Lấy khí máu động mạch
  1. Home
  2. Thủ thuật
  3. Lấy khí máu động mạch
YHOVN 2 năm trước

Lấy khí máu động mạch

1.1. Chỉ định

Xét nghiệm khí máu động mạch dùng để định lượng phân áp O2 (PaO2), định lượng phân áp CO2 (PaCO2), pH, lượng kiềm dư, và độ bão hoà oxy trong máu động mạch (SaO2).

Máu động mạch được lấy bằng kim chọc mạch qua da hoặc lấy qua ống thông đặt trong động mạch.

Các vị trí chọc khí máu động mạch:

Vị trí chọc ở động mạch quay : Dễ thực hiện và thoải mái hơn cho người bệnh. Vị trí chọc là điểm mạch n ả y rõ nhất giữa đầu xa xương quay và gân gấp cánh tay quay khi bàn tay ngửa tối đa.

Nên tiến hành nghiệm pháp Allen để xác định những trường hợp rối loạn tuần hoàn bàng hệ bàn tay. Nghiệm pháp allen  âm  tính là chống chỉ định tương đối để chọc động mạch quay.

Nghiệm pháp Allen thực hiện như sau: Tay người bệnh nắm chặt, được nâng lên cao cùng lúc với ép mạnh cả hai bên động mạch quay và trụ. Tiếp đó hạ bàn tay xuống và lòng bàn tay mở ra, bỏ ép bên động mạch trụ. Test allen dương tính khi sắc hồng bàn tay trở lại trong vòng 5 giây.

Vị trí chọc ở động mạch cánh tay: Vị trí chọc là điểm nẩy rõ nhất ở hõm khuỷu, bờ trong gân cơ nhị đầu cánh tay khi cánh tay duỗi thẳng, để ngửa, chọc ngay trên nếp gấp cẳng tay.

Vị trí chọc ở động mạch đùi: Vị trí chọc là điểm nẩy rõ nhất ngay dưới dây chằng bẹn, với chân duỗi thẳng, góc chọc 90 độ đối với người gầy, có thể hạ thấp góc này ở người béo.

1.2. Kỹ thuật

Xác định vị trí chọc mạch (nơi mạch nảy nhất) và góc chọc kim (tuỳ độ dày mỏng của lớp mỡ dưới da). Sát trùng và gây tê tại chỗ định chọc, tránh tiêm thuốc tê vào động mạch.

Một tay sờ mạch/giữ mạch máu cố định, một tay dùng xilanh có kim (kích thước 22 – 25G, kim tráng heparin), đưa nhẹ nhàng qua bề mặt da, chọc một góc nghiêng 60 – 90 o so với mặt da, đưa kim từ từ vào đến khi có tia máu phụt ngược vào xilanh, rút bơm lấy khoảng 2 – 3 mL, sau đó rút kim và ép vào chỗ chọc 5 – 15 phút. Chú ý loại bỏ các bọt khí trong mẫu máu và cần làm xét nghiệm khí máu trong vòng 15 phút để tránh tiêu thụ oxy của các bạch cầu.

1.3. Biến chứng

Các biến chứng có thể gặp như: Chảy máu, bầm tím, huyết khối tại chỗ chọc, chấn thương mạch máu, thông động tĩnh mạch hay tổn thương thần kinh.

Trạng thái: Đang ra Thể loại: Thủ thuật Nguồn: Sách lâm sàng tim mạch
36 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar