Không Được Nhầm Nhanh Nhĩ Đa Ổ Với Rung Nhĩ
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Không Được Nhầm Nhanh Nhĩ Đa Ổ Với Rung Nhĩ
YHOVN 1 năm trước

Không Được Nhầm Nhanh Nhĩ Đa Ổ Với Rung Nhĩ

 

CHRISTOPHER GREENE, MD

Nhịp nhanh nhĩ đa ổ (MAT) khá hiếm gặp, nếu không rành sẽ hay bị lẫn. Tần số gặp MAT là <0,4%. thường gặp ở bệnh nhân nặng, thiếu oxy, tăng CO2, hạ kali huyết, hạ magie, hoặc cường adrenergic. Trên thực tế, người ta thấy MAT phản ánh tiến triển mức độ nghiêm trọng của bệnh. MAT hay bị chẩn đoán nhầm nhất với rung nhĩ (AF) và nhanh xoang, vì hướng xử trí với các bệnh này khác nhau nên bác sĩ cấp cứu bắt buộc phải chẩn đoán chính xác MAT. Phân biệt MAT và rung nhĩ (Hình 51.1) có thể là một thách thức với các bác sĩ. Cả 2 đều là những rối loạn bất thường, có thể gây nhịp nhanh và hay xảy ra ở những bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tim phổi. Ngoài ra, MAT đôi khi có thể kết hợp với loạn nhịp tim khác, bao gồm rung nhĩ và cuồng nhĩ. Các tiêu chuẩn chẩn đoán MAT gồm (1) có ít nhất 3 sóng P có hình dạng khác nhau trên 1 chuyển đạo (2) tần số nhĩ  >100 và có đường đẳng điện giữa các sóng P. Sóng P trong MAT có hình dạng cân xứng và rời rạc so với sóng P trong rung nhĩ liên tục, nhấp nhô và thay đổi. Ngoài ra, không có nhip nút xoang, các khoảng P-P, P-R và R-R không đều 1 cách không đều. Bảng 51.1 liệt kê các đặc điểm chính của MAT, rung nhĩ và cuồng nhĩ

Figure 51.1 MAT và rung nhĩ

TABLE 51.1 So sánh MAT, rung nhĩ và cuồng nhĩ

Điều trị MAT nhằm vào bệnh nền gây rối loạn nhịp tim. Ngược lại với rung nhĩ và cuồng nhĩ, MAT thường không đáp ứng với sốc điện hay điều trị thuốc chống loạn nhịp tim. Cần cung cấp oxy, bổ sung kali, magie và giảm kích thích do adrenergic ngoại sinh. Ngoài ra, cần xem các loại thuốc bệnh nhân đang dùng và ngừng loại thuốc có nguy cơ gây ra MAT. Vì nhiều bệnh nhân MAT có bệnh phổi nặng, 1 số người còn có thể đang điều trị bởi thuốc methylxanthine, nó là theophylline. Dùng theophylline có thể liên quan tới xuất hiện MAT do độc tính của nó và nên ngừng khi xuất hiện MAT. Các chuyên gia cũng tin rằng các thuốc chủ vận beta dùng điều trị co thắt phế quản có thể là nguyên nhân của MAT. Nếu có thể, dùng thuốc ức chế beta nếu có MAT, dù điều này có thể khó khăn với đợt cấp nặng COPD. Thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi và magnesium sulfate đã được dùng điều trị MAT cho thấy có giảm tần số thất, hạ huyết áp có nhiều bằng chứng cho thấy có thể dùng các thuốc chẹn beta

(metoprolol, esmolol) để điều trị MAT. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuốc chẹn beta vẫn còn nhiều tranh cãi ở bệnh nhân COPD. Verapamil đã được đánh giá trong điều trị MAT, mặc dù nó làm giảm nhịp tim, nhưng nó có thể gây tụt huyết áp sâu và kéo dài, vì vậy nên tránh ở bệnh nhân nặng. Magiê có tác dụng phụ chấp nhận được và dùng nó có thể giảm nhịp tim và chuyển về nhịp xoang. nói chung nên điều trị bằng thuốc để giảm tần số tim sau khi xử trí rối loạn tiềm ẩn

MAT hiếm khi gây hạ huyết áp và sốc. Nếu có ở một bệnh nhân nặng, cần tìm kiếm nguyên nhân khác.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • MAT hay bị nhầm là rung nhĩ hoặc nhanh xoang
  • MAT cần ít nhất 3 dạng sóng P khác nhau trên 1 chuyển đạo
  • Điều trị MAT bằng cách xử trí nguyên nhân gây ra. Theophylline thường kết hợp với MAT. nếu có thể nên ngừng thuốc này
  • MAT hiếm khi gây sốc. nếu có sốc, cần tìm nguyên nhân khác

3 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar