Làm gì để bảo vệ bản thân ?
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Làm gì để bảo vệ bản thân ?
YHOVN 1 năm trước

Làm gì để bảo vệ bản thân ?

Test     

Cơn bão đánh thức người mẹ dậy lúc nửa đêm. Cô mò mẫm tìm công tắc điện nhưng bi mất điện. Trong lúc lần sang phòng bọn trẻ, cô bị ngã đập mặt vào tường, đau nhiều vùng cổ tay.

Cô kể cho tôi nghe câu chuyện này khi đang ngồi tại phòng cấp cứu, giữ chặt mũi bằng gạc đẫm máu. Nhưng nếu lúc đó cô không thể có ai cấp cứu? điều gì sẽ xảy ra nếu điện thoại không liên lạc được và cây đổ gãy trên đường làm cô không thể được đưa tới viện? Cô sẽ phải làm gì?

A. Đặt cục đá lạnh lên phía trước mùi để cầm chảy máu mũi.

B. Không nên lo lắng về cổ tay của cô nếu cô vẫn cử động được ngón tay, Điều đó cho thấy không có gãy xương

C. Nhờ ai đó tìm dùm cô cuốn sách này, thường để ở nơi dễ tìm

D. Chạy ra ngoài sang nhà hàng xóm, hét lên, “có bác sĩ nào ở quanh đây không?”

ANSWERS

A. Sai. nước đá lánh có thể ngăn máu chảy nhưng ép trực tiếp lên có khả năng cầm máu tốt hơn. trường hợp mũi bạn chảy máu, nên bóp chặt bên dưới xương chính mũi, Giữ trong khoảng 5 phút hoặc hơn để hình thành cục máu đông, không bao giờ đặt trực tiếp cục nước đá lên da hơn 1 phút trừ khi bạn đặt nó lên 1 thứ như mảnh vải.

B. Sai. cử động được ngón tay, ngón chân hay bất cứ thứ gì có thể xác định bạn có tổn thương cơ, cân hay khớp nhưng không cho thấy bạn có gãy xương hay không (See here).

C. Đúng hãy để cuốn sách này ở nơi dễ tìm trong nhà, hoặc lấy điện thoại vào mục tìm kiếm tại website https://yho.vn

D. Sai. tôi hi vọng bạn không chọn D trừ khi bạn biết hàng xóm của bạn là ai

ĐỪNG NGẠC  NHIÊN   

Bạn đã từng dự trữ thực phẩm trước cơn bão? sữa, bánh mỳ, nước đều hết, mọi người chạy loanh quanh như những chú gà con lạc mẹ, 1 bầu không khí đầy khiếp sợ.
1 vài người đã ở nhà an toàn, uống trà thảo dược, họ đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ trước khi cơn bão đến, Khi có gì đó cấp cứu xảy ra, không gì bằng khi bạn đã có “sự chuẩn bị”

MẸO    

Thảm họa đột nhiên xảy ra, không có thời gian chuẩn bị. Bạn cần suy nghĩ thật nhanh và nghĩ tới những nguy hiểm sắp và có thể thể xảy ra ngay lập tức. Nếu bạn không chuẩn bị, bạn sẽ có thể bỏ sót điều gì đó quan trọng.

TIP 1: GIỮ MÌNH LUÔN Ở TRẠNG THÁI TỐT NHẤT

Duy trì sức khỏe và thể lực tối ưu là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm, không chỉ giúp cho sức khỏe mà còn sẵn sàng cho trường hợp khẩn cấp.

Tập thể dục đều đặn và duy trì trọng lượng lý tưởng là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống của bạn. Ai biết khi nào bạn có thể cần phải bế đứa trẻ trên tay và chạy hoặc CPR cho một người hàng xóm?

Ăn thức ăn bổ dưỡng và ngủ. Đây là những cách tốt nhất để tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Giữ cân nặng trong ngưỡng kiểm soát. Bỏ thuốc lá . Khám sức khỏe định kỳ. Điều này giúp ngay cả khi bạn mắc bệnh hay bị thương trong 1 thảm họa thì bạn cũng có cơ hội sống sót nhiều hơn.

TIP 2: NÊN NHỚ, TẬP CHO TỚI KHI HOÀN HẢO

Các chuyên gia cấp cứu được đào tạo theo đội (team). khi 1 ai đó được khênh vào phòng cấp cứu, họ không cần phải suy nghĩ mà tiến hành cấp cứu luôn. thậm chí dụng cụ thiết bị đặt ở đâu họ có thể lấy mà không cần phải tìm

Tất nhiên chúng ta không thể biết mọi thứ nhưng cần biết tự xử trí những tình huống hay gặp nhất. Sau đó, chúng ta có thể có thêm thời gian để học xử trí những tình huống bất ngờ.

Bạn nên chuẩn bị sẵn. Đọc cuốn sách này từ trang bìa để bạn biết được toàn bộ nội dung trong đó và biết cách tìm nếu bạn cần tra cứu nhanh chóng. Biết được các điều trị cấp cứu trường hợp thông thường. Ghi nhớ các bước đầu tiên cho tới khi bạn thực hiện được chúng mà không cần phải suy nghĩ – như 1 phản xạ

Cất đồ dùng y tế của bạn ở khu vực dễ tiếp cận và kiểm tra chúng thường xuyên để đảm bảo không có gì thiếu hoặc lỗi thời

Ngoài ra, học các khóa sơ cứu và CPR.

TIP 3: TIÊM DỰ PHÒNG

Kiến thức luôn cập nhật. Trung tâm kiểm soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh có lịch tiêm chủng tại http://www.cdc.gov/vaccines. Như với bất kỳ loại thuốc nào trước khi dùng cho cơ thể bạn, trước tiên đọc về tác dụng phụ, biến chứng và biện pháp dự phòng

Dưới đây là một số loại vắc-xin bạn có thể cân nhắc:

  • Uốn ván: sau 1 loạt mũi tiêm thời thơ ấu, mỗi 10 năm nên tiêm dự phòng lại để tránh nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn từ đất
  • cúm: nếu bạn hay tiếp xúc với những người ốm và ho, điều này có hiệu quả tuyệt vời
  • Viêm phổi: Viêm phổi do phế cầu hay gặp và nặng ở người trẻ và già. Tiêm dự phòng vacxin có từ năm 2001 nhưng nhiều người chưa bao giờ được tiêm. Thường 1 liều là đủ, có thể liều thứ 2 ở tuổi 65
  • Viêm gan B: Viêm gan B là một căn bệnh nghiêm trọng nhưng có thể ngăn ngừa được. Nó lây qua dịch cơ thể ví dụ như máu người bị nhiễm vào hệ thống cơ thể bạn qua vết trầy xước trên da bạn. Vắc-xin này trở thành một phần trong lịch tiêm chủng của trẻ nhỏ từ năm 1994. Những người không được tiêm nó khi nhỏ cần tiêm liệu trình 3 mũi miễn dịch viêm gan b

Suy nghĩ hoang đường

Mơ mộng: bạn có thể bị cúm sau tiêm vacxin cúm.

Thực tế: virus trong vacxin đã chết. Bạn không thể bị nhiễm cúm từ virus đã chết. tuy nhiên vài người có triệu chứng giống cảm lạnh trong khoảng 2-3 ngày

Và nghĩ họ bị cúm. Điều đó không phải. cúm kéo dài lâu hơn và nặng hơn

TIP 4: CÓ 1 CĂN PHÒNG

Bạn phải có 1 căn phòng an toàn nhất trong nhà và thiết kế nó làm phòng an toàn. Để mọi dụng cụ cấp cứu ở đây. Thiết kế khác nhau tùy nơi bạn sống. Nó có thể là tầng hầm, trên tầng hoặc căn phòng không có cửa sổ

TIP 5: LÀM 1 BỘ SƠ CỨU

Mua 1 bộ sơ cứu hoặc bạn tự làm. Phải đảm bảo thùng đựng dụng cụ này không ngấm nước, giữ cuốn sách này trong bộ đựng dụng cụ của bạn- bổ sung thêm trong chương 14.

TIP 6: CHUẨN BỊ SỐ THUỐC CẦN THIẾT

Đảm bảo thuốc cần thiết trong mọi tình huống bạn cần, và kiểm tra hạn dùng của chúng như thuốc giảm đau, kháng acid, kem bôi da và các loại khác

TIP 7: DỰ TRỮ

Có thực phẩm có thể ăn được từ vài ngày tới vài tuần – đóng hộp, sấy khô. Chú ý hạn dùng và bổ sung trước khi chúng cận date

TIP 8: DỰ TRỮ NƯỚC Ở MỌI NƠI

Không có thức ăn đã mệt nhưng không có nước bạn sẽ nhanh chóng chết.

14 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar