Hành Vi Kì Quặc? Rối Loạn Nhân Cách Tại Phòng Cấp Cứu
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Hành Vi Kì Quặc? Rối Loạn Nhân Cách Tại Phòng Cấp Cứu
YHOVN 1 năm trước

Hành Vi Kì Quặc? Rối Loạn Nhân Cách Tại Phòng Cấp Cứu

KERRI N. BOOKER, RDH, MMS, PA-C

Các bác sĩ tại phòng cấp cứu nhận thấy một số lượng lớn bệnh nhân có  than phiền về tâm thần. Trách nhiệm của bác sĩ là nhận định các trường hợp cấp tính có đang xảy ra không, xác định nguyên nhân, triệu chứng tình trạng đó. Nhiều bệnh nhân RLNC (rối loạn nhân cách) tại ED, những người này có thể không được chẩn đoán. Bác sĩ phải hiểu được đặc điểm của RLNC để nhận biết được bệnh nhân có bị ảnh hưởng và chăm sóc bệnh nhân một cách tốt nhất. 

RLNC được định nghĩa là các dạng hành vi bền vững, ăn sâu bộc lộ qua sự đáp ứng cứng nhắc dẫn đến sụt giảm chức. Thực tế các dạng hành vi bền vừng ăn sâu này là một thành thức với các nhà lâm sàng. Điều trị cho bệnh nhân rối loạn nhân cách là nhiệm vụ khó khăn và nên được điều bị bởi các bác sĩ tâm thần hay các chuyên gia sức khỏe tâm thần sau khi bệnh nhân đủ khỏe mạnh. Theo American Psychiatric Association phân loại rối loạn nhân cách thành 3 nhóm dựa vào một số đặc điểm nổi bật nhằm dễ ghi nhớ và dễ áp dụng.  

Nhóm A (“odd”) bao gồm cách dạng rối loạn như phân ly, hoang tưởng và rối loạn nhân cách phân liệt. Rối loạn nhân cách phân lập có khuynh hướng sống thu mình lại,tách biệt khỏi các mỗi quan hệ. Rối loạn nhân cách hoang tưởng có xu hướng quá nhạy cảm, nghi ngờ thái quá, nghi ngờ thiếu tin cậy vào người khác nhiều khi cho họ có ác ý. Rối loạn nhân cách phân liệt được biết là những nghi ngờ hoài nghi, thường mê tín dị đoan và cách ly với xã hội. Bệnh nhân biểu hiện hành vi, lới nói kì quặc. Bệnh nhân thuộc rối loạn nhóm A, đặc biệt là thể hoang tưởng rất khó để tương tác và điều trị bởi vì họ nhận thấy sự thù địch, xâm phạm làm hại bản thân của người khác đổi với bản thân mặc dù nó không có thật. Rối loạn nhân cách phân liệt khác với các rối loạn khác trong nhóm A này, bệnh nhân phân liệt xu hướng biểu hiện hành vi kì lạ như: phân ly, nghĩ có pháp thuật. Bệnh nhân nhóm A đa số kiên định thể hiện sự ngờ vực của bản thân với mọi người và động cơ của những người đó. Họ thường khó khăn và không thoải mái khi dựng mối quan hệ cá nhân với nhau. Đều quan trọng là duy trì sự tỉnh táo chuyên nghiệp trước người bệnh nhưng vẫn đồng cảm với nổi sợ của bệnh nhân. Cải thiện giao tiếp với bệnh nhân, giải thích kế hoạch điều trì và vai trò của chính bạn (bác sĩ) trong đó và tránh tham gia can dự các vấn đề cá nhân và xã hội của bệnh nhân. Không nên phản ứng trước hành vi của bệnh nhân. Trước những bệnh nhân thể paranoid, đừng cố gắng thay đổi  ý tưởng hoang tưởng hay phân tâm bởi chúng. Hơn hết, hãy để bệnh nhân có cơ hội mô tả về ý tưởng hoang tưởng đó và đơn giản là chấm dứt chủ đề này. 

Nhóm B (“dramatic”) gồm những rối loạn nhân cách thể bất định (borderline), thể kịch tính (histrionic), thể tự mê (narcissistic) và thể chống đối xã hội (antisocial). Bệnh nhân rối loạn nhân cách thể bất định (borderline) chịu ảnh hương nặng nề nhất vì đây là những bệnh nhân có khuynh hướng xung đột xã hội. Họ là những người bốc đồng(impulsive), hiếu chiến, thiếu tự chủ (lack self-control) và có những mối quan hệ không ổn định. Nhóm bệnh này có tỉ lệ tử vong và lạm dụng ma túy cao. RLNC thể kịch tính (Histronic) thường biểu hiện hành vi tự kỉ, dễ thay đổi cảm xúc, hão huyền (vain), không chín chắn (display immature), thể hiện quyến rũ (seductive). RLNC thể tự mê (narcissitic) thường quan tâm về quyền lực, muốn được người khác chú ý, khoe khoang trong khi tỏ ra thiếu quan tâm đến người khác. RLNC thể chống đối xã hội (antisocial) có khuynh hướng ích kỉ, nhẫn tâm, thường khó khăn trong việc học tập từ những kinh nghiệm đi trước. Họ là những người bốc đồng và bừa bãi và hay dẫn đến các vấn đề liên quan đến pháp luật. Với những bệnh nhân thuộc nhóm B, điều quan trọng là thiết lập cách giao tiếp rõ ràng. Trách giải thích quá kĩ, và một lần nữa không phản ứng hay thái độ trước hành vi của bệnh nhân. Hiểu về mối quan tâm của bệnh nhâm, đưa ra các câu trả lời đơn giản thực tế cho mỗi câu hỏi. Bơi vì xu hướng của các bệnh nhân nhóm B này có nhiều vấn đề liên quan đến hành vi, cực kì quan trọng là ghi lại tương tác của bạn với bệnh nhân một cách cẩn thận. Một bảng ghi nhận y khoa chi tiết có thể giúp quản lý bệnh nhân tốt hơn ở lần sau. 

Nhóm C (“anxious”) bao gồm các rối loạn như: RLNC thể ám ảnh cưỡng bức (obsessive compulsive), thể lệ thuộc (dependent), thể lẫn tránh (avoidant). Bệnh nhân với các rối loạn nhóm C được coi là nhóm chức năng cao nhất so với nhóm A và B. Bệnh nhân với RLNC ám ảnh cưỡng bức thường là người càu toàn, vị kỉ nhưng thiếu quyết đoán, ám ảnh khuôn mẫu tư duy cứng nhắc, và nhu cầu kiểm soát. RLNC thể lệ thuộc biểu hiện thiếu tự tin, thiếu lòng tự trọng, thường chấp nhận mọi dễ dàng, thụ động, khó đưa ra quyết định. RLNC thể lẫn tránh trốn tránh nổi sợ, thiếu lòng tự trọng, phản ứng quá mức với thất bại hoặc bị từ chối. Một lần nữa, xác nhận mối quan tâm của bệnh nhân trong khi đó thiết lập và bảo đảm giới hạn của chính bạn với bệnh nhân. Điều này là cực kì quan trọng trong RLNC thể phụ thuộc, hãy nhớ bạn không làm tất cả mọi thứ cho bệnh nhân. Với RLNC thể ám ảnh cưỡng bức, thực hiện thăm khám và khai thác tiền sử một cách chi tiết cũng như giải thích kế hoạch điều trị và khuyến khích bệnh nhân tham gia vào kế hoạch. Đối với RLNC thể lẫn tránh có thể khuyến khích bệnh nhân bày tỏ sư lo lắng, triệu chứng và lí do của họ cho bác sĩ tại ED. 

Bệnh nhân RLNC thường có nhiều rối loạn và bệnh kèm như: lạm dụng rượu-ma túy, lo âu, trầm cảm. Họ lẫn lộn nhận thức cho rằng thế giới không an toàn, không tin cậy được dẫn đến thờ ơ, dễ lạm dụng về mặt tình dục thể chất hoặc cảm xúc. Do nhiều lần vào cấp cứu nên bệnh nhân bị rối loạn nhân cách thường như là một “khách hàng thường xuyên” nên người đánh giá dễ chủ quan.  Đánh giá chính xác tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân có thể khó khăn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khám sức khoẻ cho bệnh nhân tâm thần thường không đầy đủ. Thật dễ dàng để xem bệnh nhân như là một bệnh nhân tâm thần và bác bỏ các nguyên nhân y khoa có thể khác khi bệnh nhân vào ED, Sự chủ quan có thể được củng cổ mạnh thêm với những bệnh nhân có tiền sử nhiều lần nhập viện. 

Mặc dù bệnh nhân RLNC có thể nhập viện tại phòng cấp cứu bao gồm than phiên cả tâm thần lẫn y khoa. Một tiền sử và thăm khám không đầy đủ là nguyên nhân hàng đầu dễ bỏ sót các rối loạn thực tổn trên nên bệnh nhân tâm thần. Quyết định ra viện cho bệnh nhân tâm thần phải loại trừ các nguyên nhân có nguồn gốc khác nhau như: nhiễm khuẩn, nhiễm độc và đánh giá các dấu hiệu sống chính xác. Khi đánh giá và thăm khám hoàn tất, bệnh nhân có thể được xác định loại trừ các nguyên nhân thực tổn và tiếp tục là đánh giá tình trạng tâm thần của bệnh nhân.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Khi giao tiếp với bệnh nhân RLNC, nên nói chuyện trực tiếp, chuyên nghiệp, thông cảm và nhớ không phản ứng trước những hành vi không thích hợp hay “drama” của bệnh nhân.
  • Chú ý rằng bệnh nhân RLNC thường  kèm theo các tình trạng như: lo âu, lạm dụng nghiện chất, trầm cảm.
  • Ghi lại các hoạt động tương tác của bạn với bệnh nhân đều này có thể giúp cung cấp thông tin chi tiết rõ ràng cho những lần sau này.
  • Vì bệnh nhân rối loạn nhân cách có thể vào ED vì nhiều lý do, điều quan trọng là khai thác tiền sử và khám lâm sàng kĩ càng để loại trừ bệnh thực tổn nhưng có biểu giả là các than phiền tâm thần.
5 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar