Đừng Phớt Lờ Chứng Rối Loạn Tình Cảm Kéo Dài
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Đừng Phớt Lờ Chứng Rối Loạn Tình Cảm Kéo Dài
YHOVN 1 năm trước

Đừng Phớt Lờ Chứng Rối Loạn Tình Cảm Kéo Dài

TRENT R. MALCOLM, MD, MS

CASE

Một bệnh nhân nữ 53 tuổi tiền sử THA, rối loạn lipid máu, suy giáp vào viện vì đau bụng. Cô ấy khai rằng đau âm ỉ lan tỏa khắp bụng, không có yếu tố giảm đau hoặc làm đau nặng thêm. Thăm khám cô ấy được ghi nhận có cảm xúc phẳng lặng (flat affect) nhưng không đáng kể. Sau khi hỏi thêm, cô đã xác nhận tâm trạng chán nản, khó ngủ, và mất hứng thú trong những hoạt động bình thường của cô. Khi được hỏi cô có bao giờ nghĩ đến việc làm tổn thương bản thân, cô ấy bắt đầu khóc.  

Các rối loạn cảm xúc chính như là: trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực hiện diện bất tương tương xứng tại ED. Tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm và rối loạn cảm xúc lưỡng cực trong dân số nói chung là ~ 13% và 1% nhưng những bệnh này hiện diện tại ED tương ứng lần lượt là 25% – 30% và 7%.

Bệnh nhân có bệnh lýt tâm thần là thách thức đặc biệt với các Bác sĩ ED và tăng nguy cơ dẫn đến kết cục nghèo nàn. Ví dụ như, rối loạn cảm xúc thường xuyên bộc lộ những than phiền về cơ thể, dẫn đến thách thức để chẩn đoán chính xác. Thật đáng tiếc, những bệnh lý tâm thần có thể che dấu những bệnh lý và dẫn đến các bệnh lý nghiệm trọng bị bỏ qua và không được chẩn đoán. Thêm vào đó, bệnh nhân rối loạn cảm xúc có nguy cơ lạm dụng thuốc phiện cao, kém tuần thủ điều trị các bệnh mãn tính, tăng chi phí cho các dịch vụ chăm sóc y tế. Mặc dù xu hương nhận thức có thể xem nhẹ chăm sóc bệnh nhân rối loạn cảm xúc, tuy nhiên cần quan tâm đến các bệnh lý nếu có, tâm lý xã hội của nhóm bệnh nhân nguy cơ cao.

Các triệu chứng trầm cảm cổ điển bao gồm  cảm xúc cùn mòn, mất hứng thú, suy nghĩ vô vọng hoặc cảm giác tội lỗi. Khi có các triệu chứng tâm lý xã hội như vậy nghi ngờ lâm sàng đối với bệnh trầm cảm là dễ dàng. Tuy nhiên biểu hiện trầm cảm hay âm thầm. Than phiền cơ thể chiêm ưu thế trong 2/3 số bệnh nhân, dẫn đến trì hoãn chẩn đoán hoặc bị bỏ qua. Thông thường, triệu chứng than phiền cơ thể bao gồm: mệt mỏi, đau  nhức toàn thân, đau bụng, đau ngực, chóng mặt, chán ăn, mất ngủ. Ở những bệnh nhân mà không giải thích rõ được tình trạng than phiền cơ thể sau  khi được đánh giá y tế thích hợp, xem xét không bỏ sót chẩn đoán trầm cảm trong chẩn đoán phân biệt. Một số câu hỏi sàn lọc đơn giản có thể  đem lại chẩn đoán và tạo điều kiện tiếp  cận bệnh nhân một cách thích hợp. 

Ngược lại một  số  bệnh lý có thể là giả  trầm cảm. Đừng để bị lừa khi nghĩ cảm xúc cùn mòn và giảm hứng thú luôn luôn có nguồn gốc từ tâm thần. Các nguyên nhân thứ phát  của triệu chứng trầm cảm trong  phòng cấp cứu gồm: các bất thường nội tiết (suy giáp, hội chứng Cushing), tác dụng phụ của thuốc (thuốc điều trị THA, liệu pháp hormone), thiếu hụt dinh dưỡng (B12, thiamine), nhiễm độc nhiễm khuẩn, các  rối loạn thần kinh trung ương. Ở những bệnh nhân biểu hiện triệu chứng cảm xúc   mà không có tiền sử trầm cảm trước đó, điều cần thiết là tiến hành đánh giá kĩ lưỡng các nguyên nhân có thể đảo ngược. Key bao gồm: tiền sử chi tiết, tiền sử sử dụng thuốc, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Nhạy cảm trong chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt rộng là cần thiết để xác định các bệnh lý nghiêm trọng tiềm ẩn  và loại trừ trầm cảm do các bệnh lý thực tổn. 

Tất cả bệnh nhân rối loạn cảm xúc hoặc bằng chúng trầm cảm nên được sàn lọc ý tưởng tự sát. Rối loạn cảm xúc là yếu tố nguy cơ đáng kể  cho tự sát, nguy có tử vong suốt đời cao hơn gấp 8 lần so với bình thường. Tự sát là một trong những nguyên nhân hàng đầu của gánh nặng tử vong(YLL) và   là vấn đề chính trong sức khỏe cộng đồng. Ngoài ra bác sĩ cấp cứu có thể xác định và can thiệp  một cách kịp thời cho những bệnh nhân rối loạn cảm xúc vì đây là nhóm hay đến ED. Bệnh nhân  mà sàn lọc dương tính có ý tưởng tự sát nên được đánh giá rủi ro tự sát một cách toàn diện (see Chapter 215, Ask about Suicide Risk) và điều trị phù hợp. 

Đánh giá bệnh nhân RL cảm xúc  trong phòng cấp cứu là cơ hội để kết nối các cá nhân có nguy cơ cao với việc chăm sóc thích hợp.  Bệnh nhân có RL cảm xúc hoặc biểu hiện các triệu chứng trầm cảm nên được theo dõi bởi bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ  tâm thần của bệnh nhân. Đáng buồn thay, nhiều bệnh nhân không được tiếp cận thường xuyên. Nếu có, hãy quản lý từng trường hợp và/hoặc các  nguồn lực xã hội để giúp thiết lập chăm sóc cho những bệnh nhân này. Cuối cùng các bác sĩ cấp cứu thận trọng khi bắt đầu dùng thuốc chồng trầm cảm để điều trị rội loạn cảm xúc. Do  tăng nguy cơ tự sát ngay lập tức sau khi bắt đầu dùng một số thuốc chống trầm cảm, quyết định dùng thuốc tốt nhất do bác sĩ tâm thần quyết định.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Luôn luôn xem xét trầm cảm ở những bệnh nhân có triệu chứng than phiền cơ thể không giải thích được. 
  • Ngược lại, hãy chắc chắn loại trừ bệnh lý thực tổn ở bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm. 
  • Tất cả các bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm nên được sàn lọc ý tưởng tự sát; hãy chắc chắn hoàn thành bảng chi tiết đánh giá rủi ro một cách thích hợp. 
  • Suy nghĩ kĩ trước khi kê đơn thuốc chống trầm cảm tại phòng cấp cứu.
  • Trao đổi với bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ cấp tâm thần của bệnh nhân có bằng chứng về rối loạn cảm xúc một cách chặt chẽ
1 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar