Đau bụng phải làm gì?
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Đau bụng phải làm gì?
YHOVN 1 năm trước

Đau bụng phải làm gì?

Bạn thấy đau bên phải bụng, doc theo mạn sườn nghi do túi mật. Đau từng cơn nhưng nặng lên. Bạn ngừng ăn và hi vọng nó sẽ hết nhưng nó vẫn nặng lên. Chẳng mấy chốc bạn đau khắp bụng. Lựa chọn tốt nhất của bạn là gì?

A. Bắt đầu dùng kháng sinh và tiếp tục không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

B. Uống nhiều nước hơn, vì một trong những vấn đề của bạn là mất nước.

C. Chờ đợi khoảng 24h coi nó có đỡ không

D. Đến viện ngay

ANSWERS

A. Không đúng. Đây là lựa chọn thứ 2. Bạn nên đi khám để loại trừ vấn đề ngoại khoa

B. Không đúng. Nếu bạn từng phẫu thuật ổ bụng, bạn có thể được khuyên nhịn ăn uống tới khi trung tiện. Do thức ăn hoặc dịch có thể kích thích làm giảm phục hồi nhu động ruột

C. Không đúng. Bụng ngoại khoa cần phải giải quyết càng sớm càng tốt.

D. Đúng. Nên nhập viện để kiểm tra

CHẤN THƯƠNG

Chấn thương ổ bụng có thể do vết thương xuyên thấu hay do ngã, đấm …

VẾT THƯƠNG XUYÊN THẤU

Cho dù do dao, súng hay bất cứ thứ gì, cần xử lý như bất kỳ vết thương xuyên thấu nào khác, miễn là nó chỉ đâm vào da, mỡ và cơ. Quyết định nên rút nó ra không (đã nhắc ở bài trước), sau đó cầm máu và làm sạch vết thương

Nhưng nếu vết thương đi vào khoang bụng, có thể đe dọa tính mạng ngay lập tức do có thể tổn thương mạch máu. Ruột và các tạng khác có nguy cơ bị vỡ và phơi nhiễm vi khuẩn từ ngoài vào gây đe dọa tính mạng

 Trừ khi bạn làm ngoại khoa và biết cái gì có thể diễn ra bên trong bụng. Có một số manh mối có thể giúp bạn ước lượng tình trạng nguy hiểm mức nào và có thể làm gì cho tới khi bạn được giúp đỡ

ĐẦU MỐI TỔN THƯƠNG RUỘT

Không phải lúc nào vết thương cũng sâu vậy. tùy độ rộng của vết thương, bạn có thể thấy nó đã đi vào khoang bụng. Bạn có thể tìm kiếm đầu mối cho thấy có gì đó đã bị tổn thương bên trong

Dấu hiệu chảy máu gián tiếp

Bao gồm:

  • Tụt huyết áp: huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg
  • Mạch yếu
  • Tần số mạch trên 100
  • Chóng mặt
  • Rối loạn hoặc mất ý thức

Dấu hiệu rò dịch ruột

Nghi ngờ thủng ruột non nếu có bất kỳ dấu hiệu sau:

  • Sốt
  • Vã mồ hôi
  • Đau không chỉ quanh vết thương mà đau khắp bụng

Dấu hiệu viêm phúc mạc

Nếu có thứ gì đó trong bụng bị rò rỉ, sẽ có nguy cơ viêm phúc mạc cần phải được xử trí ngay lập tức

Một màng mỏng, được gọi là phúc mạc, lót toàn bộ khoang bụng bên trong và bao phủ nhiều cơ quan. Nếu nó tiếp xúc với bất kỳ hóa chất hoặc vi trùng nào, như từ các cơ quan bị rò rỉ, thì không chỉ khu vực tiếp xúc mà toàn bộ lớp lót sẽ bị viêm

Dấu hiệu bao gồm:

  • Phản ứng thành bụng: cơ thành bụng co lại, ấn vào cơ thành bụng sẽ đau. Đó là cách cơ thể bạn tự bảo vệ mình
  • Cảm ứng phúc mạc: Nhẹ nhàng ấn vào bụng sâu xuống và thả tay ra đột ngột. Khi thả tay mà bệnh nhân đau nhiều, hoặc đơn giản chỉ là sờ chạm vào bụng cũng đều gây đau

Một người bị viêm phúc mạc cần được giúp đỡ ngay lập tức. Phẫu thuật cấp cứu là cách duy nhât để cầm máu và làm sạch rò rỉ bên trong

Lát cắt ngang ổ bụng. Phúc mạc nằm phía thành trong ổ bụng và bao phủ 1 số cơ quan và mạch máu.

XỬ TRÍ

Đối với bất kỳ dấu hiệu viêm phúc mạc hoặc chảy máu bên trong, cần nhập viện ngay lập tức. Trong khi đó giữ vật đâm vào nguyên vị trí, tránh cho nó di động để gây tổn thương thêm.

Dưới đây là một số hướng dẫn bổ sung:

• Nếu vết thương quá lớn đến nỗi một số thành phần trong bụng chui ra, chọc vào chúng có nguy cơ gây nhiễm khuẩn nặng. Giữ ẩm bằng lớp gạc hay vải ướt, nếu không chúng sẽ khô và chết

• ép lên vết thương, có thể dùng băng vệ sinh nếu vết thương hẹp

• Cho nạn nhân nghỉ ngơi.

• Không cho ăn uống nếu có dấu hiệu viêm phúc mạc.

• Cho kháng sinh nếu bạn có chúng.

• Truyền dịch thận trọng nếu bạn có chúng. Nếu truyền quá nhanh sẽ làm tăng huyết áp và cản trở quá trình đông máu.

Sự thật là nhiều vết đâm và phát súng bắn xuyên qua mà không tổn thương thứ gì quan trọng. Do đó, nên chờ đợi phẫu thuật và hy vọng điều tốt nhất.

CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN

Bất cứ điều gì trong bụng có thể bị đụng dập do cú đánh trực tiếp vào thành bụng. Các cơ quan, mạch máu và mô gắn chúng vào thành bụng và với nhau có thể bị tổn thương do dừng đột ngột khi đang đi tốc độ cao hoặc sau tai nạn xe hơi hoặc ngã

ĐẦU MỐI

Các manh mối chính gợi ý chấn thương bụng rất đơn giản: đau hoặc sưng vùng bị thương. Ví dụ bên phải mạn sườn đau có thể đụng dập gan, bên trái có thể liên quan lách. Chấn thương thận nếu bị vùng thắt lưng…

Nếu chấn thương gây vỡ tạng có thể có dấu hiệu viêm phúc mạc. Nếu tổn thương mạch máu bạn sẽ thấy manh mối gián tiếp của chảy máu bên trong ổ bụng

XỬ TRÍ

Phương pháp điều trị thông thường với chấn thương bụng kín là cho nghỉ ngơi, và ăn ít thôi để dễ tiêu hóa. Nhiều vết bầm tím sẽ lành theo thời gian. Tuy nhiên, đôi khi chảy máu có thể nặng và cần phải mổ để cầm máu

Dấu hiệu viêm phúc mạc sẽ được điều trị giống như vết thương xuyên thấu.

ĐAU BỤNG

Tìm ra nguyên nhân đau bụng rất khó. Trong thực tế không thể tìm ra nếu không có xét nghiệm hay phẫu thuật thăm dò

Phức tạp hơn khi còn nhiều vấn đề khác cũng gây đau bụng. Ví dụ viêm phổi có thể biểu hiện đau thượng vị, do đó, cần các bác sĩ chuyên khoa khám, chúng tôi chỉ có thể cung cấp vài chú ý tới những manh mối mà cơ thể chúng ta báo hiệu.

May mắn là bụng có một ưu điểm: sự yếu đuối của nó. Phải, ngay cả khi một người có cơ bụng cứng như đá, bạn có thể ấn xung quanh tìm những khu vực đau. Đây gọi là kỹ thuật sờ nắn. Ấn xuống nhưng không mạnh đủ để gây ra tổn thương thêm. Bụng là nơi duy nhất bạn có thể sờ nắn các cơ quan vì không có xương bảo vệ chúng

Tôi nhớ rất rõ, trong những năm đầu tiên thực tập, tôi khám cho 1 cô bé dễ thương bị đau ở cổ tay. Tôi sờ nắn xương tới khi tìm thấy 1 khu vực mềm và ấn đau. Cô giựt tay lại và nước mắt lưng tròng hỏi: tại sao anh lại làm thế?

Bụng được chia làm 4 góc phần tư (bên dưới)

Để sờ bụng, để bệnh nhân nằm xuống, gấp nhẹ đầu gối để giãn cơ bụng. Sờ xung quanh 4 góc phần tư. Thường bắt đầu nơi không đau tiến lại nơi đau, ấn từ từ nhẹ nhàng để cơ vẫn mềm và giãn

LÀM THẾ NÀO VỚI VẾT BẦM TÍM Ở BỤNG

Chấn thương các cơ ở thành bụng có thể gây đau dữ dội, nhưng thay vì cần phẫu thuật, cần xử trí như bất kỳ vết bầm tím hoặc căng cơ nào khác. Đây là một mẹo xác định cơn đau đến từ cơ thành bụng hay sâu hơn hay không:

1. Sờ bụng tìm khu vực đau khu trú, nghĩa là nơi bạn đau nhất khi ấn vào

2. Nếu bạn tìm thấy một điểm đau, để bệnh nhân căng cơ bụng trong khi bạn vẫn ấn xuống.

3. Nếu ấn xuống đau, bệnh nhân không cho bạn ấn sâu thêm: đó có thể là do đau cơ. Nếu đau khi sờ nắn thì có khả năng đến từ sâu bên trong và các cơ căng lên để bảo vệ các bộ phận bên dưới

 Kỹ thuật này để khám viêm phúc mạc

ĐAU MẠN SƯỜN PHẢI

Góc phần tư phía trên bên phải của bụng chứa gan và túi mật. Gan vẫn được bảo vệ dưới xương sườn. đáy gan lõm, túi mật gắn vào nó. Để sờ được cơ quan này cần phải ấn vào trong hướng lên trên ngực. Mẹo khác là sợ ngay dưới mạn sườn và nói người đó hít vào thật sâu. Điều này làm cơ hoành đi xuống, đẩy một phần gan và túi mật về phía bàn tay của bạn

Gan

Nếu gan ấn đau, có thể viêm gan là một nguyên nhân. Buồn nôn, mệt mỏi và sốt là những triệu chứng thường gặp. Da, lòng trắng của mắt có thể vàng, nước tiểu màu nâu sẫm

Viêm gan có thể do nhiều nguyên nhân như thuốc, bệnh xơ gan mạn nhưng virus là nguyên nhân thường gặp nhất. Viêm gan B và C lây qua máu và tinh dịch của người nhiễm virut. Viêm gan A lây lan qua phân giống như cách lây lan của nhiều loại virus dạ dày.

Tất cả các loại viêm gan được điều trị bằng cách nghỉ ngơi và cố gắng ăn và uống để giữ cho cơ thể chống lại nhiễm trùng. Đôi khi, đặc biệt là với viêm gan B và C, cần phải điều trị chuyên khoa.

 Khi đau lan

Đôi khi đau lại không phải nguyên nhân tại khu vực đó. Đó gọi là đau quy chiếu. Ví dụ

Đau thượng vị có thể do viêm phổi

Đau dưới bả vai phải có thể do bệnh túi mật

Khó tiêu là triệu chứng của nhồi máu cơ tim

Đau giữa lưng có thể nguyên nhân do tụy

Túi mật

Túi mật là túi dự trữ mật, là dịch tiêu hóa mà ruột non bạn sẽ sử dụng. Gan tạo ra mật, sau đó nó chảy qua một ống đến ruột non. Đôi khi bệnh túi mật không gây ra triệu chứng nào cả. Nhưng đôi khi bùn hoặc sỏi xuất hiện trong túi mật, có thể gây viêm và đau. Nếu viên sỏi lọt vào ống mật sẽ gây đau dữ dội. Nếu ống mật bị tắc, dịch mật sẽ trào ngược lên gây viêm nhiều hơn, đôi khi nhiễm trùng và sốt. Dù hiếm nhưng dịch mật thậm chí có thể rò rỉ vào khoang bụng

Đau do mật thường đau từng cơn, dữ dội rồi lại thôi, điều trị trong trường hợp như vậy thường cho nhịn ăn. Tuy nhiên, sau một vài giờ, bạn cần uống một ít nước qua miệng hoặc truyền dịch để tránh bị mất nước. Kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Cần đi khám bác sĩ để đánh giá nguy cơ phải phẫu thuật. Chúng ta có thể sống mà không cần túi mật.

ĐAU THƯỢNG VỊ

Thượng vị là khu vực phía trên bụng và dưới mũi ức. kết thúc của dạ dày và bắt đầu ruột non – vị trí thường xảy ra loét – tụy cũng ở ngay khu vực này

Dạ dày

Acid và enzyme đổ vào dạ dày để tiêu hóa thức ăn. Lớp lót dạ dày được bảo vệ khỏi những chất này do một lớp nhày. Quá nhiều acid hoặc ít chất nhày bảo vệ có thể dẫn đến kích ứng và thậm chí là loét.

Kích ứng dạ dày (viêm dạ dày) và loét thường gây ra cảm giác đau hoặc nóng rát. Một số người giảm đau bớt đi khi ăn gì đó, có lẽ do nó sẽ hấp thụ acid. Ở một số người khác, ăn làm đau nặng lên (có lẽ do tăng tiết acid nhiều hơn)

Nếu vết loét không được điều trị và sẽ nặng hơn, nó có thể chảy máu. Gây ỉa phân đen, nếu bạn nôn ra máu thường tiên lượng xấu

Đôi khi quá trình chảy máu sẽ tự cầm, nhưng nguy cơ tái phát lớn. Cần được điều trị để ngăn tái phát

Loét thủng xảy ra khi vết loét đục thủng một lỗ xuyên qua dạ dày. Dịch dạ dày rò rỉ qua thành bụng gây viêm phúc mạc. Cần phẫu thuật ngay để cứu tính mạng bệnh nhân

Để tránh chảy máu và loét thủng, điều trị viêm dạ dày và loét ở giai đoạn đầu, khi bạn nhận thấy triệu chứng đầu tiên. Uống thuốc giảm tiết acid hoặc trung hòa acid dạ dày. Nên tránh aspirin và các thuốc chống viêm, rượu và thuốc lá

Hiện nay vi khuẩn Helicobacter pylori được cho là nguyên nhân cơ bản của hầu hết các bệnh viêm và loét dạ dày. Hơn một nửa dân số thế giới bị nhiễm H. pylori và nó rất dễ lây lan. Rõ ràng hầu hết mọi người sống với nó mà không có vấn đề gì, nhưng đối với một số người, nó gây viêm niêm mạc dạ dày và làm suy yếu hàng rào bảo vệ niêm mạc. Vì H. pylori có khả năng kháng kháng sinh, nên việc điều trị bao gồm kết hợp nhiều loại kháng sinh theo phác đồ mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn

 Manh mối gợi ý chảy máu trong ổ bụng

Máu nôn ra từ dạ dày hoặc thực quản. Có thể đỏ tươi hoặc sẫm, hoặc như bã cà phê. Nó có thể là màu sáng hoặc đỏ sẫm, hoặc nó có thể trông giống như bã cà phê.

Chảy máu ở phần dưới của ruột già hoặc hậu môn thường có màu đỏ tươi. Nguyên nhân thường gặp là do polyp, trĩ, túi thừa và ung thư.

Và đôi khi chảy máu cũng không đủ nặng để chú ý. Xét nghiệm tìm máu trong phân có thể là gợi ý, hoặc nếu chảy máu dai dẳng kéo dài có thể gây thiếu máu (Da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh)

Tụy

Giống như acid dạ dày có thể tổn thương dạ dày, enzym tuyến tụy có thể gây tổn thương tuyến tụy – điều này được gọi là viêm tụy. Hai nguyên nhân chính là do uống quá nhiều rượu và tắc nghẽn đường mật do sỏi mật. Chấn thương và nhiều loại thuốc cũng có thể gây ra viêm tụy

Tuyến tụy sản xuất các enzyme tiêu hóa, cùng với insulin và glucagon (một loại hormone làm tăng lượng đường trong máu). Đổ vào đường ống tụy vào ruột non và kết thức cùng một đường với mật dẫn từ gan và túi mật. Đó là lí do tại sao tắc mật có thể ảnh hưởng tới tuyến tụy và các vấn đề về tuyến tụy có thể ảnh hưởng đến gan.

Viêm tụy thường gây đau đột ngột. Có thể đau dữ dội và lan ra sau lưng. Ngoài ra có thể buồn nôn, nôn, sốt và vàng da (vàng da và mắt do tổn thương gan).

Cần để tụy nghỉ ngơi: không ăn hay uống trong 24h hoặc hơn cho tới khi cơn đau dịu đi, tùy theo cái gì đến trước. Truyền dịch tĩnh mạch trong thời gian này do bạn không ăn uống có thể mất dịch do dịch tụy có thể rò vào ổ bụng. Khi đau dịu đi có thể ăn chế độ ăn ít chất béo (các sản phẩm từ chất béo và sữa có thể kích hoạt sản xuất nhiều enzyme tuyến tụy hơn các loại thực phẩm khác).

Nếu cơn đau không giảm trong một hoặc hai ngày, bạn sẽ phải đặt sonde dạ dày để hút dịch tiêu hóa ra.

Phẫu thuật cắt bỏ túi mật là điều cần làm nếu do tắc mật. Kháng sinh đôi khi có thể cần. Sốt trong viêm tụy thường là phản ứng với viêm chứ không phải dấu hiệu nhiễm trùng. Chỉ trong những trường hợp nặng, một phần mô tụy thực sự chết, nhiễm trùng lúc đó mới trở thành một vấn đề.

Nhưng chỉ vì kháng sinh có thể không giúp ích gì trong viêm tụy không có nghĩa là viêm tụy không nặng. 10% số bệnh nhân viêm tụy tử vong do biến chứng hay suy cơ quan khác

BÁC SĨ KHUYÊN

Khi đề cập đến bệnh, hậu tố là itis có nghĩa là viêm. Viêm là một phản ứng với một cái gì đó gây kích thích, và nó có thể gây ra những thứ như sưng, nóng, đỏ, đau. (từ vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc ký sinh trùng) là một trong những nguyên nhân khởi phát

ĐAU MẠN SƯỜN TRÁI

Dạ dày gần như nằm trọn trong góc phần tư phía trên bên trái của bụng. Lách cũng vậy. Giống như gan ở bên phải, lá lách được bảo vệ bởi khung xương sườn. Do đó, sờ lách bằng kỹ thuật tương tự, bảo người đó hít một hơi thật sâu khi bạn ấn vào

Dạ dày

Khí trong dạ dày cũng có thể làm căng dạ dày, gây đau. Đa số loét và viêm dạ dày hay gây đau thượng vị, là vị trí kết thúc của dạ dày và khởi đầu của ruột non

Lách

lách là một phần của hệ thống miễn dịch của bạn. Nó sàng lọc vi khuẩn. Hãy coi nó như hạch bạch huyết lớn có nguồn cấp máu tốt. Nó cũng giúp loại bỏ tế bào hồng cầu già, suy giảm chức năng để nhường chỗ cho những tế bào mới

Vấn đề cần quan tâm với lách là chấn thương. Thường hậu quả do cú đánh vào mạn sườn, có thể gây đau nhiều, có dấu hiệu mất máu gián tiếp như tụt huyết áp hoặc mạch nhanh.

Nếu vỡ nhỏ đôi khi có thể tự cầm máu. Vỡ lớn nguy cơ mất nhiều máu cần mổ cấp cứu để cầm máu. Bạn có thể sống mà không có lách nhưng dễ có nguy cơ nhiễm khuẩn

ĐAU HỐ CHẬU PHẢI

Ruột thừa là một túi nhỏ giống như giun chui ra khỏi ruột già, nơi nó nối với ruột non. Thường nằm ở dưới hố chậu phải. Chức năng của nó có vẻ không rõ nhưng bạn có thể sống mà không cần nó. Ở phụ nữ, buồng trứng và ống dẫn trứng cũng nằm gần đó. Điều này gây khó khăn khi phân biệt cấu trúc nào là nguyên nhân gây ra đau ở bệnh nhân.

Viêm ruột thừa có thể xảy ra nếu sỏi phân hay chất nhày chặn đường ra của ruột thừa. Vi khuẩn tích tụ và gây viêm ruột thừa. Biểu hiện thường đau mơ hồ ở vùng bụng. Sau đó sẽ khu trú ở hố chậu phải và trở nên nặng hơn. Buồn nôn, nôn và chán ăn thường hay gặp. Nếu ruột thừa vỡ sẽ có nguy cơ viêm phúc mạc

Điều trị là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Nếu ruột thừa viêm tạo ổ áp xe vẫn cần phải phẫu thuật sau đó.

ĐAU HỐ CHẬU TRÁI

Ruột non và ruột già trải dài cả 4 góc phần tư của bụng, nhưng phần thấp nhất của ruột già (đại tràng) nó nằm ở đây, trước khi đổ vào trực tràng và là nơi thường xảy ra các vấn đề về đường ruột. Ở phụ nữ, buồng trứng trái và vòi trứng cũng nằm ở đây.

Đôi khi ruột già xuất hiện các túi nhỏ (loại giống như ruột thừa) được gọi là túi thừa. Nhiều người có túi thừa đại tràng và không vấn đề gì cả, trừ khi chúng bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Khi đó gọi là viêm túi thừa. Nó thường xảy ra ở khu vực hố chậu trái. Ngoài đau vùng này, viêm túi thừa còn có thể gây sốt.

Điều trị gồm dùng kháng sinh. Không giống viêm ruột thừa, viêm túi thừa hiếm khi phải phẫu thuật. Hiếm khi viêm túi thừa có thể vỡ rò ra gây viêm phúc mạc

Không có gì ngăn cản sự hình thành của túi thừa. Và không có gì được chứng minh có thể ngăn viêm túi thừa. Nhưng ăn nhiều chất xơ được khuyến cáo do làm tăng nhu động ruột, làm giảm áp lực bên trong ruột của bạn, giúp ngăn quá trình viêm xảy ra hơn. Một số chuyên gia đã khuyến cáo không ăn các loại hạt nếu viêm túi thừa nhưng gần đây đã bác bỏ khuyến cáo này.

 Mẹo để bụng mềm khi khám

Có vẻ như mọi đứa trẻ tôi khám đau bụng chúng đều chỉ vào rốn khi được hỏi đau ở đâu. Khi sờ nắn bụng trẻ con, điều quan trọng là phải suy nghĩ về điều gì khác đi trong khi tình cờ ấn xung quanh. Quan sát cẩn thận các biểu hiện của trẻ, sờ nắn ban đầu nhẹ nhàng. Nếu không có phản ứng hãy ấn mạnh hơn chút. Chúng sẽ nhăn nhó hoặc biểu hiện khác đi khi bạn ấn vào vị trí cụ thể. Trong thực tế nếu sờ không có chỗ nào đau trội hay có biểu hiện khác đi, có thể trường hợp đó không do vấn đề cần phẫu thuật.

Nhiều người lớn cũng tự động căng cơ bụng khi khám. Cần có gì đó làm họ thư giãn. Khi họ nằm xuống, bảo họ chống 2 chân lên cũng là cách để làm mềm cơ bụng

Một cách khác khi khám cho trẻ là càm bàn tay trẻ, cho phép chúng chạm vào bụng mình, bàn tay bạn ở trên cung cấp áp lực ấn xuống. Nếu không hiệu quả, cho trẻ ngồi trong lòng cha mẹ để cơ bụng mềm ra và bạn có thể khám

Đối với một em bé đang khóc, cho ngậm núm vú giả có thể hiệu quả

VÙNG HẠ VỊ (CHẬU HÔNG)

  • Hạ vị là khu vực bàng quang và tử cung.
  • Không có gì lạ khi vào cuối tuần, trước khi vào ngày nghỉ, có những bệnh nhân cần khám trước khi phòng khám đóng cửa. Họ thấy nóng rát khi đi tiểu, và mót tiểu liên tục.Họ không muốn phải chịu đựng qua ngày cuối tuần hoặc vào cấp cứu vì vấn đề nhỏ nhưng lại vô cùng khó chịu như vậy
  • Khoảng 20-50% phụ nữ, trái ngược với 1-2% nam giới có ít nhất 1 lần viêm bàng quang trong suốt cuộc đời. Khi bạn bị viêm bàng quang, nước tiểu có thể đục hoặc có mùi. Đôi khi thành bàng quang bị kích thích tới mức có máu trong nước tiểu
  • Ngay cả khi nước tiểu có máu, uống thuốc kháng sinh, chẳng hạn như sulfa, cipofloxins, hoặc thậm chí amoxicillin, trong vài ngày và uống nhiều nước sẽ tự khỏi. Ngoài ra còn có các loại thuốc giúp giảm đau và cảm giác mót tiểu. Ngồi ngâm trong chậu nước ấm 15-20 phút cũng có thể làm dịu những triệu chứng này.
  • Ăn quả nam việt quất hoặc uống nước ép nam việt quất không đường có thể giữ cho vi khuẩn không dính vào thành bàng quang. Vẫn chưa rõ điều này thực sự giúp ngăn nhiễm trùng hay không nhưng nên ăn vừa phải do ăn quá nhiều có thể gây khó chịu cho dạ dày và tiêu chảy
  • Để giúp ngăn nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy áp dụng những thói quen sau:
  • Uống nhiều nước và các loại nước khác để tăng lượng nước tiểu.
  •  Hạn chế cafein, vì nó có thể gây kích thích bàng quang.
  • Đừng nhịn tiểu do càng nhịn vi khuẩn càng có nhiều thời gian để nhân lên trong bàng quang

Đi tiểu ngay sau khi quan hệ để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn nào gần niệu đạo.

  • Mặc đồ lót bằng vải cotton và vải thoáng khí, và không nên mặc quần áo ướt vì vi khuẩn thích độ ẩm.
  • Tránh xà phòng kiềm mạnh, thụt rửa hay dùng bất kỳ hóa chất nào có thể gây kích ứng khu vực xung quanh.

BÁC SĨ KHUYÊN

Nhiễm trùng niệu là bệnh lý do nhiễm khuẩn xảy ra ở bất cứ vị trí nào dọc theo đường niệu, từ thận tới niệu đạo

Viêm niệu đạo là viêm ở đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra. Viêm bàng quang là viêm tại bàng quang. Viêm bể thận là viêm tại bể thận, rất nguy hiểm do có thể đi vào máu gây sốc nhiễm khuẩn

ĐAU VÙNG BÊN HAY SAU LƯNG

Thận nằm 2 bên của bụng, phía sau ổ bụng và bên trên xương chậu. Nếu thận có vấn đề sẽ đau xuyên ra sau lưng. Nhưng 1 nguyên nhân nguy hiểm gây đau lan ra sau lưng là phình động mạch chủ bụng

Lời khuyên chung khi đau bụng

Nếu bạn nghĩ bạn đau bụng do viêm bể thận hay viêm bàng quang, hãy uống nhiều nước. Đừng ăn hay uống trong vài giờ. Nếu đau khắp bụng, đừng ăn hay uống cho đến khi hết đau. Trong trường hợp đó, bạn có thể cần truyền dịch tĩnh mạch để tránh bị mất nước.

Đây là những hướng dẫn chung cho đến khi bạn có thể được bác sĩ thăm khám.

Thận

Hai vấn để hay gặp nhất về thận là nhiễm trùng và sỏi thận. Sỏi thận có thể gây đau dữ dội và lan ra khu vực xung quanh và xuống háng

Một cách để khám thận là ấn điểm mềm giữa vùng dưới xương sườn và vùng hông. Khu vực này sẽ đau nếu thận bị viêm

Viêm thận, được gọi là viêm bể thận, là một bệnh nhiễm trùng mà vi khuẩn vượt qua bàng quang vào thận. Điều trị như với viêm bàng quang. Nôn hoặc sốt là dấu hiệu co thấy vi khuẩn đang xâm nhập vào máu và bệnh nhân cần phải dùng kháng sinh tĩnh mạch

Sỏi thận có thể ở trong thận và không đau. Nhưng nếu nó rơi xuống niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ thận vào bàng quang thì gây đau. Có thể đau nặng hơn khi cố tống viên sỏi xuống. Theo thời gian viên sỏi sẽ rơi xuống bàng quang hoặc kẹt lại trong niệu quản và gây tổn thương thận.

Vì vậy, khi có sỏi thận, nên uống nhiều nước, hi vọng chúng sẽ đẩy sỏi xuống bàng quang. Dùng thuốc giảm đau nếu bạn có. Đi bộ có thể làm sỏi di chuyển.

Nếu một viên sỏi bị kẹt và không thể di chuyển, gây tắc nghẽn có thể phải được bác sĩ can thiệp. Đôi khi bạn có thể đái ra viên sỏi, khi bạn thấy tự nhiên hết đau có thể bạn đã đái ra hoặc phải thăm dò thêm như siêu âm hay chụp XQ để biết có thực sự bạn đái ra chưa hay viên sỏi vẫn còn đang bị kẹt lại

ĐỘNG MẠCH CHỦ

Động mạch chủ là động mạch lớn xuất phát từ tim của bạn. Như bất kỳ động mạch nào, nó có thể xuất hiện điểm yếu của thành động mạch và phình ra. Đó gọi là phình động mạch chủ. Một đầu mối gợi ý là đau theo nhịp mạch đập hoặc đau quanh rốn. Ngoài ra có thể đau lưng liên tục hoặc đau bụng sâu. Đôi khi lại có thể không có triệu chứng

Nếu động mạch chủ bị vỡ có thể gây đau dữ dội ở bụng, lưng và cả hai chân. Bạn cũng có thể bị tụt huyết áp, mạch nhanh và thậm chí mất ý thức. Cần phải mổ cấp cứu ngay lập tức. Và phải dùng thuốc hạ áp để giảm áp lực lên thành động mạch chủ.

HẠCH Ổ BỤNG

Bụng có hạch bạch huyết. Cũng giống như với các hạch bạch huyết khác, nhiều bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn khiến chúng bị đau, thậm chí nhiễm khuẩn.

Cơn đau thường không nghiêm trọng. Không có cách điều trị cụ thể nào, và cơn đau sẽ biến mất khi hết nhiễm trùng.

THOÁT VỊ

Thoát vị là một điểm yếu thành bụng hoặc lỗ cho các thành phần trong ổ bụng nhô ra ngoài. Thường là một phần ruột non chui qua dẫn tới khối phồng mềm, to lên khi đi lại, ho và mất khi bạn nằm xuống

Các loại thoát vị thường gặp:Thoát vi bẹn: ở nam giới. thoát vị bẹn là nơi thừng tinh đi xuống bìu. Ở nữ, ở vị trí dây chằng treo tử cung. Thoát vị bẹn thường xảy ra ở nam giới

Hình vẽ bên trái minh họa ống bẹn bắt đầu yếu đi hoặc rách. Hình vẽ bên phải thoát vị đã tiến triển và ruột chui qua

  • Thoát vị đùi: ở háng, có khu vực nhỏ cho động mạch đùi đi từ ổ bụng xuống đùi, là nơi thoát vị đùi có thể xảy ra
  • Thoát vị rốn: Rốn là nơi sẹo của dây rốn. 1 vài người điểm này trở nên yếu và cơ có thể yếu theo tuổi. Béo phì là yếu tố nguy cơ
  • Thoát vị vết mổ: thoát vị có thể xảy ra ở vết mổ không liền hoàn toàn

Bảo bệnh nhân ho

Bạn đặt tay vào lỗ bẹn sâu và bảo bệnh nhân ho. Nếu thoát vị sẽ thấy khối đẩy tay bạn.

NGUYÊN NHÂN

Một số người có yếu bẩm sinh vùng bẹn, đùi hoặc rốn. Điều này có thể dẫn tới thoát vị, hoặc do yếu tố thuận lợi như làm việc nặng kéo dài, bê vacsm ho mạn hoặc thậm chí táo bón. Béo phì và hút thuốc cũng có thể làm yếu cơ.

 ĐIỀU TRỊ

Ngừng gắng sức. Nó có thể làm cho thoát vị ngày càng lớn thêm. Có thể sử dụng đeo đai giúp bạn thoải mái hơn

Phẫu thuật để phục hồi điểm yếu là phương pháp điều trị duy nhất. Nó cũng có thể giúp tránh khỏi các biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong như nghẹt và hoại tử ruột

Có thể đẩy ruột sa xuống trở lại. Nhưng khi bị nghẹt sẽ không đẩy lên được làm cơn đau dữ dội hơn

Nếu ruột bị kẹt lại không đẩy lên được, sẽ cắt đứt tuần hoàn máu nuôi tới ruột – gọi là thoát vị nghẹt. Cần phải mô cấp cứu nếu không ruột sẽ hoạt tử thậm chí gây tử vong

TIÊU CHẢY CẤP DO NHIỄM KHUẨN

“nhiễm khuẩn” là từ khóa ở đây. Tôi không nói về tiêu chảy do bệnh mạn hay do thức ăn. Tôi nói về nhiễm khuẩn do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra, gây viêm niêm mạc ruột hoặc sản sinh trực tiếp độc tố. Theo thời gian, vi khuẩn bị trục xuất và các triệu chứng biến mất, mặc dù đôi khi cần phải dùng kháng sinh

ĐẦU MỐI

Bên cạnh tăng nhu động ruột, còn có thể có nôn, sốt, đau đầu, đau bụng, ợ hơi

XỬ TRÍ

Các chất bổ sung được chứng minh có thể rút ngăn thời gian tiêu chảy là men vi sinh (vi khuẩn sống và nấm men có lợi) như là các loại vi khuẩn Lactobacilli, bifidobacteria và Saccharomyces boulardii.

Điều trị chính và là cách duy nhất cần để điều trị tiêu chảy là phòng mất nước, do tiêu chảy làm bạn mất nước nặng. Cần bù nước, nhưng nếu tiêu chảy kéo dài, có thể làm giảm Natri và kali. Và đến một lúc nào đó, cơ thể bạn sẽ cần calo.

Ăn bánh quy mặn cũng có thể giúp bạn nếu bạn ăn được chúng. Pedialyte và Gastrolyte có thể giúp bù dịch và điện giải mà không làm nặng thêm bệnh tiêu chảy..

Bắt đầu uống những ngụm nhỏ, nếu bị nôn hãy đợi vài giờ và thử lại. Nếu vẫn nôn lại tiếp tục đợi thêm vài giờ nữa. Nôn do tiêu chảy thường hết trong vòng 24h, nhưng cần bù dịch để tránh mất nước. Có thể truyền dịch sớm hơn ở trẻ nhỏ, người già và người mắc bệnh mãn tính.

Vẫn tiếp tục cho con bú, và mẹ sẽ phải uống nhiều nước hơn để cho con bú khi con bị tiêu chảy cấp

Dung dịch Pedialyte và Gastrolyte, chứa một lượng chất điện giải và carbohydrate vừa phải. Ngoài ra có thể sử dụng gói oresol giải quyết tới 80% ca tiêu chảy, ngay cả những trường hợp nặng nhất nếu chúng được sử dụng đúng cách. Chúng khá rẻ và dễ dàng sử dụng

Nếu bạn không có các gói này, bạn có thể tự pha bằng công thức ở dưới nhưng phải chắc chắn đo lượng chính xác. Dùng quá nhiều đường sẽ làm bệnh tiêu chảy nặng thêm. Quá nhiều muối có thể nguy hiểm. Cần dùng dụng cụ đo chính xác

Sau khi tiêu chảy đã dịu xuống, bạn có thể thử 1 số thực phẩm rắn nhưng với lượng nhỏ. Nên sử dụng chế độ ăn BRAT: chuối, gạo, táo và bánh mỳ.

HƯỚNG DẪN PHA DUNG DỊCH BÙ ĐIỆN GIẢI

ĐO CHÍNH XÁC CÁC THÀNH PHẦN SAU.

  • 1 lit nước đun sôi để nguội
    • 6 thìa uống trà (teaspoon) đường hoặc 10 thìa uống trà (50 ml) mật ong
    • 1/2 teaspoon muối

Dung dịch này thiếu kali. Bạn có thể ăn ít chuối hoặc thêm thành phần sau vào hỗn hợp đã pha bên trên:

  • 1/2 chén (4 ounces) nước cam
    • 1/4 teaspoon muối chứa kali như NoSalt

Nguấy đều. Theo WHO, người bị tiêu chảy nên sử dụng theo hướng dẫn sau để tránh mất nước:

Trẻ dưới 2 tuổi: 1/4–1/2 chén (50–100 ml, or 2–3 ounces) sau mỗi lần đi ngoài, tới ½ lit mỗi ngày

Trẻ từ 2-9 tuổi: 1/2–1 chén (100–200 ml, or 3–7 ounces) sau mỗi lần đi ngoài, tới 1lit mỗi ngày

Từ 10 tuổi trở lên: uống bao nhiêu nếu muốn, có thể tới 2lit/ngày

Nếu mất nước nặng, cho 1-1.5l (khoảng 60–100 ml/kg) trong vòng 4h với từng ngụm nhỏ

Còn nôn thì sao?

Giống như tiêu chảy, nôn mửa có thể gây mất nước. Tuy nhiên khó bù nước trường hợp này do uống nước vào có thể gây nôn nhiều hơn

Vì thế, nôn gây mất nhiều điện giải hơn. Nhưng nếu không cho người đó uống nước để bù thì mất nước chắn chắn sẽ xảy ra.

Do đó, trước tiên, hãy để người đó thử nhấp những ngụm nhỏ giống bệnh nhân tiêu chảy xem có buồn nôn không. Nếu họ nôn ra, hãy chờ khoảng 30 phút tới 1h trước khi thử lại. Mục tiêu bù dịch với lượng khuyến cáo mỗi ngày nghị mỗi ngày.

DẤU HIỆU MẤT NƯỚC

Ở nhiều quốc gia, mất nước là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới tử vong do tiêu chảy cấp. Dưới đây là một số dấu hiệu mất nước. Nếu bạn gặp chúng, hãy cho bệnh nhân uống nhiều nước hơn, nếu không thể uống hay đưa tới bác sĩ ngay nếu có thể:

•  Chóng mặt khi đứng
  • Nếp véo da mất chậm: thường nếu bạn véo da, nếp véo da sẽ trở lại bình thường ngay khi bạn bỏ tay ra. Tuy nhiên khi da mất nước, nếp véo da vẫn còn hoặc mất chậm. Nhưng chú ý da người già khi bạn véo nó vẫn mất chậm dù họ không mất nước
•  Lưỡi khô
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Nước tiểu màu vàng đặc: cách thường dùng để theo dõi tình trạng mất nước là chú ý màu sắc nước tiểu từ khi bắt đầu biểu hiện bệnh. Nếu nó dần trở nên vàng hơn, có thể đó là dấu hiệu sớm của mất nước

ở trẻ nhỏ, chú ý dấu hiệu mắt trũng sâu, lưỡi khô và khóc không ra nước mắt. Giảm số bỉm phải thay cũng là dấu hiệu nhưng khó có thể đánh giá nếu trẻ có tiêu chảy

MẸO DÙNG KHÁNG SINH

Vì kháng sinh có thể làm cho các triệu chứng nặng hơn ngay cả khi vi khuẩn là nguyên nhân gây tiêu chảy, do đó nên hạn chế dùng. Không có xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán nên thường giống như trò chơi hên xui khi chọn loại kháng sinh nào sẽ tốt với vấn đề tiêu chảy của bệnh nhân

Tiêu chảy khi đi du lịch thường được điều trị bằng ciprofloxacin hoặc azithromycin. Những manh mối khác có thể giúp bạn điều trị bằng kháng sinh là sốt cao và máu lẫn trong phân. (Nếu máu chỉ xuất hiện trên giấy vệ sinh, thì nó thường do vấn đề kích thích hậu môn do tiêu chảy hoặc bệnh trĩ mà không phải dấu hiệu của nhiễm trùng.)

Một bệnh nhiễm trùng khác gây ra tiêu chảy và có thể kéo dài nếu không được dùng thuốc trị ký sinh trùng là giardia. Bạn có thể nhiễm chúng khi uống nước suối hoặc nước suối dù đã khử trùng. Nếu tiêu chảy kéo dài nhiều ngày,

giardia có thể là nguyên nhân và metronidazole, một loại thuốc chống ký sinh trùng / kháng sinh, là thuốc điều trị rất tốt.

NGỘ ĐỘC

Nếu bạn nghi ngờ ai đó đã dùng quá liều thuốc hoặc uống thuốc độc, hãy đọc thông tin trên nhãn chai hay vỉ thuốc và gọi cấp cứu. Nhớ giữ điện thoại trên tay.

Trừ khi được hướng dẫn cụ thể, còn lại bạn không bao giờ được tự ý gây nôn. Nghiên cứu hiện tại cho thấy nó không giúp ích gì. Siro ipecac, thuốc gây nôn trước đây không được khuyến cáo cho dùng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng nó không có tác dụng và nôn làm tăng nguy cơ tổn thương thực quản và hít sặc. Nói cách khác bạn có thể tắc thở do nôn

Nếu không thể tham khảo ý kiến của chuyên gia và nếu có than hoạt sẵn, thì nó tương đối an toàn và đáng để thử. Nó không phải than bạn dùng để nướng thịt, Nó là than củi hạt nhỏ (carbon) đã được xử lý để có 1 số lượng lớn các lỗ nhỏ và lực hút tĩnh điện với các phân tử hóa học nhất định. Nó có thể mua ở quầy thuốc dưới dạng hạt, viên nang và dạng khác.

Nếu dùng, phải dùng than hoạt trong vòng 1h sau ngộ độc và chỉ khi nạn nhân hoàn toàn tỉnh táo và hợp tác. Than hoạt khá dễ bám dính vào nhiều loại thuốc và bám dính 1 số độc tố. Tuy nhiên than hoạt không khuyến cáo nếu ngộ độc sản phẩm dầu mỏ hoặc dung dịch có tính acid hoặc kiềm

Liều dùng khoảng 0,5 gram mỗi kg trọng lượng cơ thể hoặc 0,3 gram mỗi pound trọng lượng cơ thể. (Một muỗng cà phê than hoạt nặng khoảng bốn đến bảy gram.) Nếu than hoạt ở dạng hạt, trộn kỹ nó với nước. Không bao giờ trộn nó với các loại thực phẩm hoặc chất làm ngọt đã có trong sản phẩm than, vì điều đó có thể khiến nó mất tác dụng

Than hoạt có thể gây táo bón. Vì lý do đó, một số thương hiệu sẽ trộn sẵn nó với sorbitol. Tuy nhiên, hỗn hợp này có thể gây tiêu chảy mạnh ở một số người.

23 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar