Đặt sonde dạ dày bơm rửa: vẫn chỉ định hay đã lỗi thời?
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Đặt sonde dạ dày bơm rửa: vẫn chỉ định hay đã lỗi thời?
YHOVN 2 năm trước

Đặt sonde dạ dày bơm rửa: vẫn chỉ định hay đã lỗi thời?

NG Lavage (NGL) – bơm rửa dạ dày qua sonde dường như là thủ thuật hợp lý trong việc đánh giá bệnh nhân nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa trên, nhưng liệu bằng chứng có ủng hộ logic không? Hầu hết các nghiên cứu đều nói rằng nội soi nên tiến hành trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng, nhưng thời gian tối ưu trong vòng 24 giờ đầu tiên không rõ ràng. Chảy máu tái phát là yếu tố tiên lượng tử vong, nhưng bệnh nhân này nên can thiệp hoặc nội soi sớm và/hoặc phẫu thuật. Vậy NGL có tác dụng gì?

1. NGL trong trường hợp tổn thương cao (Aljebreen, Fallone, and Barkun 2004)*

Những gì họ đã làm:

Đánh giá 520 bệnh nhân đặt sonde dạ dày trước khi nội soi

Tìm mối liên quan giữa các dấu hiệu khi bơm rửa dạ dày qua sonde (máu tươi, máu đen và dịch mật) với các tổn thương có nguy cơ cao

Những gì họ tìm thấy:

Hút ra máu có liên quan tới mức độ tổn thương cao (OR 4.82 khi so sánh với hút ra dịch mật/dịch trong)

Hút ra máu liên quan tới mức độ tổn thương cao (OR 2,8 khi so sánh với hút ra dịch màu nâu (Cà phê))

14,7% số trường hợp hút ra dịch trong/dịch mật có mức độ tổn thươngcao.

Kết luận:

NGL giúp dự đoán những tổn thương có nguy cơ cao đòi hỏi cần nội soi sớm (<24h)

(Singer et al. 1999)*

Những gì họ đã làm:

Họ quan sát 1.171 ca thủ thuật với 15 thủ thuật hay làm nhất ở phòng cấp cứu

Bệnh nhân ghi lại điểm đau, dựa trên thang điểm VAS

Những gì họ tìm thấy:

Thủ thuật đau đớn nhất chính là đặt sonde dạ dày

Đặt sonde dạ dày đau hơn đặt NKQ, dẫn lưu áp xe, bó bột gãy xương và đặt catheter niệu đạo

Kết luận:

Thủ thuật đau đớn nhất cho bệnh nhân là đặt sonde dạ dày

2. NGL KHÔNG là cách duy nhất để có được hình ảnh tốt trong nội soi (Pateron et al. 2011)*

Những gì họ đã làm:

Nghiên cứu đa trung tâm, ngẫu nhiên 6 trung tâm cấp cứu, 253 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên (UGIB)

IV erythromycin (84 bn) so với NGT (sonde dạ dày) không dùng erythromycin (85bn) so với NGT kèm dùng erythromycin (84 bn) để giúp thuận lợi cho nội soi

Những gì họ thấy:

Không có sự khác biệt trong việc hiển thị hình ảnh nội soi giữa các nhóm

Không có sự khác biệt về thời gian soi, nhu cầu phải soi lần 2, số lượng hồng cầu khối truyền hay tỉ lệ tử vong ở 2, 7, và 30 ngày

Kết luận:

Trong UGIB cấp tính, dùng IV erythromycin có thể giúp thuận lợi cho nội soi mà không cần đặt sonde dạ dày

3. NGL KHÔNG cải thiện tử vong, thời gian nằm viện hay nhu cầu truyền máu  (Huang et al. 2011)*

Những gì họ đã làm:

Phân tích hồi cứu

632 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên đánh giá tỷ lệ tử vong trong 30 ngày, thời gian nằm viện trung bình (LOS), và nhu cầu truyền máu

Những gì họ tìm thấy:

Không có sự khác biệt về tỷ lệ tử vong trong 30 ngày, LOS trung bình, hoặc nhu cầu truyền máu

NGL làm nguy cơ phải nội soi sớm hơn

Kết luận:

NGL có liên quan đến việc phải nội soi nhưng không có sự khác biệt về kết cục

Cuối cùng

Vì vậy, những gì chúng ta nên nói với các đồng nghiệp về tiêu hóa của chúng ta về NGL và UGIB?

Không còn hướng dẫn đặt sonde dạ dày trong xuất huyết tiêu hóa trên theo American College of Gastroenterology 2012 guidelines để chẩn đoán, hay điều trị (Laine and Jensen 2012)*. Dường như không có tình trạng tiến thoái lưỡng nan nữa.

Đặt sonde dạ dày bơm rửa ở bệnh nhân cấp cứu có xuất huyết tiêu hóa trên là phương pháp đã lạc hậu

Bibliography

Aljebreen, Abdulrahman M, Carlo A Fallone, and Alan N Barkun. 2004. Nasogastric aspirate predicts high-risk endoscopic lesions in patients with acute upper-GI bleeding. Gastrointestinal endoscopy, no. 2. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14745388.

Huang, Edward S, Sundip Karsan, Fasiha Kanwal, Inder Singh, Marc Makhani, and Brennan M Spiegel. 2011. Impact of nasogastric lavage on outcomes in acute GI bleeding. Gastrointestinal endoscopy, no. 5 (July 7). doi:10.1016/j.gie.2011.04.045. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21737077.

Laine, Loren, and Dennis M Jensen. 2012. Management of patients with ulcer bleeding. The American journal of gastroenterology, no. 3 (February 7). doi:10.1038/ajg.2011.480. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22310222.

Pateron, Dominique, Eric Vicaut, Erwan Debuc, Karima Sahraoui, Nicolas Carbonell, Xavier Bobbia, Dominique Thabut, et al. 2011. Erythromycin infusion or gastric lavage for upper gastrointestinal bleeding: a multicenter randomized controlled trial. Annals of emergency medicine, no. 6 (February 17). doi:10.1016/j.annemergmed.2011.01.001. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21333385.

Singer, A J, P B Richman, A Kowalska, and H C Thode. 1999. Comparison of patient and practitioner assessments of pain from commonly performed emergency department procedures. Annals of emergency medicine, no. 6. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/10339680.

17 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar