Bí đái: sau đặt sonde nên kẹp sonde hay cứ để nước tiểu ra liên tục
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Bí đái: sau đặt sonde nên kẹp sonde hay cứ để nước tiểu ra liên tục
YHOVN 2 năm trước

Bí đái: sau đặt sonde nên kẹp sonde hay cứ để nước tiểu ra liên tục

Bối cảnh: Việc điều trị 1 trường hợp bí đái cấp cứu khá đơn giản; Đặt một ống thông Foley hoặc dẫn lưu trên xương mu để giải phóng nước tiểu. Vấn đề tranh cãi là chúng ta cần kẹp sonde sau khi xả 200-1000ml nước tiểu hay cho chảy hoàn toàn. Chúng ta được dạy nên để chảy liên tục tránh các biến chứng như đái máu, trụy tim mạch và suy thận nặng lên.

Hãy xem các nghiên cứu

Những gì họ đã làm:

Các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở những bệnh nhân nam bị tắc nghẽn đường tiểu được phân ngẫu nhiên thành: kẹp cách quãng GD và xả liên tục RD  (Rapid Decompression (RD) vs Gradual Decompression (GD))

GD = Sau mỗi khi ra 200ml nước tiểu lại kẹp lại 5 phút, làm vậy tới khi bàng quang rỗng

RD = bàng quang xả toàn bộ qua sonde

Kết quả:

Thay đổi các dấu hiệu sinh tồn (Nhịp tim và Huyết áp)

Đái máu

Can thiệp / điều trị đái máu

Lựa chọn:

Bệnh nhân nam có triệu chứng tiết niệu (cả cấp tính và mãn tính)

Được sự đồng ý tham gia

Loại trừ:

Phụ nữ

Trẻ vị thành niên

Bệnh nhân hẹp niệu đạo, dẫn lưu bàng quang trên xương mu và tiểu máu trước đó

kết quả:

294 bệnh nhân tham gia nghiên cứu

GD: 142 (48,3%)

RD: 152 (51,7%)

Ưu điểm:

Lựa chọn ngẫu nhiên

Các đặc điểm cơ bản của bệnh nhân tương tự ở cả hai nhóm

Theo dõi các biến số gây nhiễu: tuổi tác, điều trị chống đông, tiền sử bí đái, phẫu thuật niệu đạo trước đó và vật liệu/kích thước catheter

Nghiên cứu so sánh tỷ lệ biến chứng của GD vs RD

Hạn chế:

Tiên lượng gần không rõ ràng

Cách chọn lựa ngẫu nhiên không rõ ràng

Thời gian xả liên tục so với xả ngắt quãng không được ghi nhận

Không rõ có bao nhiêu bệnh nhân có tiền sử kinh niên và thận cấp

Khối lượng nước tiểu ra được đo bằng cách sử dụng mức trên túi tiểu. kỹ thuật này có thể không chính xác

Không rõ số bệnh nhân bí đái cấp và mạn tính

Tiền sử THA trước đó không được ghi nhận trước khi đặt sonde điều trị bí đái. Nên huyết áp tăng khó có thể xác định do bí đái hay THA đơn thuần lành tính

Phụ nữ bị loại khỏi nghiên cứu này do bí đái ở phụ nữ rất hiếm và nếu có thì nguyên nhân phức tạp hơn nhiều

Thảo luận:

Tùy thuộc vào nguồn bạn đọc, lượng xả ra và thời gian kẹp có thể khác nhau

Số lượng nước tiểu xả: 500ml, 100-150ml hoặc 750mL

Thời gian kẹp: 30 phút

Điều đáng nói đến là ở những bệnh nhân cần can thiệp để điều trị (10 bệnh nhân), đều được bơm rửa khoảng 2 ngày. 1 bệnh nhân không rõ ràng bị suy thận nặng do bí đái, rối loạn tiểu cầu và đái máu

Một biến chứng giả định khác của RD là trụy tim mạch do phản xạ tạng- mạch máu (viscerovascular reflex). Các tác giả nêu rõ lý do trụy mạch là do “bàng quang căng quá mức dẫn đến tăng trương lực thành động mạch và giãn mạch qua phản xạ bàng quang- mạch máu do kích thích giao cảm”. điều này giải thích rõ hơn bằng khi bệnh nhân đau tức hạ vị do bí tiểu làm tăng huyết áo, khi được giải phóng nước tiểu, huyết áp sẽ giảm

Tác giả Kết luận:

“Trong thử nghiệm ngẫu nhiên này, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được ghi nhận giữa xả dần hay xả nhanh nước tiểu. Việc xả ngắt quãng cũng không làm giảm nguy cơ tiểu máu hay trụy tim mạch. Xả nhanh hay cách quãng đều như nhau

References:

Boettcher S et al. Urinary Retention: Benefit of Gradual Bladder Decompression – Myth or Truth? A Randomized Controlled Trial. Urol Int 2013; 91: 140 – 144. PMID: 23859894

353 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar