Phân tích Chuyển hóa cơ bản – II
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích Chuyển hóa cơ bản – II
YHOVN 1 năm trước

Phân tích Chuyển hóa cơ bản – II

Bệnh nhân nam 66 tuổi có THA, tiểu đường và mệt mỏi toàn thân cần phẫu thuật cắt đoạn ruột non. Thuốc đang dùng gồm furosemide, metoprolol, và acetazolamide.

Xét nghiệm: HR 90, BP 105/65, Sp02 96%, Hb 11 g/dL, Hct 31%, Na 130 mEq/L,

K 2.3 mEq/L, và Cr 2.0

ECG bên dưới

Fig. 27.1 ECG của bệnh nhân [1]

Câu hỏi

1. Bạn đọc ECG này như nào?

2. Nguyên nhân dẫn tới bất thường này?

3. Bạn xử trí khẩn cấp hạ kali ở bệnh nhân này như nào trước mổ?

4. Bạn theo dõi và xử trí như nào trong chu phẫu?

5. Những vấn đề cần quan tâm khi gây mê bệnh nhân này?

 Trả lời

1. Biểu hiện lâm sàng kèm EKG (Fig. 27.1) (sóng U và QT/U kéo dài) gợi ý hạ kali.

Hạ kali định nghĩa khi kali máu dưới 3.5 mEq/L. với mỗi 0.3 mEq/L giảm, tổng lượng kali cơ thể sẽ giảm 100 mEq/L.

Hạ kali nhẹ khi kali máu >2.0 mEq/L; nặng khi kali <2.0 mEq/L.

ECG có thay đổi:

Sớm – giảm sóng T.

Muộn—ST chênh xuống và T đảo, PR dài và xuất hiện sóng U ở các chuyển đạo trước tim (v23)

Nặng—U và T kết hợp tạo sóng U khổng lồ và QT dài thực tế là QU.

2. Nguyên nhân:

(a) Đầu vào thiếu: chế độ ăn và nghiện rượu.

(b) Thận bài tiết quá mức: thừa mineralocorticoid, hội chứng Cushing, lợi tiểu, hydrochlorothiazide và furosemide, thuốc ức chế carbonic anhydrase, kiềm chuyển hóa mạn, toan hóa ống thận và nối niệu quản với đại tràng sigmoid

(c) Mất qua đường tiêu hóa: nôn và tiêu chảy, hút dịch dạ dày và adenoma lông nhung [2, 3].

(d) Thuốc chủ vận β-Adrenergic, insulin, và nhiễm kiềm (hô hấp và chuyển hóa) gây dịch chuyển kali vào nội bào

(e) Nguyên nhân do thận thường là dùng lợi tiểu quai hoặc thiazide, lợi tiểu quai chặn hấp thu Na-K-Cl ở đoạn lên quai henle, thiazide chẹn tái hấp thu Na-Cl ở đầu ống lượn xa [4].

3. Hạ kali xử trí bù đường uống hoặc tĩnh mạch

Hạ kali nhẹ (>2.0 mEq/L): truyền KCl 10 mEq/h iv

Hạ kali nặng (<2.0 mEq/L,thay đổi ECG, yếu cơ): truyền KCl có thể tới 40 mEq/h iv, kèm theo dõi ECG liên tục.

Tổng nhu cầu KCL xác định bởi công thức.

K thiếu (mEq/L) = (mục tiêu K –K đo được)/ Creatinine máu × 100 K thiếu (mEq/L) = (4.02.3)/2 × 100

= 1.7/2 × 100 = 85 mEq/L

= 85 mEq/L

4. (a) theo dõi

• EKG

• Nồng độ kali máu

• ABG

• Kích thích thần kinh ngoại vi

(b) Duy trì

• Tránh tăng thông khí

• Tránh tăng glucose

• Tránh dùng epinephrine và chủ vận beta-2

• Tránh dùng lợi tiểu trừ khi kèm bổ sung kali

5. (a) Hạ kali nặng có thể dẫn tới loạn nhịp, VT và rung thất [5].

(b) Hạ kali có thể làm bệnh nhân với thuốc giãn mạch hoặc tác dụng ức chế tim của thuốc mê bốc hơi

(c) Khả năng đáp ứng kéo dài với thuốc giãn cơ không khử cực

(d) Ngộ độc Digoxin có thể xảy ra với nồng độ kali thấp 

(e) Sử dụng Insulin có thể làm hạ kali

(f) Trong khi xử trí hạ kali, thường điều chỉnh hạ magne đi kèm 

References

1. Lewis JT. ECG diagnosis: hypokalemia. Perm J. 2012;16(2):57.

2. Alasdair R, Gareth J, Chris I. Hypokalaemia: common things occur commonly—a retrospec- tive survey. JRSM Short Rep. 2012;3:80.

3. Faust RJ. Anesthesiology review. 4th ed. New York: Churchill Livingstone; 2014. p. 10910.

4. Morgan GE, Jr. Clinical anesthesiology. 3rd ed. New York: Lange Medical Books/McGraw- Hill Medical Publishing Division; 2014.

5. Rastergar A, Soleimani M. Hypokalemia and hyperkalemia. Postgrad Med J. 2001;77:75964.

1 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar