Gặp Với Bệnh Mạch Vành Ở Bệnh Nhân Đau Ngực Cấp

THOMAS HARTKA, MD, MS

Thường gặp bệnh nhân đau ngực cấp vào cấp cứu. Trong khi hầu hết các bác sĩ dựa vào yếu tố nguy cơ với bệnh mạch vành để đánh giá, bạn cũng cần biết có những yếu tố nguy cơ ít gặp khác có thể gây đau ngực cấp tính. Các yếu tố nguy cơ ít gặp như bệnh thận mạn (CKD), xạ trị (RT), lupus ban đỏ hệ thống (SLE), viêm khớp dạng thấp (RA), dùng corticosteroid, và virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).

Bệnh thận mạn -CKD

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những bệnh nhân  CKD. CKD đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ độc lập với CAD. Tỷ lệ CAD từ 40% đến 50% ở bệnh nhân bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD). Ngay cả ở suy thận nhẹ, vẫn có nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Bệnh nhân CKD giai đoạn IV có tỷ lệ tử vong 5 năm đáng kinh ngạc là 45,7%. Trên thực tế, ngay cả ở bệnh nhân giai đoạn II CKD, tỷ lệ tử vong 5 năm là 19,5%. Bệnh nhân có bất kỳ mức độ rối loạn chức năng thận nào đều nên cân nhắc nguy cơ tăng mắc CAD

Xạ trị (RT)

RT ngực đã được chứng minh là một yếu tố nguy cơ với CAD. Xạ trị ngực hay áp dụng với ung thư hạch và ung thư vú. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới CAD do xạ trị như liều cao, tuổi trẻ, thời điểm phơi nhiễm và các yếu tố nguy cơ tim mạch. Nghiên cứu phân tích nguy cơ xạ trị ở bệnh nhân ung thư vú có tỷ lệ tử vong do bệnh tim tới 27%. Trong hầu hết các trường hợp, CAD không tiến triển có khi tới hơn 10 năm sau xạ trị. Nhiều bệnh nhân có thể quên cả nói việc mình điều trị xạ trị. Vì vậy, các bác sĩ cần đánh giá yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân xạ trị vùng ngực, tiền sử ung thư vú hoặc ung thư hạch

Lupus ban đỏ hệ thống – SLE

SLE là bệnh hệ thống tổn thương nhiều cơ quan, gồm cả hệ thống tim mạch. Bệnh nhân bị SLE tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim (MI). Nguy cơ này đặc biệt cao ở những bệnh nhân nữ SLE. Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ MI tăng gấp 50 lần ở bệnh nhân nữ SLE từ 35 đến 44 tuổi. Bệnh nhân SLE tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Điều trị SLE bằng corticoid kéo dài cũng liên quan tới tỷ lệ MI cao hơn ở nhóm này. Vì vậy, bác sĩ cấp cứu nên nghi ngờ ACS ở bệnh nhân SLE, đặc biệt ở nữ thanh niên

Viêm khớp

Các bệnh viêm khớp (IJD), đặc biệt viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ CAD. Bệnh nhân IJD có nguy cơ tử vong sớm hơn, phần lớn liên quan CAD. 1 nghiên cứu của Hà Lan cho thấy nguy cơ tiến triển CAD ở bệnh nhân VKDT cũng tương tự như ở bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân VKDT nguy cơ CAD cao hơn 1,48 lần bệnh nhân không VKDT. Cần đặc biệt chú ý khi đánh giá bệnh nhân RA, hoặc IJD khác, khi có đau ngưc cấp.

Điều trị bằng CORTICOSTEROID

Điều trị corticosteroid kéo dài ở bệnh nhân ghép tạng, viêm ruột, SLE và VKDT. Những bệnh nhân này tăng nguy cơ CAD. Sử dụng corticoid kéo dài có liên quan đến những thay đổi về chuyển hoá và huyết động bao gồm tăng lipid máu, kháng insulin, tăng cân, và béo phì. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ MI ở bệnh nhân dùng corticoid kéo dài gấp 1,42 lần người không dùng thuốc.

HIV

Bệnh nhân HIV tăng nguy cơ CAD và ACS do nhiều yếu tố. Nghiên cứu so sánh dùng ARV liên tục làm tăng nguy cơ gấp 1,5 lần so với người dùng ARV không liên tục. ARV làm tăng nguy cơ tăng lipid, giảm lipo protein tỷ trọng cao và kháng insulin. Nghiên cứu lớn cho thấy tăng nguy cơ MI, đặc biệt khi điều trị với thuốc ức chế Protease (PI).

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Bệnh nhân CKD nên cân nhắc nguy cơ cao bị CAD
  • SLE làm tăng 50 lần nguy cơ MI ở bệnh nhân nữ từ 35-44 tuổi
  • Bệnh nhân viêm khớp có nguy cơ CAD tương tự bệnh nhân tiểu đường dùng corticosteroid kéo dài làm tăng lipid máu, kháng insulin tăng cân và béo phì- yếu tố nguy cơ CAD
  • HIV làm tăng nguy cơ CAD và ACS.
0 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar