“ECG Trẻ Em Không Phải Là ECG Người Lớn Thu Nhỏ”
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. “ECG Trẻ Em Không Phải Là ECG Người Lớn Thu Nhỏ”
YHOVN 1 năm trước

“ECG Trẻ Em Không Phải Là ECG Người Lớn Thu Nhỏ”

KRISTA YOUNG, MD

Sinh lý tim thay đổi theo độ tuổi trong thời thơ ấu, và những thay đổi tương ứng có thể được nhìn thấy trên điện tâm đồ (ECG). Một số kiểu ECG chỉ thấy ở trẻ em, và vì vậy điều quan trọng là phải phân biệt giữa bình thường với bệnh lý. Phần này sẽ xem xét những dấu hiệu đặc trưng phổ biến được thấy trong ECG bình thường của trẻ em.

Trong tuần hoàn thai nhi, tâm thất phải hoạt động như cái bơm chống lại kháng lực tương đối cao của tuần hoàn phổi trong khi phổi không được sử dụng. Kết quả là, tâm thất phải lớn hơn và dày hơn tâm thất trái, và khi sinh, ECG của trẻ sơ sinh xuất hiện giống như một người lớn bị phì đại thất phải. Cụ thể, trục sẽ hướng về bên phải; sóng R ưu thế được nhìn thấy ở V1; sóng Q ở chuyển đạo thành dưới và trước tim trái; và sóng T sẽ được đảo ngược trong V1-3.1,2 Mỗi dấu hiệu sẽ được mô tả kĩ hơn ở bên dưới.

Một cách để kiểm tra trục là nhìn vào  DI và aVF. Thông thường, phức hợp QRS sẽ dương, hoặc hướng lên, trong cả hai đạo trình. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh, tổng DI có thể là âm tính. Sau khi sinh, áp lực trong lồng ngực giảm đáng kể với hơi thở đầu tiên của em bé, và kháng lực của hệ mạch máu phổi giảm cùng với sự tăng lên của kháng lực mạch máu hệ thống. Sau một vài ngày, ống động mạch thường đóng lại, và đầu ra của hệ thống trở nên phụ thuộc tâm thất trái. Khi còn nhỏ hoặc từ 3 đến 4 tuổi, sẽ xuất hiện trục tim bình thường như người lớn nhiều hơn với một tâm thất trái lớn hơn và dày hơn.1

 Nhớ rằng V1 đến V3 là các đạo trình bên phải, không có gì đáng ngạc nhiên khi sóng R ưu thế dương cũng thường thấy trong thời thơ ấu. Nhiều trẻ em cũng có kiểu rsr’ (hai đỉnh/tai thỏ), thường được cho là block nhánh P không hoàn toàn khi sử dụng các tiêu chuẩn của người lớn. Ở trẻ em, nếu đỉnh thứ hai (r’) không lớn hơn đỉnh đầu tiên 10 mm, thì đây là một biến thể bình thường, thường biến mất lúc 5 tuổi (See Figure 324.1).3,4

Figure 324.1 Rsr’ seen in V1 with T wave inversion. The slurred ST segment in V2 is an example of J-point elevation.

Tương tự như vậy, sóng Q nhỏ và hẹp hướng xuống dưới hoặc âm có thể là bình thường trong các đạo trình thành dưới và trước tim trái (II, III, aVF, V5, V6) ở trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên, cần thận trọng vì sóng Q sâu có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nền bao gồm thiếu máu cục bộ / nhồi máu cơ tim, phì đại thất, và bệnh cơ tim phì đại. Bất kỳ bệnh nhi nào bị đau ngực mới nên được thăm khám cẩn thận đặc biệt là vài chuyển đạo liền kề cho thấy những thay đổi tương tự và / hoặc nếu sóng Q mới được nhìn thấy mà nó không có trên ECG trước đó.

Trong quá trình tái cực thất, ở trẻ em, kiểu sóng T âm hoặc nghịch đảo ở V1-3 là đại diện cho kiểu hình sóng T vị thành niên (Juvenile T) sau tuần đầu tiên của cuộc sống cho đến khoảng 8 tuổi. Sau đó, nếu kiểu hình sóng T vị thành niên vẫn được nhìn thấy ở tuổi thanh niên, thì đôi khi đây là một biến thể bình thường được gọi là sóng T vị thành niên dai dẳng (See Figure 324.1).

Tim trẻ em cũng nhỏ hơn nhiều so với tim người lớn và phải đập nhanh hơn để duy trì cung lượng tim. Do đó, sẽ xuất hiện nhịp tim nhanh theo tiêu chuẩn người lớn, thường xuyên trên 100 cho đến 4 tuổi. Khoảng PR và QRS

cũng sẽ giảm vì cần ít thời gian hơn để xung điện di chuyển trong tim.1

Hai dấu hiệu đặc biệt khác thường bị nhầm lẫn với bất thường bởi những người không quen thuộc với ECG nhi khoa là loạn nhịp xoang và tái cực sớm lành tính hoặc J-point chênh lên. Khi bệnh nhi có nhịp xoang, ECG cho thấy hình thái sóng P phù hợp với trục dự kiến theo tuổi, theo sau là QRS. Ở trẻ khỏe mạnh, khoảng P-P đôi khi có thể thay đổi theo hô hấp và được gọi là loạn nhịp xoang (See Figure 324.1). Dấu hiệu này là sinh lý bình thường và là do giảm trương lực dây X khi hít vào gây ra sự gia tăng nhịp tim, sau đó là sự phục hồi trương lực dây X khi thở ra. Theo độ tuổi, sự nhạy cảm với baroreceptor và xoa xoang cảnh gần như sẽ giảm, và tỷ lệ loạn nhịp xoang giảm. Tương tự, ở người cao tuổi, chứng loạn nhịp xoang thường là bệnh lý do bệnh tim hoặc ngộ độc digoxin và không liên quan đến hô hấp.3,5

Ở điểm J chênh lên, bắt đầu xuất hiện sóng T chênh lên không đối xứng, có khía (móc), hoặc líu nhíu (slurred) sau phức hợp QRS đồng hướng đặc biệt là trong các đạo trình trước tim (See Figure 324.1). Ở người lớn, điều này sẽ báo động cho ST chênh lên, có thể biểu hiện cho viêm màng ngoài tim hoặc MI cấp tính. Ở trẻ khỏe mạnh, điều này thể hiện sự tái cực sớm lành tính. Cơ sở sinh lý chưa được biết, nhưng dấu hiệu này có thể được nhìn thấy cho đến tuổi 50.3,4

Trong thời thơ ấu, những dấu hiệu bình thường đặc trưng được nhìn thấy trên ECG đại diện cho trái tim trẻ phát triển khỏe mạnh. Biết bình thường với bất thường có thể khó khăn trong độ tuổi này vì một số dấu hiệu bình thường bắt chước những dấu hiệu đáng lo ngại ở người trưởng thành. Ghi nhớ những dấu hiệu ECG bình thường có thể trấn an các bác sĩ, bệnh nhân và gia đình.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Do tuần hoàn thai nhi, trong giai đoạn đầu của thời thơ ấu, tâm thất phải lớn hơn và dày hơn, và do đó ECG lúc sinh sẽ cho thấy trục lệch phải.
  • Do trục phải, những dấu hiệu khác như sóng T đảo ngược vị thành niên, sóng R trong các đạo trình trước tim phải, hoặc một biến thể bình thường của rsr’ ở V1.
  • Các sóng Q đơn độc thành dưới và trước tim trái có thể là bình thường khi chúng ngắn và hẹp.
  • Tim trẻ nhỏ hơn và do đó có nhịp tim nhanh hơn (> 100 nhịp mỗi phút) và khoảng thời gian dẫn truyền ngắn hơn.
  • Rối loạn nhịp xoang và tái cực sớm lành tính là bình thường nhưng thường bị nhầm lẫn trong thời thơ ấu.
24 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar