Đường Truyền Tĩnh Mạch Tối Ưu Trong Hồi Sức Chấn Thương
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Đường Truyền Tĩnh Mạch Tối Ưu Trong Hồi Sức Chấn Thương
YHOVN 1 năm trước

Đường Truyền Tĩnh Mạch Tối Ưu Trong Hồi Sức Chấn Thương

BENJAMIN D. MUSSER, MD

Đường truyền tĩnh mạch là rất quan trọng trong quản lý bệnh nhân chấn thương. Nó cần thiết để truyền dịch, các chế phẩm máu và thuốc đủ nhanh để bù đắp cho tổn thương của bệnh nhân. Hồi sức dịch cần đến một catheter để có thể truyền nhanh một khối lượng lớn. Catheter lý tưởng để truyền nhanh có đường kính trong rộng và chiều dài ngắn, dựa trên định luật Hagen-Poiseuille.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÔI CHỌN ĐÚNG ĐƯỜNG TRUYỀN TRONG HỒI SỨC CHẤN THƯƠNG?

Một số yếu tố xác định đường truyền tĩnh mạch tối ưu trong hồi sức chấn thương. Trong hồi sức ban đầu, một đường truyền lớn ở mỗi khuỷu tay thường là đủ.

KHI NÀO CATHETER TĨNH MẠCH NGOẠI BIÊN ĐƯỢC ƯU TIÊN?

Một IV cỡ 14 hoặc 16 được đặt ở tĩnh mạch ngoại biên lớn như tĩnh mạch khuỷu tay cho phép truyền dịch rất nhanh và thường là biện pháp tối ưu trong chấn thương. Catheter tĩnh mạch ngoại biên có thể được đặt rất nhanh mà không làm gián đoạn quá trình hồi sức liên tục. Có thể dùng đường truyền lớn nhất, vì sự gia tăng nhỏ trong kích thước lòng có thể làm tăng đáng kể dòng chảy qua catheter. Bất lợi chính của đường truyền tĩnh mạch ngoại biên là khả năng hạn chế trong việc dùng các thuốc vận mạch và dùng nhiều loại thuốc cùng một lúc.

KHI NÀO ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH TRUNG TÂM ĐƯỢC CHỈ ĐỊNH?

Đường truyền tĩnh mạch trung tâm có lợi nhất khi cần truyền dịch hoặc các chế phẩm máu nhanh, khi cần dùng nhiều loại thuốc, và khi cần dùng thuốc vận mạch.

Đường truyền tĩnh mạch trung tâm là lựa chọn tốt nhất ở một bệnh nhân không ổn định cần dùng các chế phẩm máu. Ống lớn cỡ 7.0 đến 8.5 French cho phép truyền các chế phẩm máu cực kỳ nhanh chóng. Mặc dù chiều dài của chúng dài hơn, khi được sử dụng với túi áp lực, nó có thể đạt tốc độ truyền > 800 mL / phút. Ngược lại, các catheter tĩnh mạch ngoại biên lớn (14 hoặc 16) có tốc độ dòng chảy có thể so sánh được với các ống nhỏ hơn (4 hoặc 5 French).

Catheter 3 nòng là tốt nhất khi một bệnh nhân cần dùng nhiều loại thuốc một lúc. Nhiều nòng cho phép truyền thuốc và các chế phẩm máu cùng một lúc.

HẠN CHẾ CỦA ĐƯỜNG TRUYỀN TĨNH MẠCH TRUNG  TÂM

Đường truyền tĩnh mạch trung tâm hy sinh tính đơn giản và tốc độ của việc đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên, và chúng thường phải được một bác sĩ giàu kinh nghiệm đặt một cách vô trùng. Sự gia tăng chiều dài của catheter ba nòng dẫn đến tốc độ dòng chảy mỗi lòng giảm so với đường truyền ngoại biên. Ngoài ra, vị trí của nó có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực hồi sức, đặc biệt là hồi sinh tim phổi (cardiopulmonary resuscitation – CPR).

KHI NÀO NÊN DÙNG ĐƯỜNG TRUYỀN TRONG XƯƠNG (IO)?

Nếu đường truyền tĩnh mạch ngoại biên không thể thực hiện được, một đường truyền trong xương (intraosseous – IO) cung cấp cách tiếp cận nhanh chóng. Chúng có thể được đặt dưới một phút bởi các bác sĩ có kinh nghiệm. Truyền với đường IO chậm hơn nhiều so với đường truyền ngoại biên, do đó, một túi áp lực hoặc bơm phải được sử dụng ở một bệnh nhân nặng. Với truyền nhanh qua đường IO, cần lưu ý các biến chứng cơ học / thoát mạch. Cuối cùng, đường IO có thể gây đau đớn – vì vậy cần sử dụng lidocain 2% (0,5 mg / kg) ở bệnh nhân tỉnh táo.

VỊ TRÍ LÝ TƯỞNG CỦA ĐƯỜNG TRUYỀN?

Cả kích cỡ và vị trí đường truyền tĩnh mạch đều quan trọng trong hồi sức chấn thương. Bất chấp những nguy hiểm tiềm tàng, đường truyền cao cho phép phân phối nhanh hơn tới tuần hoàn trung tâm. Mạch máu có thể bị tổn thương ở một nạn nhân chấn thương. Tiếp cận mạch máu tại vị trí tổn thương có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp thuốc, dịch hoặc các chế phẩm máu và cần tránh điều này. Đường truyền cũng nên tránh trong tổn thương chi rõ ràng nếu có thể. Đường truyền tĩnh mạch trung tâm tại đùi cũng cần tránh trong chấn thương bụng và vùng chậu với tổn thương mạch máu lớn.

KEY POINTS 

  • Đường truyền tĩnh mạch tối ưu ở bệnh nhân chấn thương nặng cho phép truyền nhanh một khối lượng dịch lớn.
  • Một đường truyền tĩnh mạch ngoại biên cỡ 14 hoặc 16 thường là đường truyền tối ưu.
  • Đường truyền tĩnh mạch trung tâm cho phép hồi sức nhanh chóng và sử dụng nhiều loại thuốc cùng một lúc.
  • Đường truyền trong xương là một lựa chọn khả thi ở bệnh nhân chấn thương khi đường truyền ngoại biên không thể thực hiện được.
  • Các vùng tổn thương nên được tránh nếu có thể.
9 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar