Ngộ Độc Cyanide:  Câu Chuyện Của Hai Loại Thuốc Giải Độc
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Ngộ Độc Cyanide:  Câu Chuyện Của Hai Loại Thuốc Giải Độc
YHOVN 1 năm trước

Ngộ Độc Cyanide:  Câu Chuyện Của Hai Loại Thuốc Giải Độc

Scorr  E. SUTHERLAND, MD

Ngộ độc cyanide là một trường hợp  hiếm  gặp tại khoa cấp cứu, nhưng vì tính chất khởi phát  rất nhanh  với tình trạng rối loạn huyết động và phương thuốc giải độc đặc biệt khiến cho đây là một chẩn đoán mà chúng ta không nên bỏ sót. 

Vào năm 2007, hội AAPS (the American Association of Poison Centers) đã báo cáo 5 trường hợp tử vong do cyanide, con số tương tự như với digoxin và chẹn beta. Nguyên nhân thường gặp nhất gây ngộ độc cyanide đó là hít phải khói trong nhà và từ các khu công nghiệp với những bằng chứng hiện nay cho thấy rằng nhiều trường hợp đột tử là do hít phải cyanide. 

Độc tính của cyanide đến từ khả năng  gắn kết mạnh vào kim loại  như

là ferric ion và coban ⇒ điều này cho phép nó có thể  gắn vào nhiều enzyme cực kỳ quan trọng  trong cơ thể con người. Đáng chú ý nhất, nó ức chế cạnh trạnh với cytochrome C oxidase (Phức hợp IV), là

enzyme cuối cùng trong chuỗi vận chuyển electron ⇒ gây ra sự dừng lại của quá trình phosphoryl hóa oxy hóa. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxi mô, tế bào không thể sử dụng oxi từ máu mặc dù vẫn đảm bảo cung lượng máu đưa đến là đầy đủ.  

Biểu hiện sớm  của tình trạng ngộ độc cyanide bắt nguồn từ  tình trạng thiếu oxi mô  và do đó cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách tăng oxy hóa thông qua tăng nhịp tim, tăng tần số thở. Những biểu hiện sớm này có thể tiến triển rất nhanh chóng đến tình trạng tụt áp nặng, rối loạn nhịp tim và thậm chí ngừng tim. Shock và ngừng tim có thể xảy ra ở khoảng 50% trường hợp bệnh nhân phơi nhiễm với cyanide. Bên cạnh đó, các xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy có sự gia tăng nồng độ  lactat huyết tương thường > 10mmol/l. 

Tại Mỹ, có hai liệu pháp được FDA chấp thuận để điều trị ngộ độc cyanide: ​Hydroxocobalamin và sodium nitrate​. Hai loại thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế chuyển cyanide thành dạng không độc tính. Cả hai sau đó được bổ sung với sodium thiosulfate, chất này hoạt động như là một nguồn cung cấp sulfhydryl tham gia vào quá trình chuyển cyanide thành dạng thicyanate không độc tính tương đối. 

Hydroxocobalamin ​hoạt động bằng cách chuyển cyanide thành chất chuyển hóa không độc tính cyanocobalamin (vitamin B12). Đây là vitamin tan trong nước, và do đó sẽ được thải qua nước tiểu. Việc sử dụng hydroxocobalamin có liên quan đến  tăng huyết áp thoáng qua

kèm theo ​đỏ da, nước tiểu đỏ  tạm thời ⇒ Điều này có thể làm ảnh hưởng đến các xét nghiệm cận lâm sàng có nguyên lý dựa trên màu sắc như creatinin, carboxyhemoglobin, methemoglobin, và oxyhemoglobin.

Cơ chế của  sodium nitrite​ xuất phát từ khả năng oxy hóa sắt trong hemoglobin và gây ra tình trạng methemoglobinemia. Methemoglobin sau đó sẽ gắn vào cyanide trong dòng tuần hoàn và giúp cơ thể khử độc. Bên cạnh đó, với tình trạng methemoglobinemia, chức năng của hemoglobin giảm, điều này có thể gây hại cho những bệnh nhân có sẵn tình trạng thiếu hụt khả năng vận chuyển oxy như là những trường hợp phơi nhiễm với carbon monoxide hoặc thiếu máu. Thêm vào đó, việc sử dụng sodium nitrite có thể đưa đến  tụt áp  do tác dụng giãn mạch của nitrite. 

Cho đến ngày hôm nay, chưa có các thử nghiễm ngẫu nhiên có đối chứng trên người so sánh hiệu quả của hai thuốc giải độc này. Hiện nay, một nghiên cứu trên lợn đã so sánh hai thuốc này và cho thấy không có sự khác biệt về tử vong. 

Nói tóm lại, bước quan trọng nhất trong chẩn đoán ngộ độc cyanide là nhận biết sớm . Một khi đã xác định được rồi, cần phải biết tại khu vực của mình đang có loại thuốc giải độc nào sẵn có.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • 1. Nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc cyanide đến từ việc hít phải khói sinh hoạt và từ các khu công nghiệp.
  • 2. Cyanide ngăn không cho tế bào sử dụng oxy ⇒ tăng nồng độ lactat huyết tương.
  • 3. Sodium nitrate và hydroxocobalamin là 2 thuốc giải độc được chấp thuận. Hydroxocobalamin làm ảnh hưởng đến các xét nghiệm cận lâm sàng có nguyên lý dựa trên màu sắc.
  • 4. Các nghiên cứu trên lợn cho thấy không có sự khác biệt về tử vong giữa hai thuốc Sodium nitrate và hydroxocobalamin
1 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar