Phân loại tổn thương động mạch vành qua hình ảnh chụp động mạch vành
  1. Home
  2. Cơ bản
  3. Phân loại tổn thương động mạch vành qua hình ảnh chụp động mạch vành
YHOVN 2 năm trước

Phân loại tổn thương động mạch vành qua hình ảnh chụp động mạch vành

Khi đọc hình ảnh chụp động mạch vành, toàn bộ phần mở rộng của mọi động mạch vành và các nhánh của nó phải được đánh giá cẩn thận trong tất cả các góc thu được. Đầu tiên, cần đánh giá mạch vành nào ưu thế. Tiếp theo, cần xem xét sự hiện diện của các bất thường trong quá trình chụp động mạch vành. Các yếu tố tiếp theo  là một phần của việc đánh giá các mạch vành tổn thương: (1) sự kéo dài và khu trú của tổn thương, (2) mức độ nghiêm trọng của hẹp, (3) đặc điểm hình thái của tổn thương, (4) đánh giá dòng chảy mạch vành, (5) sự hiện diện của tuần hoàn bàng hệ và (6) thay đổi so với hình ảnh chụp mạch trước đó, nếu có.

Mức độ hẹpĐánh giá dòng chảy
% hẹp (0 – 90%)

Tổn thương > 90% có thể được chia thành hẹp 95% nếu hình ảnh cản quang (contrast media – CM) thấy được tổn thương; hẹp 99% nếu CM không thấy được tổn thương mặc dù vẫn thấy dòng chảy xuôi đầy đủ; hẹp 100% cho tắc hoàn toàn (không thấy dòng chảy xuôi).

Đánh giá vùng thấy được / QCA

Đường kính lòng trong nhỏ nhất

Phân loại TIMI

Phân loại TIMI Frame count (FMC)

Thang điểm Myocardial blush

 

Đặc điểm hình tháiĐánh giá tuần hoàn bàng hệ
Phân loại tổn thương theo ACC/AHA

Phân loại tổn thương theo SCAI

Phân loại tổn thương theo Ellis

Đánh giá độ phức tạp của tổn thương

 

 

Tăng sinh động mạch (ateriogenesis):sự tăng trưởng cấu trúc của động mạch từ trước được thúc đẩy bởi sự qua chỗ hẹp tạo thuận lợi cho dòng máu băng qua những mạch máu thông thương (không thấy khi hẹp < 90%).

Tăng sinh mạch máu (angiogenesis): hình thành từ mạng lưới mao mạch.

Mạch máu bàng hệ:

Thbh tự thân: RCA ßà RCA, LAD ßàLCx

Thbh trung gian: Trái ßàphải

Phân loại Rentrop

Bệnh mạch vành khu trú và lan tỏaThay đổi so với chụp MV trước đây
Số mạch máu tổn thương. Liên quan đến Left main

Số tổn thương trên cùng mạch máu. Khoảng cách giữa các tổn thương (< 2cm hay > 2cm)

Chiều dài của tổn thương

Tổn thương lỗ (nếu < 3mm từ lỗ)

Tổn thương 2 nhánh hay 3 nhánh (phân loại Medina)

Mức độ tiến triển của bệnh

Lần trước đặt stent gì

Kích cỡ của stent trước đây

Đánh giá BN tổng quát
Bảng điểm SYNTAX

Phân loại nguy cơ quốc tế (GRC):sự kết hợp giữa SYNTAX và EuroScore

Điểm SYNTAX lâm sàng(CSS):sự kết hợp giữa SYNTAX và ACEF(tuổi,creatinine, EF)

Điểm SYNTAX chức năng (FSS):  sự kết hợp giữa SYNTAX và FFR

Điểm SYNTAX còn lại:  Điểm SYNTAX sau khi tái tưới máu mạch vành (tính khi tái tưới máu không hoàn toàn)

 

Bảng 1: Các bước đánh giá hình ảnh chụp mạch vành [1]

1. Mức độ hẹp [1] [2]

Đánh giá đoạn mạch hẹp theo đường kính [2]

Mức hẹp ĐMV được tính Mức hẹp (%) = [(Dn- Ds)/ Dn] x 100%.

Trong đó: Dn là đường kính đoạn mạch bình thường trước đó; Ds là đường kính đoạn mạch hẹp nhất

Hình 1: Minh họa góc nhìn hẹp mạch về đường kính và diện tích [2]

Hẹp động mạch vành là giảm đường kính lòng mạch máu không phải do sự tiến triển của mạch máu mà là do các điều kiện bệnh lý cục bộ. Mức độ hẹp có thể được đánh giá bằng cách so sánh đường kính tối thiểu của mạch máu tổn thương với đường kính của đoạn liền kề trên chỗ hẹp. Mức độ hẹp thường được đánh giá thấp so với đánh giá sau khi tử thiết hoặc siêu âm nội mạch (IVUS) vì lòng mạch bình thường liền kề mà được so sánh với chỗ hẹp có thể xuất hiện co thắt hoặc xơ vữa lan tỏa  mặc dù xuất hiện bình thường trên hình ảnh chụp mạch vành. Ngoài ra, rất khó để đánh giá các tổn thương dài do các động mạch bị hẹp về mặt sinh lý trong quá trình của chúng, và có thể có sự không khớp rõ rệt giữa đường kính của đoạn bình thường phía trên và phía dưới của đoạn hẹp dài[1].

Hẹp được định nghĩa là tối thiểu nếu độ hẹp nhỏ hơn 50%, trung bình từ 50% đến 70%, và nghiêm trọng hoặc có ý nghĩa đối với việc giảm đường kính từ 70% trở lên. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của hẹp có thể được ước tính bằng cách đọc qua mắt của bác sĩ tim mạch can thiệp mạch vành, hoặc có thể được đo bằng các phương pháp chụp mạch vành định lượng (QCA) dựa trên việc lựa chọn diện tích quan tâm và sự đo lường đường kính mạch máu, có thể là tự động, bán tự động hoặc thủ công. Hầu hết các chương trình có thể được hiệu chỉnh bằng cách sử dụng đường kính của catheter và có thể tự động phát hiện bờ của mạch máu qua chiều dài của nó và đo đường kính tối thiểu và chiều dài của chỗ hẹp. Ngoài ra, thay vì phát hiện bờ, phương pháp đo mật độ có thể được sử dụng. Kỹ thuật này tránh được các lỗi phát hiện bờ gây ra bởi các giả định hình học cần thiết cho các tính toán phần mềm. Đo mức độ hẹp dựa trên khu vực chứa thuốc cản quang khi mạch máu lấp đầycản quang. Thường có sự tương quan tốt giữa kỹ thuật phát hiện bờ và mật độ. QCA làm giảm sự thay đổi của người đọc, ước tính là ± 20% [1].

Khi đánh giá một tổn thương mạch vành, đường kính và chiều dài của chỗ hẹp chỉ là hai trong nhiều số cácđặc điểm để xem xét. Cũng quan trọng là các đặc điểm hình thái của tổn thương, bao gồm sự hiện diện của huyết khối, mức độ vôi hóa và độ xoắn vặn của mạch máu liên quan.Phân loại này có giá trị dự đoán cho sự thành công của PCI. Tổn thương type A có tỷ lệ thành cônglà 92% và tỷ lệ biến chứng thấp, tổn thương type B có tỷ lệ thành công 72% với tỷ lệ biến chứng 10% và tổn thương type C chỉ có tỷ lệ thành công 61% và tỷ lệ biến chứng 21%.Các phân loại bổ sung về mức độ tổn thương là SCAI và Ellis [1].

Type AChiều dài <10 mm

Không liền nhau

Đồng tâm dễ tiếp cận

Góc <45 độ

Lòng mạch trơn láng

Ít hoặc không vôi hóa

Ít gặp tắc hoàn toàn

Không tổn thương lỗ

Không nằm trên đoạn phân nhánh

Không huyết khối.

Type B

B1 nếu chỉ có một đặc điểm

B2 nếu có hai hoặc nhiều đặc điểm

Chiều dài 10-20mm

Lệch tâm

Đoạn gần xoắn vặn vừa phải

Lòng mạch không đều

Sự hiện diện của huyết khối

Vôi hóa vừa hoặc nặng

Tắc hoàn toàn < 3 tháng

Tổn thương lỗ

Tổn thương chia đôi cần 2 wire

Type CChiều dài> 20 mm

Lan tỏa

Đoạn gần xoắn vặn nhiều

Tắc hoàn toàn > 3 tháng và / hoặc không có khả năng bảo vệ các nhánh chính của cầu nối bàng hệ

Thoái hóa mảnh ghép tĩnh mạch với tổn thương thoái hóa

 

Bảng 2 Phân loại tổn thương mạch vành theo ACC/AHA [1]

Hình 2 Minh họa các kiểu tổn thương mạch vành [2]

2. Đánh giá dòng chảy

Đánh giá dòng chảy cung cấp thông tin bổ sung không chỉ về mức độ nghiêm trọng của hẹp, mà còn về tình trạng của vi tuần hoàn trong vùng bị ảnh hưởng.Nó đã được chứng minh rằng vi tuần hoàn bị suy yếu trong vùng bị ảnh hưởng bởi các tổn thương mạch máu phía trên. Thông tin tiên lượng có thể được lấy từ mức độ lưu lượng máu qua tổn thương. Phân loại phổ biến nhất là TIMI (Thrombolysis in Myocardial Ischemia/Infarction).

TIMI 0Không hề có dòng máu ngang qua chỗ bị tắc
TIMI I Có chất cản quang ở ngang chỗ hẹp nhưng không ngấm

thuốc hoàn toàn ở vùng hạ lưu

TIMI II Chất cản quang đi qua được chỗ hẹp, ngấm thuốc hoàn

toàn ở hạ lưu, tốc độ tháo lưu thuốc chậm

TIMI III

 

Chất cản quang qua chỗ hẹp tốt, ngấm thuốc hoàn toàn ở

hạ lưu, tốc độ tháo lưu thuốc không bị chậm

Bảng 3: Phân loại dòng chảy mạch vành theo TIMI [1]

Hình 3. Dòng chảy mạch vành theo TIMI [3]

Khi có lưu lượng máu tốt trong động mạch vành (TIMI III) sau PCI, bệnh nhân có thể được phân tầng bằng cách sử dụng điểm số TIMI frame count (TFC) dựa trên số lượng hình chụp cần thiết để cản quang đạt đến điểm xa chuẩn trong mạch máu.Phim chụp động mạch vành đòi hỏi ở mức 30 khung hình mỗi giây và thuốc cản quang được tiêm qua catheter 6F để đo TFC. Khung ảnh đầu tiên là nơi mạch máu xuất phát cản quang hoàn toàn. Khung ảnh cuối cùng được xác định trước cho mỗi mạch vành: đối với LAD và Cx, đó là phân nhánh xa nhất, trong khi đối với RCA, đó là sự xuất hiện của nhánh PL đầu tiên.Đối với LAD, đoạn đầu là cột mốc quan trọng đối với TFC. Do LAD thường dài hơn các mạch máu khác, nên cần sử dụng hệ số hiệu chỉnh khi tính điểm này trong LAD bằng cách chia TFC trong LAD cho 1.7. TFC bình thường là 36 ± 3 (hoặc 21 ± 2) cho LAD, 22 ± 4 cho Cx và 20 ± 3 cho RCA.Điểm số này cung cấp thông tin định lượng về tình trạng của vi tuần hoàn ở vùng nhồi máu và là yếu tố dự báo phục hồi chức năng và kết cục lâm sàng sau PCI tiên phát.Trên thực tế, trong khi hầu hết các PCI tiên phát đều đạt được mức độ ổn định của dòng chảy thượng tâm mạc và dòng chảy TIMI 3, tưới máu ở cấp độ mô sẽ xác định mức độ tổn thương hoặc phục hồi cơ tim. Tương tự, điểm Myocardial Blush cung cấp một phép đo bán định lượng của tưới máu ngoại vi (xemBảng 4). Nó đại diện cho sự xuất hiện của chất cản quang trong mao mạch và do đó chỉ có thể được đánh giá cao với việc thâu lại bằng chụp mạch kéo dài sau khi cản quang bị trôi khỏi mạch máu thượng tâm mạc. Thang điểm Myocardial Blush vượt trội hơn so với TIMI để tiên lượng tử vong do tim sau phẫu thuật và các biến cố tim mạch lớn (MACE).

Grade 0Không khả năng thải trừ thuốc cản quang cơ tim
Grade 1Khả năng thải trừ thuốc cản quang cơ tim ít
Grade 2Khả năng thải trừ thuốc cản quang cơ tim trung bình nhưng ít hơn ở cùng phía vùng động mạch vành không nhồi máu
Grade 3Khả năng thải trừ thuốc cản quang cơ tim bình thường tương đương cùng bên hặc đối bên vùng động mạch vành không nhồi máu

Bảng 4: Myocardial Blush Score [1]

3. Tuần hoàn bàng hệ [1]

Các động mạch vành đại diện cho sự tuần hoàn cuối cùng của tim, và do đó có rất ít sự dư thừa trong sự tưới máu đến vùng cơ tim. Tuy nhiên, mạch máu bàng hệ có thể hình thành trong các trường hợp cụ thể.Các mạch máu bàng hệ là các kết nối mở giữa hai đoạn của cùng một động mạch hoặc giữa các động mạch vành khác nhau. Chúng hoạt động như một đường vòng tự nhiên và đại diện cho một nguồn cung cấp máu thay thế cho một vùng mạch vành. Rõ ràng, tuần hoàn bàng hệ trở nên rất quan trọng trong trường hợp mạch máu chính bị tắc nghẽn. Có hai cơ chế chính mà các mạch máu bàng hệ có thể được hình thành: sự hình thành động mạch và sự hình thành mạch. Sự hình thành động mạch là sự tăng trưởng của các tiểu động mạch từ trước chuyển thành các động mạch bàng hệ chức năng. Sự phát sinh động mạch được thúc đẩy bởi độ chênh lệch áp lực qua chỗ hẹp, tạo điều kiện cho dòng máu chảy qua các mạch nhỏ, có sẵn ở thượng nguồn chỗ hẹp. Sự tạo thành mạch, mặt khác, liên quan đến sự hình thành ban đầu của các mạch máu bắt đầu từ các tiểu tĩnh mạch sau mao mạch. Quá trình này được tạo thuận bởi các kích thích thiếu oxy như sản xuất các yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF) và các yếu tố gây thiếu oxy (HIFs). Mạng lưới bàng hệ có thể là tự thân, nếu nó kết nối các phân đoạn khác nhau của cùng một động mạch vành hoặc hai LCA và trung gian nếu nó kết nối RCA với một hoặc cả hai LCA.

Khi đánh giá hẹp động mạch vành, điều quan trọng là phải tính đến sự hiện diện của các mạch máu bàng hệ có thể đã hình thành theo thời gian. Dòng chảy bàng hệ có thể cho phép hình dung một mạch máu bị tắc nghẽn bằng cách thấy cản quang ngược dòngở phía dưới của chỗ tắc. Dựa trên sự hiện diện của chất cản quang trong các mạch máu bàng hệ và mức độ cản quang của mạch máu thượng lưu, tuần hoàn bàng hệ có thể được phân loại theo Rentrop.Grade 0 thể hiện không có tuần hoàn bàng hệ, grade 1 biểu thị sự hiện diện của tuần hoàn bàng hệ nhỏ không có hình ảnh ngược dòng của mạch máu thượng tâm mạc, và grade 2 và 3 đại diện cho sự lưu thông ngược một phần và hoàn toàn, tương ứng của mạch máu thượng tâm mạc.

Hình 4: Tuần hoàn bàng hệ từ động mạch vành phải đến động mạch vành trái.

Trái, Rentrop 2. Phải, Rentrop 3.[1]

Hình 5: Rentrop 3. Động mạch vành trái cung cấp các mạch bàng hệ cho động mạch vành phải (RCA) [1]

II. CÁC TỔN THƯƠNG TRÊN CHỤP MẠCH VÀNH

1. Tắc mãn hoàn toàn (chronic total occlusion – CTO) [1]

CTO là tắc nghẽn hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn của động mạch vành trong 30 ngày trở lên. Nó có thể là một phát hiện ngẫu nhiên ở những bệnh nhân được chụp mạch chẩn đoán. Để thấy mạch máu hạ lưu đến CTO, có thể sử dụng kỹ thuật  tiêm ngược dòng vào động mạch vành không tắc; nếu các mạch máu bàng hệ có mặt giữa hai động mạch, thì mạch máu hạ lưu của CTO có thể quan sát được (xem phân loại Rentrop mô tả ở trên). CTO được coi là các tổn thương rất phức tạp và đóng góp rất lớn vào điểm số SYNTAX; ít hơn 50% các tổn thương CTO trong thử nghiệm SYNTAX đã được điều trị thành công bằng PCI. Một thang điểm đặc biệt, J-CTO, đã được phát triển để dự đoán xác suất vượt qua CTO  thành công trong vòng 30 phút; dự đoán độc lập là tổn thương thất bại trước đây, loại gốc cùn, mạch máu uốn cong, sự hiện diện của vôi hóa và chiều dài tắc từ 20 mm trở lên. Với mục đích của nong mạch vành CTO, một cách khác để quan sát mạch máu đoạn xa tới CTO là sử dụng CTCA. Sử dụng phần mềm đồng đăng ký, phần mạch máu bị thiếu mất trong hình ảnh mạch vành được tích hợp với hình ảnh CT, do đó cung cấp hướng dẫn cho sự phát triển của guidewire mạch vành.

Hình minh họa [4]

 

Hình 6: Các đặc điểm cơ bản CTO của đầu gần và đầu xa RCA, và độ dài đoạn tắc thay đổi ở giữa. Mặt cắt mô học của các thành phần hình thái khác nhau.

  1. (Nhuộm Hematoxylin-eosin) đại diện cho một (CTO) cứng hoặc xơ hóa với vôi hóa rộng (mũi tên).
  2. Chế độ xem năng lượng thấp (nhuộm Gieson) của CTO mềm hoặc đầy lipid với sự lắng đọng cholesterol (mũi tên).

Hình 7: Hai ví dụ về CTO với tuần hoàn bàng hệ, nhưng khả năng tồn tại khác nhau. A: Tắc nghẽn đoạn gần RCA (mũi tên) được cung cấp bởi bàng hệ CC2 (đầu mũi tên) được phát triển tốt từ LAD (B). Tuy nhiên, MRI cho thấy sự tăng cường muộn hoàn toàn về mặt truyền động (mũi tên, C): không có chỉ định tái thông. E: Tắc nghẽn lỗ LAD (mũi tên) với bàng hệ CC1 từ RCA (đầu mũi tên, D). Mặc dù bàng hệ ít hơn, MRI chỉ cho thấy sự tăng cường muộn dưới mức tối ưu ở hai góc chụp (E, F: mũi tên): CTO này đã được tái thông thành công.

2. Tổn thương vôi hóa [1]

Vôi hóa xơ vữa động mạch là một yếu tố dự báo quan trọng của PCI thành công. Mặc dù chụp động mạch vành xâm lấn có thể phát hiện các tổn thương vôi hóa mạch vành, nhưng nó có độ nhạy thấp đối với canxi và chỉ có thể phát hiện vôi hóa từ trung bình đến nặng. Tiêu chuẩn vàng để đánh giá các tổn thương vôi hóa là CTCA.

Hình 8: Vôi hóa nghiêm trọng ở đoạn gần và đoạn giữa LAD. Trái, Canxi có thể được nhìn thấy trước khi tiêm thuốc cản quang. Phải, Đánh dấu sự bất thường của đường kính mạch máu trong các phân đoạn với vôi hóa nghiêm trọng.

Hình 9: Vôi hóa nghiêm trọng trong động mạch vành phải (RCA). Trái, vôi hóa có thể được nhìn thấy trước khi tiêm thuốc cản quang. Phải, Đánh dấu sự bất thường của đường kính mạch máu trong các đoạn có vôi hóa nghiêm trọng.

Điểm vôi hóa mạch vành (CAC) tương quan với gánh nặng mảng xơvữa(Bảng) và do độ nhạy cao của CT scan đối với canxi, phương thức chẩn đoán hình ảnh này có thể phát hiện gánh nặng mảng xơ vữa ở giai đoạn rất sớm. Như một phương pháp thay thế cho CTCA, IVUS đã được chứng minh là có độ nhạy cao hơn đáng kể để phát hiện vôi hóa mạch vành so với chụp mạch vành tiêu chuẩn, đặc biệt đối với vôi hóa nhẹ hơn. Sự hiện diện của cung vôi hóa lớn hơn 180 độ trên IVUS được coi là vôi hóa nghiêm trọng.

Việc đánh giá chính xác gánh nặng canxi của tổn thương mạch vành là rất quan trọng để xác định chiến lược điều trị phù hợp nhất. Các tổn thương vôi hóa cao thì không mềm và mặc dù nở trước khi bung stent, nguy cơ đặt stent dưới mức tối ưu là rất cao. Bóc tách mạch máu và thuyên tắc xa với sự giãn nở mạch máu tích cực trước hoặc sau khi bung stent cũng là những biến chứng có thể xảy ra. CABG có thể không phải là sự thay thế thích hợp cho PCI với các vôi hóa rộng không cho phép chèn mảnh ghép vào động mạch vành ban đầu, đặc biệt là trong bệnh vôi hóa đa mạch. Cắt xơ vữa (rotational or orbital) có thể điều trị đặc hiệu cho các tổn thương vôi hóa trong khi PCI.

SCORE

(AGASTON)

PLAQUE

BURDEN

KHẢ NĂNG BỆNH MẠCH VÀNH
0KhôngXét nghiệm âm tính: nguy cơ biến cố tim mạch rất thấp trong 10 năm (<5%).
1– 10Rất nhẹXơ vữa động mạch nhẹ. Nguy cơ thấp biến cố tim mạch trong 10 năm (<10%)
11– 100NhẹXơ vữa mạch vành nhẹ. Khả năng hẹp mạch vành nhẹ hoặc tối thiểu.
101– 400Trung bìnhVôi hóa trung bình mạch vành. Nguy cơ trung bình biến cố tim mạch trong vòng 10 năm (10 – 20%).
>400NặngNguy cơ cao hẹp ít nhất một nhánh mạch vành đáng kể (> 90%). Nguy cơ đáng kể biến cố tim mạch trong vòng 10 năm (> 20%)

 

Bảng 5: Tương quang giữa điểm vôi hóa MV và khả năng bệnh MV

3. Tổn thương huyết khối

Sự hiện diện của huyết khối thường liên quan đến vỡ mảng xơ vữa được quan sát trong hội chứng mạch vành cấp. Tuy nhiên, bệnh nhân có trạng thái prothrombotic (fibrinogen, hay nồng độ các chất ức chế hoạt hóa plasminogen-1 tăng cao trong máu) có thể phát triển huyết khối trong trường hợp không có vỡ mảng xơ vữa. Huyết khối có liên quan đến tỷ lệ biến chứng chu phẫu cao hơn. Tải lượng huyết khối đã được phân loại với điểm số TIMI như sau:

Grade 0, không có đặc điểm hình ảnh của huyết khối hiện diện

Grade 1, hình ảnh gợi ý nhưng không chẩn đoán huyết khối: giảm mật độ tương phản, độ mờ và đường viền tổn thương không đều

Grade 2, huyết khối nhỏ có đường kính bằng một nửa hoặc nhỏ hơn đường kính mạch máu

Grade 3, huyết khối kích thước trung bình có kích thước lớn nhất hơn một nửa đường kính mạch máu nhưng nhỏ hơn hai lần đường kính mạch máu

Grade 4, huyết khối lớn có kích thước lớn nhất bằng hai đường kính mạch máu hoặc lớn hơn

Grade 5, tắc hoàn toàn gần đây, có thể liên quan đến một số bàng hệ nhưng thường không liên quan đến tuần hoàn bàng hệ kéo dài và xu hướng có hình dạng mỏ chim sẻ và cạnh mờ hoặc xuất hiện của huyết khối khác biệt

Grade 6, tắc hoàn toàn mạn tính (CTO), thường liên quan đến tuần hoàn bàng hệ kéo dài, có xu hướng có một đường cắt hoặc cạnh cùn rõ rệt, và nói chung sẽ kết thànhhuyết khối vào nhánh bên gần nhất.

Hình 10: Huyết khối mạch vành grade 3 trong đoạn gần của động mạch vành phải (RCA). Hình bên phải, sau khi hút không còn nhìn thấy huyết khối.

Hình 11: Huyết khối Leftmain do tai biến thủ thuật.(Dr G. Wilkins, Bệnh viện Dunedin, Dunedin, New Zealand).[5]

A.Huyết khối bán tắc của LAD (mũi tên trắng).

  1. Mở động mạch sau thủ thuật cắt bỏ huyết khối.
  2. Tắc nghẽn huyết khối do tai biến thủ thuật của Leftmain sau thủ thuật cắt bỏ huyết khối lặp lại có lẽ là do sự phân mảnh và thuyên tắc của huyết khối có tổ chức từ catheter cắt huyết khối khi lấy lại.
  3. Phục hồi dòng chảy LAD sau khi làm sạch guiding catheter, lặp lại cắt bỏ huyết khối, truyền abciximab nội mạch.
  4. Phục hồi dòng chảy trong nhánh trung gian sau khi lập lại cắt bỏ huyết khối.

4. Tổn thương phân hai nhánh (Bifurcation): [1]

Tổn thương bifurcation chiếm khoảng 15% các tổn thương cần PCI. Các tổn thương bifurcation rất khó đánh giá và điều trị vì chúng có thể cần can thiệp không chỉ trên mạch máu chính mà cả ở nhánh bên. Do đó, những tổn thương này có liên quan đến các biến chứng gia tăng trong và sau PCI. Trong quá trình chụp mạch vành, các tổn thương Birfurcation được đánh giá theo phân loại của Medina, một hệ thống gồm ba chữ số dựa trên đánh giá của ba phân đoạn mạch máu khác nhau theo thứ tự sau: động mạch chính trong đoạn gần với phân nhánh, động mạch chính trong đoạn xa tới phân nhánh, và nhánh bên. Đối với mỗi đoạn, quy định 0 nếu không có hẹp hoặc 1 nếu có hẹp đáng kể.

5. Bóc tách mạch vành [1]

Bóc tách động mạch vành có thể là một biến chứng đe dọa tính mạng trong PCI hoặc tự phát. Bóc tách do tai biến thủ thuật có thể được gây ra bởi sự phát triểncủa guidewire vào động mạch vành hoặc do vỡ mảng xơ vữa sau khi nong bóng. Dựa trên hình dạng chụp động mạch, có thể phân loại theo bảng. Không phải tất cả các bóc tách đều cần điều trị. Bóc tách type A và B thường được coi là lành tính và có thể không cần can thiệp, trong khi type C và F thường là những bóc tách lớn liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Bất cứ khi nào cần thiết, việc điều trị bóc tách mạch vành là bung stent.

Type AHình cản quang tách rời rất nhỏ trong lòng ĐMV, không nhìn thấy đổi màu trên phim chụp mạch
Type BThấy hình ảnh hai lòng song song, ngăn cách bởi vùng không cản quang, không có đổi màu trên phim chụp mạch.
Type CThoát thuốc ra ngoài lòng mạch, có đổi màu trên phim chụp mạch.
Type DTổn thương lòng mạch dạng xoắn khi bơm thuốc vào.
Type ECó tổn thương mới.
Type FTổn thương không phải type A-E nhưng có giảm dòng chảy hoặc tắc nghẽn hoàn toàn

 

Bảng 6: Bảng phân loại bóc tách mạc vành. Được sửa đổi từ hệ thống phân loại của the National Heart, Lung and BloodInstitute (NHLBI)

Hình 12: Bóc tách mạch vành type B.

Các mũi tên cho thấy hai vị trí bóc tách trong nhánh diagonal.

Bóc tách động mạch vành tự phát (SCADs) rất hiếm. Sinh lý bệnh của chúng không rõ ràng, nhưng có lúc chúng phổ biến hơn ở phụ nữ trẻ từ 40 đến 50 tuổi mà không có bất kỳ yếu tố nguy cơ tim mạch nào khác, nguyên nhân của SCAD có liên quan đến hormone steroid. Theo lý thuyết này, SCADs phổ biến hơn trong vòng 2 tuần hậu sản, khi những thay đổi rõ rệt về mức độ hormone thường được quan sát. Một cách giải thích khác là sự hiện diện của chứng loạn sản cơ không được phát hiện (FMD), một bệnh động mạch có thể liên quan đến các vùng mạch máu khác nhau, bao gồm cả động mạch thận và động mạch vành. FMD có thể gây ra các khối máu tụ nội nhãn có thể dẫn đến SCADs. Ví dụ, trong một nghiên cứu trên 50 bệnh nhân mắc SCAD, 86% được phát hiện mắc FMD.

Hình 13 [5]: Bóc tách động mạch vành phải

Trường hợp minh họa của bóc tách lỗ động mạch vành phải sau khi rút guidewire.

  1. Hẹp đoạn giữa RCA trước can thiệp (mũi tên).
  2. Sau khi đặt stent và sau khi thu hồi guidewire, quan sát thấy sự bóc táchxoắn ốc.
  3. Nỗ lực ban đầu không thành công để tìm ra lòng thật.
  4. Thông dòng thành công vào lòng thật với một guidewire mềm ưa nước.
  5. Sự tiến bộ của microcatheter để có một guidewire được hỗ trợ nhiều hơn.
  6. Kết quả cuối cùng sau khi đặt stent tại đường vào chỗ bóc tách.
  7. Thủng động mạch vành [5]

Thủng hoặc rách động mạch vành do can thiệp là hiện tượng sự thoát máu và thuốc cản quang ngoài lòng mạch xảy ra trong quá trình làm thủ thuật do sang chấn cơ học các dụng cụ sắt nhọn gây nên “Wire, khoan cắt mảng xơ vữa ..” được đánh giá qua phim chụp mạch vành. – Nứt, vỡ động mạch vành trong quá trình can thiệp chia làm 5 type:

Type ILỗ thủng không có tia thoát thuốc cản quang
Type IIĐổi màu màng ngoài tim hoặc biến đổi khả năng thải trừ thuốc cản quang cơ tim (myocardial blush), nhưng không có tia thoát thuốc cản quang
Type IIISự thoát mạch hoạt động qua lỗ rách 1mm
Type IVThủng mạch vành vào những khoang giải phẫu như xoang vành hay thất phải.
Type VThủng ở đầu xa

Bảng 7: Phân loại thủng mạch vành.

Hình 14: Trường hợp minh họa của thủng mạch vành type V

  1. Bán tắc đoạn giữa LAD trong bối cảnh nhồi máu cơ tim thành trước (mũi tên trắng).
  2. Lỗ thủng type V nhỏ ở đầu guidewire ưa nước (mũi tên màu vàng) ở đoạn xa LAD. Sự điều trị này không được chú ý và gây ra tamponade vài giờ sau khi can thiệp (bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc đối kháng IIb / IIIa đồng thời).
  3. Sự thủng giống nhau ở góc chụp bên.

Hình 15: Trường hợp minh họa của thủng mạch vành type V.

  1. Mảnh ghép tĩnh mạch chủ vào một nhánh bờ sau khi đặt stent. Guidewire gấp (mũi tên trắng) trong đoạn xa của nhánh bờ tạo ra lỗ thủng type V.
  2. Lỗ thủng type V nhỏ ở đầu guidewire ái nước.
  3. Hình ảnh tương tự ở góc chụp bên.
  4. Cung cấp một coil tại vị trí thủng (microcatheter tại chỗ).
  5. Hình ảnh cuối cùng sau khi thả (mũi tên màu vàng).

Tài liệu tham khảo

[1]L. Januzzi JR and Douglas L. Mann(2019). Coronary Arteriography and Intracoronary Imaging. Braunwald’s Heart Disease, 11th edition, Elsevier Saunder, Philadenphia, 374 – 401.

[2]Baim D.S and Grossman W (2006). Coronary angiography. Grossman’s cardiac catheterization, angiography and intervension, 7th edition, Lipincott Williams & Wilkins, Philadelphia,188-221.

[3] Erin A. Bohula and David A. Morrow(2019). ST-Elevation Myocardial Infarction:

Management. Braunwald’s Heart Disease, 11th edition, Elsevier Saunder, Philadenphia, 1123 – 1181.

[4] Gerald S. Werne (2018). Chronic total occlusions. The PCR-EAPCI Textbook – Percutaneous interventional cardiovascular medicine.

[5] Rodney De Palma, Christian Roguelov, Adel Aminian, Olivier Muller, Tito Kabir, Eric Eeckhout (2012). The Prevention and Management of Complications during percutaneous coronary intervention.The PCR-EAPCI Textbook – Percutaneous interventional cardiovascular medicine.

Câu hỏi lượng giá

1. Khi đánh giá hình ảnh chụp mạch vành: (Chọn câu đúng)
a. Cần chú ý tới tổn thương, nhất là mức độ hẹp mạch vành để quyết định có cần can thiệp mạch vành hay không.
b. Dùng phương pháp chụp mạch vành định lượng (QCA) giúp ta quyết định chính xác việc chọn stent để can thiệp tổn thương.
c. Khi đánh giá một tổn thương mạch vành, đường kính và chiều dài của chỗ hẹp là quan trọng nhất.
d. Cần chú ý sự hiện diện của huyết khối, mức độ vôi hóa và độ xoắn vặn của mạch máu liên quan ít quan trọng.
e. Phân loại tổn thương mạch vành theo ACC/AHA: type A có thể can thiệp thành công trên 90%.
2. Phân loại tổn thương mạch vành theo ACC/AHA: (chọn câu đúng)
a. Tổn thương type A có tỷ lệ thành công là 92% tuy nhiên tỷ lệ biến chứng cao.
b. Tổn thương type B có tỷ lệ thành công 50% với tỷ lệ biến chứng 10%.
c. Tổn thương type C chỉ có tỷ lệ thành công 61% và tỷ lệ biến chứng 21%.
d. Tổn thương type B có chiều dài < 10mm và lệch tâm.
e. Tổn thương type C có sự hiện diện của huyết khối và lệch tâm
3. Đánh giá dòng chảy mạch vành: (chọn câu đúng)
a. Chủ yếu cung cấp thông tin bổ sung về mức độ nghiêm trọng của hẹp.
b. TIMI II: Có chất cản quang ở ngang chỗ hẹp nhưng không ngấm
thuốc hoàn toàn ở vùng hạ lưu
c. Khi có lưu lượng máu tốt trong động mạch vành (TIMI III) sau PCI, bệnh nhân có thể được phân tầng bằng cách sử dụng điểm số TIMI frame count (TFC)
d. Cả a, b, c đều sai
e. Cả a, b, c đều đúng.
4. Về tuần hoàn bàng hệ trong phân tích hình ảnh chụp mạch vành:
a. Khi đánh giá hẹp động mạch vành, sự hiện diện của các mạch máu bàng hệ có thể đã hình thành theo thời gian là ít quan trọng.
b. Rentrop 2 biểu thị sự hiện diện của tuần hoàn bàng hệ nhỏ không có hình ảnh ngược dòng của mạch máu thượng tâm mạc.
c. Rentrop 2 đại diện cho sự lưu thông ngược một phần tương ứng của mạch máu thượng tâm mạc.
d. a, b, c đều đúng
e. a, b, c đều sai
5. Phát biểu nào sau đây là sai:
a. Tất cả các bóc tách mạch vành đều cần phải được điều trị, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
b. Bóc tách type A và B thường được coi là lành tính và có thể không cần can thiệp, trong khi type C và F thường là những bóc tách lớn liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
c. Bất cứ khi nào cần thiết, việc điều trị bóc tách mạch vành là bung stent.
d. a, b, c đều đúng
e. a, b. c đều sai

314 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar