Vấn đề ở nữ giới
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Vấn đề ở nữ giới
YHOVN 1 năm trước

Vấn đề ở nữ giới

1 phụ nữ trung niên mặc đồ công sở tới khám vì cô ta khá khó chịu khi ra dịch âm đạo nhiều cả tuần nay. Cô không sốt, không đau, chỉ ra nhiều dịch. Cô không thấy vấn đề gì khác, cô nghĩ hay là chồng cô đi quan hệ linh tinh

Khi tôi khám vùng chậu của cô, thấy trong âm đạo có tampon. Điều nào sau đây không phải là sự thật?

A. Không sao cả

B. 1 vài tampon bị quên vài tháng.

C. Tampon quên rút ra có thể gây viêm nặng.

D. Tampon hiếm khi không phát hiện ra ở phụ nữ không béo phì và tươm tất

E. Vài phụ nữ không thể nhớ đã rút tampon ra chưa

ANSWERS

A. sai. Rút tampon đôi khi sẽ giải quyết được vấn đề, nhưng đừng loại trừ nguyên nhân khác như bệnh lây qua đường tình dục (STD). Nên test lậu và chlamydia

B.Đúng. Có thể không có triệu chứng.

C. Đúng. Dù không thường gặp nhưng tampon hay dị vật có thể gây nhiễm khuẩn nặng, thậm chí sốc nhiễm khuẩn đe dọa tính mạngSai. Vấn đề này có thể gặp với mọi phụ nữ dùng tampon.

D. Đúng. Tôi từng có bệnh nhân họ nghĩ họ quên rút tampon nhưng khi kiểm tra không có gì trong đó

Vì vậy, đôi khi tampon bị nén nhỏ và nằm ở phía sau âm đạo, cạnh cổ tử cung. Do đó, trừ khi sinh con, cổ tử cung quá nhỏ để tampon có thể đi qua và đi vào bên trong tử cung.

Dùng mỏ vịt có thể giúp phát hiện tampon nhưng có thể sờ bằng vài ngón tay. Cảm giác thành sau âm đạo và xung quanh cổ tử cung. Tuy nhiên nếu thấy khó chịu hoặc ra dịch nhiều, bạn nên đi khám bác sĩ

VẤN ĐỀ CỦA TỬ CUNG


Ở một người phụ nữ không mang thai, tử cung rộng khoảng 1 inch rưỡi và dài 3 inch, không lớn hơn ngón chân cái. Cửa vào tử cung gọi là cổ tử cung, nối nó với âm đạo, nhô vào lòng âm đạo một chút. Nó giống như 1 cái núm. Khi có vấn đề như đau vùng chậu hoặc ra máu âm đạo nên cẩn thận nguyên nhân từ tử cung

U XƠ TỬ CUNG

U xơ tử cung có thể có nhiều kích thước và vị trí khác nhau.

U xơ tử cung là cấu trúc như quả bóng nhỏ ở mô cơ nằm trong hoặc gắn vào tử cung. Nó có thể rất nhỏ hoặc đường kính lên đến vài inch. Phần lớn phụ nữ sẽ có một hoặc nhiều u xơ trong suốt cuộc đời của họ. Hầu hết u xơ không bao giờ gây ra triệu chứng. Những cái lớn có nhiều khả năng gây ra vấn đề.

U xơ có thể gây rong kinh nhiều và cảm giác áp lực đè lên vùng chậu. siêu âm có thể phát hiện u xơ tử cung. Có thể dùng thuốc giảm đau non steroid (NSAID) để đỡ đau. Phẫu thuật hoặc đốt laser nếu triệu chứng nặng

Nhân tiện, u xơ không phải là ung thư. Vâng, đôi khi chúng được gọi là khối u xơ, nhưng nhiều người quan niệm sai lầm rằng khối u là một loại ung thư. Khối này chỉ là khối mô cơ, mặc dù đa số các khối u thì 1 số là ung thư nhưng rất nhiều trong số chúng là hoàn toàn lành tính. U xơ lành tính và hiếm khi tiến triển thành ung thư.

SẢY THAI

Sử dụng biện pháp tránh thai, bất kể hình thức nào đều không loại trừ được khả năng mang thai. Nếu bạn là một phụ nữ có khả năng sinh sản và quan hệ tình dục với một người đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh, luôn có nguy cơ mang thai. Nhiều phụ nữ không nhận ra điều này và trong giai đoạn đầu của thai kỳ, đặc biệt nếu họ dùng tránh thai, họ sẽ không thể tin mình có thể mang thai được. Nó chỉ được họ nghi ngờ khi chậm kinh, sưng vú hoặc đau và buồn nôn, đặc biệt là vào sáng sớm làm họ nhận ra họ có thể đã mang thai

Khi mang thai, co thắt tử cung và thậm chí là ra máu nhỏ giọt ở âm đạo có thể là bình thường. Tuy nhiên co thắt tử cung kéo dài hoặc nặng hoặc chảy máu có thể do sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Đôi khi sảy thai biểu hiện duy nhaast là đột ngột ra máu âm đạo

Thông thường phải mất 1 vài tuần để các thành phần bên trong tử cung tống ra hoàn toàn. Tiếp tục ra máu cho thấy còn sót rau. Khi đó cần nong và nạo thai

Sau khi sẩy thai, tử cung có thể bị nhiễm khuẩn, sốt, đau bụng nhiều và dịch âm đạo. Khi đó cần dùng kháng sinh.

Khám bằng hai tay như nào?

Tử cung to, buồng trứng lớn hoặc khối ở tử cung có thể cảm nhận bằng cách sờ và cảm nhận bằng một hoặc 2 ngón tay cho vào âm đạo và đẩy lên cổ tử cung, tay kia ấn vào trên bụng, giữa khung chậu. Điều này có thể giúp xác định kích thước của tử cung cũng như bất kỳ khối bất thường nào. Nếu tử cung không to, bình thường rất khó có thể sờ được trừ khi người phụ nữ đó rất gày

VIÊM VÙNG CHẬU (PID)

Viêm tử cung thường do vi khuẩn và hay gặp do bệnh lây qua đường tình dục. Hầu hết các trường hợp viêm tử cung cũng liên quan tới vòi trứng- hay chẩn đoán viêm vùng chậu – PID. Sẹo của ống dẫn trứng có thể gây khó mang thai do trứng không thể ci chuyển qua đó tới tử cung. Điều trị sớm bằng kháng sinh giúp giảm nguy cơ để lại sẹo. Điều trị chậm trễ dễ làm viêm nhiễm trở nên nặng hơn

PID có thể gây sốt, ớn lạnh và mệt mỏi. Có thể đau nặng và vi khuẩn có thể đi vào máu tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết đe dọa tính mạng

 Nếu khi khám, sờ nhẹ vào cổ tử cung gây đau dữ dội tới mức 1 bệnh nhân đang nằm có thể nhảy dựng lên, đưa tay lên không trung như thể sẽ tóm lấy cái đèn trên trần nhà nếu viêm nặng

Dùng kháng sinh đường uống có thể ổn nhưng đôi khi trường hợp nặng phải dùng kháng sinh tĩnh mạch. Điều trị như các bệnh nhiễm trùng khác như nghỉ ngơi, truyền dịch và dùng NSAID để giảm đau.

Các biến chứng bao gồm áp xe vùng chậu, viêm phúc mạc và tử vong. ÍT nguy hiểm nếu được dùng kháng sinh sớm

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG

Cùng một loại mô trong tử cung, nội mạc tử cung có thể phát triển ở các phần khác của khung chậu, chẳng hạn như ở thành ngoài của ruột, bàng quang, buồng trứng và các cơ quan khác. Ở đó, nó đáp ứng với sự thay đổi hormone giống như trong niêm mạc tử cung. Trong thời kỳ kinh nguyệt, nó thậm chí có thể chảy máu vào khoang chậu.

Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra những cơn đau nặng nề, đau khi giao hợp, đi đại tiện hoặc tiểu tiện. Các phương pháp điều trị đau bụng do hành kinh có thể hiệu quả với đau trong lạc nội mạc tử cung. Đôi khi cần phẫu thuật nếu triệu chứng vẫn còn dai dẳng

ĐAU BỤNG KINH

Trong kỳ kinh, các cơ trong tử cung co bóp để tống máu. Ở một số phụ nữ những cơn co thắt này có thể khá nặng. Thường dùng nhất là NSAID và chườm ấm. Uống thuốc tránh thai thường xuyên cũng có thể làm giảm các triệu chứng, cũng như tập thể dục trước khi đến kỳ kinh. Café, hút thuốc và rượu có thể làm các triệu chứng nặng lên

Một số phụ nữ thấy rằng việc bổ sung 1 số loại thức ăn có thể giúp hành kinh đỡ đau. Lý do chữa rõ ràng. Dưới đây là 1 số loại thường được sử dụng:

• Dầu cá (hoặc cá) chứa nhiều axit béo omega-3

• Vitamin B1 (thiamine) và B6

• Magiê

• Thì là

• Dầu hoa anh thảo buổi tối

• Vitamin D

• Canxi

• Pycnogenol

Tại sao NSAIDs có thể giảm đau tử cung và thậm chí ra máu kinh ít hơn

NSAID là loại giảm đau chống viêm nonsteroid. Các thuốc này là ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve, Anaprox, Naprosyn), và nhiều loại khác. Chúng ức chế 1 chất gọi là prostaglandins. Prostaglandin là nguyên nhân gây co bóp tử cung và làm tăng lượng máu tới cũng như tiểu cầu ít bám dính hơn.

VẤN ĐỀ VỚI VÒI TRỨNG

Ống dẫn trứng xuất phát từ 2 phía của tử cung. Phần cuối của nó trùm lấy 1 phần của buồng trứng gần đó. Nó tiếp xúc rất gần dù không gắn liền với nó. Khi một người phụ nữ đang rụng trứng, trứng di chuyển khoảng cách rất ngawnstuwf buồng trứng vào ống dẫn trứng

CHỬA NGOÀI DẠ CON

Khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, nó thường xảy ra trong ống dẫn trứng. Sau đó, trứng được thụ tinh tiếp tục di chuyển cho đến khi nó bám vào thành tử cung. Nhưng nếu trứng bị kẹt hoặc chậm lại và thai phát triển trong ống dẫn trứng thì thai này không có cơ hội sống sót, đôi khi dẫ tới xảy thai. Tuy nhiên có thể gây xuất huyết nặng và đe dọa tính mạng. Nếu phổi tiếp tục phát triển, ống dẫn trứng sẽ vỡ, dẫn đến viêm phúc mạc nặng.

Hiếm khi, trứng có thể được thụ tinh và bắt đầu phát triển trong buồng trứng hoặc thậm chí trong khoang bụng (gọi là thai ngoài tử cung – chửa ngoài tử cung).

Với thai ngoài tử cung hoặc chửa ở vòi trứng, bạn vẫn có kết quả thử thai dương tính. Bạn có thể có các triệu chứng mang thai, nhưng thông thường, cơn đau đột ngột bắt đầu từ một bên khung chậu là manh mối đầu tiên cho thấy có điều gì đó không ổn. Nếu âm đạo ra máu hoặc ống dẫn chứng vỡ, cơn đau có thể lan khắp hạ vị

Siêu âm thường có thể chẩn đoán xác định và xác định chính xác vị trí của thai. Vì có khả năng cao không thể dự đoán được, chảy máu đe dọa tính mạng, phẫu thuật ngay lập tức để lấy bỏ thai. Ngoài ra có thể có nhiều cách và nhiều loại thuốc giúp trứng vượt qua nếu nó nằm trong ống dẫn trứng.

VẤN ĐỀ VỚI BUỒNG TRỨNG

Mỗi buồng trứng có kích thước bằng một quả hạnh nhân và chứa hàng ngàn quả trứng chưa trưởng thành. Trong những năm sinh sản, trung bình 1 quả trứng trưởng thành được phòng ra mỗi tháng một lần và đi vào ống dẫn trứng. Buồng trứng cũng sản xuất estrogen và progesterone.

NANG BUỒNG TRỨNG

Đôi khi một quả trứng trưởng thành không được phóng vào và mắc kẹt ở buồng trứng. Hoặc trứng được giải phóng nhưng lỗ phóng buồng trứng không bịt đúng cách dẫn tới hình thành nang chứa đầy dịch nhỏ, ít được chú ý và sẽ mất sau vài tháng. Nhưng đôi khi những nang này có thể tiến triển và gây áp lực hoặc đau đớn. Đôi khi một khối có thể sờ thấy khi khám vùng chậu. Nếu nang lớn vỡ, dịch rò ra có thể gây đau dữ dội.

Nhiều người không cần điều trị. Hoặc là nang sẽ tự thoái triển hoặc tự vỡ, cơn đau sẽ hết khi cơ thể hấp thụ dịch. Tuy nhiên, cần siêu âm để xác định u nang buồng trứng hay mang thai ngoài tử cung, áp xe hoặc thậm chí viêm ruột thừa

XOẮN BUỒNG TRỨNG

Giống như mọi bộ phận khác trên cơ thể bạn, mỗi buồng trứng đều có nguồn cấp máu. Nếu các mạch chính cấp máu bị xoắn sẽ có thể làm chết buồng trứng

. Điều này có thể gây hoại tử và viêm phúc mạc gây tử vong.

Xoắn buồng trứng gây đau đột ngột vùng hông, không phải lúc nào cũng kèm theo nôn. Có thể đau nhẹ bên đó. 20% xoắn xảy ra trong thời kỳ mang thai

Điều trị là phẫu thuật: không có cách nào khác. Đôi khi cứu được buồng trứng nhưng thường sẽ cắt bỏ

VẤN ĐỀ VỚI ÂM ĐẠO

Âm đạo có tiết dịch là bình thường và mỗi người phụ nữ sẽ biết thế nào là bình thường. Ra dịch âm đạo nhiều như có dị vật (Tampon). Nhưng nhiễm khuẩn là nguyên nhân thường gặp. Có thể nhuộm soi tìm vi khuẩn và soi tươi tìm nấm. Màu và mùi của dịch tiết đôi khi có thể cung cấp manh mối

NHIỄM KHUẨN ÂM ĐẠO

Viêm âm đạo do vi khuẩn gây xuất tiết dịch màu trắng xám có mùi tanh. Điều này là do mất cân bằng vi khuẩn chí bình thường. Thỉnh thoảng có ngứa chút bên ngoài âm đạo. Nguyên nhân chưa rõ nhưng các yếu tố nguy cơ như hút thuốc và thụt rửa thường xuyên. Viêm âm đạo do vi khuẩn không lây qua đường tình dục; tuy nhiên, có nhiều bạn tình cũng là một yếu tố rủi ro. Một lần nữa, chúng tôi không biết tại sao. Điều trị là dùng metronidazole, nhưng các triệu chứng thường tái phát.

Lý do chính để học cách nhận biết nhiễm khuẩn âm đạo là phân biệt với các bệnh lây qua đường tình dục. Biến chứng những bệnh này làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm trong thai kỳ và tăng khả năng mắc bệnh lây qua đường tình dục

NẤM ÂM ĐẠO

Nhiễm nấm âm đạo gây dịch tiết ra như phô mai, không mùi và bám vào thành âm đạo. Cũng có thể gây kích ứng bên ngoài gây đỏ và sưng. Có thể gây ngứa nhiều.

Bởi vì nấm là một thành phần bình thường của âm đạo, và vì nó sống trên các bộ phận khác nhau trên cơ thể của cả hai giới, nhiễm nấm không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm độ ẩm quá mức, do nhiều mồ hôi, mặc quần áo ướt, uống nhiều kháng sinh có thể tiêu diệt hệ vi khuẩn bình thường và để nấm phát triển quá mức

Nhiều loại thuốc dùng để điều trị nhiễm nấm. Nếu không dùng thuốc, có thể dùng các lựa chọn thay thế bao gồm:

  • Sữa chua: cho 1 muỗng sữa chua nguyên chất vào âm đạo hoặc lên dương vật hàng ngày tới khi hết triệu chứng
  • Viên nang âm đạo acid boric: bạn có thể mua ở quầy dược, hoặc bột acid boric lăn với viên nang gelatin. Đặt vào âm đạo. thay hàng ngày trong 2 tuần.
  • Dung dịch Gentian violet: nhúng bông vào dung dịch kháng khuẩn này, đặt vào âm đạo, kéo nó ra cọ vào thành âm đạo. Làm hàng ngày tới khi hết triệu chứng
  • Tinh dầu trà – tea-tree-oil: trộn 1 thìa với nước ấm. cho vào âm đạo ngày 1 hoặc 2 lần tới khi hết triệu chứng. Chú ý: nếu thấy kích thích như ngứa cần ngừng ngay

Cảnh báo: Giống như bất kỳ phương pháp điều trị nào, các chất này có thể gây tác dụng phụ ở 1 số người. Bạn nên thử 1 chút trên da tay của bạn, nếu không xảy ra kích ứng thì mới dùng

Ăn sữa chua hoặc uống men vi sinh cũng có thể có lợi. Tránh đường và rượu. Ngoài ra, tình dục có thể kích thích khu vực âm đạo và làm nhiễm trùng. Giữ cho khu vực bị nhiễm trùng khô bằng cách mặc quần áo cotton rộng và phơi khô sau khi tắm.

NANG BARTHOLIN

Các tuyến Bartholin, nằm ở mỗi bên của âm đạo có đường mở ra và tiết ra dịch để bôi trơn âm đạo. Nếu đường ra của các tuyến này bị tắc, dịch sẽ chảy ngược lại hình thành nang chưa đầy dịch. Đôi khi nang bị nhiễm khuẩn và hình thành áp xe.

Nang tuyến hoặc áp xe tuyến Bartholin có thể xuất hiện dưới dạng cục hoặc sưng ở 1 bên của âm đạo gần cửa mình. Có thể đau hoặc không

Ngâm mình trong nước ấm hoặc ngâm nước ấm vào khu vực này trong khoảng hai mươi phút mỗi bốn giờ để cố gắng mở thông hoặc mở áp xe để thoát dịch. Nếu khu vực này ấn đau, có thể phải dùng kháng sinh.

Tắc tuyến Bartholin có thể hình thành nang hoặc áp xe.

Luôn cần khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác và loại trừ u. Trong 1 số trường hợp cần dẫn lưu bằng phẫu thuật. Phải dùng dao rạch và đặt ống dẫn lưu để giữ nang không bị ứ dịch trở lại

RA MÁU

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra máu âm đạo như thay đổi hormon, thuốc, nhiễm khuẩn và ung thư. Điều trị theo nguyên nhân. NSAID có thể giúp ích trong thời gian ngắn

CẤP CỨU SƠ SINH

Giống như phần còn lại của cuốn sách này, thông tin trong phần này chỉ được sử dụng trong tình huống khó khăn nhất vào những lúc không có chuyên gia qua điện thoại, xe cứu thương, hoặc bất kỳ phương tiện nào khác. Các biến chứng không mong muốn có thể phát sinh trong và sau khi sinh con có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ và em bé. Và tổn thương vĩnh viễn có thể được ngăn chặn hoặc làm giảm bớt trong môi trường bệnh viện.

Khi các cơn co chuyển dạ bắt đầu, Nó đều và cách nhau khoảng hai mươi phút và ngày càng gần nhau hơn. Với em bé đầu tiên, bạn vẫn có nhiều thời gian để tới bác sĩ. Nhưng đôi khi em bé thứ hai và ba đến nhanh hơn rất nhiều. Nếu đầu của bé đã lòi ra và không thể có bác sĩ giúp đỡ ngay thì bạn sẽ làm gì?

lý tưởng nhất là bạn sẽ có một người bạn đời để giúp đỡ, nhưng tôi nhớ lại khi tôi làm việc tại bệnh viện địa phương, một y tá thông thái đã nói với tôi. Người mẹ- theo bản năng họ sẽ là người tự tìm ra cách mà thiên nhiên mách bảo

Vì vậy, trở lại với các cơn co thắt: cố gắng hay vội vàng làm mọi thứ sẽ chỉ gây hại. Dần dần, cổ tử cung sẽ mở rộng từ kích thước lỗ kim sang kích thước cho phép em bé ra ngoài. Dần dần, thành cổ tử cung sẽ mỏng và căng ra, và em bé sẽ bắt đầu hành trình chui ra ngoài. (Được rồi, đôi khi nó có thể khá nhanh, nhưng vấn đề là, bạn đừng vội vàng.)

Chuẩn bị sinh

Một trong những cách tốt nhất để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé và ngăn các biến chứng trong khi sinh và sau đó là mẹ nên đi khám thai định kỳ. Một số vấn đề tiềm ẩn có thể được ngăn ngừa, điều trị sớm hoặc đảo ngược. Ăn uống đủ dinh dưỡng, kiêng rượu và thuốc cũng giúp hạn chế nguy cơ gây hại cho thai nhi.

SẮP XẾP CÔNG VIỆC

Trừ khi bạn đã có gạc vô trùng. Không thì phải đun sôi nước và lấy 1 số khăn và tã sạch. Kéo hoặc một con dao, hai dây giày hoặc dây vải nhỏ. Đun sôi tất cả mọi thứ gồm khăn, khăn trải giường, dây giày trong khoảng 20 phút nếu bạn có thời gian. Nếu bạn có thể làm điều đó, hãy ngâm các dụng cụ trong rượu, tốt nhất là trong hai mươi phút trở lên (ba giờ là lý tưởng).

Hoặc chỉ làm tốt nhất có thể.

Càng sớm càng tốt, đặt dụng cụ của bạn lên một tấm vải vô trùng tại vị trí sẽ diễn ra ca sinh nở

 Khi vỡ ối

Khi mang thai, em bé sống một cuộc sống khá tốt. Một túi ối mỏng chứa đầy chất lỏng bao quanh thai nhi, cung cấp dinh dưỡng, giúp phổi phát triển khi thai nhi hít vào và thở ra. Để bảo vệ chống lại vi trùng, một hỗn hợp chất nhầy và máu bịt vào lỗ cổ tử cung.

Khi mọi thứ bắt đầu sẵn sàng để sinh nở, nút nhày sẽ tung ra và rơi vào âm đạo. Tiếp theo, túi ối sẽ vỡ ra. Dịch sẽ chảy thành tia hoặc nhỏ giọt. Rất khó để nói đó là nước ối hay nước tiểu. Nếu bạn không chắc chắn, bạn nên đi bác sĩ khám vì khi ối vỡ, thai nhi có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Điều đó có nghĩa là chỉ nên kiểm tra bằng ngón tay đeo găng vô trùng và mẹ không nên quan hệ tình dục tới khi em bé chào đời (trường hợp hiếm, ối có thể vỡ vài ngày trước khi bắt đầu chuyển dạ).

Thường ối không vỡ tới khi các cơn co bắt đầu. Sau đó hoặc rất nhanh sau đó, chuyển dạ bắt đầu. Nếu túi ối vẫn nguyên vẹn tại thời điểm đầu bé muốn chui ra. Bạn có thể chích rạch túi ối bằng dụng cụ vô trùng (kéo) Và dùng tay để gỡ màng ối ra khỏi khuôn mặt bé

Trong khi bạn đang làm tất cả những điều trên, người mẹ nên thỉnh thoảng ngồi, đi dạo, nhấm nháp vài ly nước, làm bất cứ điều gì có thể giúp mình thoải mái hơn và cố gắng thư giãn. Lý tưởng nhất là được hướng dẫn kỹ thuật thở: hít một hơi thật sâu và từ từ thổi nó ra qua đôi môi mím lại trong những cơn co thắt. Khuyến khích nếu thai phụ muốn đi tiểu hoặc đại tiện nếu có nhu cầu. Nên chú ý thời gian giữa các cơn co

Chuẩn bị một nơi cho người mẹ tương lai, hãy nhớ rằng việc sinh nở luôn bừa bộn. Khăn sẽ ướt khi sôi, nhưng sau đó cần giữ ấm cho người mẹ

CHUẨN BỊ

  • Khi các cơn co cách nhau chưa đầy năm phút, đó là thời gian để bắt đầu sinh con. Người mẹ cần rửa sạch bằng xà phòng và nước khu vực xung quanh âm đạo, trực tràng, mông và đùi. Một hoặc hai cái gối, được phủ một tấm vải vô trùng, nên đặt dưới hông của tai phụ để vùng xương chậu của cô ấy được nâng lên một chút. Đó là vì khi bé sắp ra đời, có lẽ bé sẽ bị xoay sang một bên khi vẫn còn trong tử cung. Đầu sẽ cần đi xuống một chút để nhường chỗ cho vai trên trượt ra từ dưới xương chậu.
  • Bây giờ là thời gian để bạn rửa tay và cánh tay, lên đến khuỷu tay, bằng xà phòng và nước. Lau khô chúng bằng khăn vô trùng. Nếu bạn có găng tay (tốt nhất là vô trùng), hãy đeo chúng ngay bây giờ.
  • Các mẹ thường sẽ biết khi nào bé sắp ra. Chân của cô ấy phải được dang rộng, gập đầu gối và chân được chống lên chắc chắn. Hoặc cô ấy có thể co đầu gối lên về phía đầu và giữ chúng bằng tay.
  • Sau đây là việc phải làm
  • Khi bạn thấy âm đạo mở rộng và nhìn thấy có chút da thịt thò ra, tốt nhất là bạn nên sẵn sàng. Một lần nữa, đừng vội cố kéo em bé ra bằng mọi cách. Có vẻ lâu léc nhưng đừng kéo. Nếu túi ối vẫn còn nguyên, đây là lúc mở nó ra bằng dụng cụ vô trùng của bạn. Các cơn co sẽ đẩy đầu bé ra ngoài trong vòng một phút hoặc lâu hơn.

“giai đoạn đầu thai nhi thấp thoáng ở âm đạo”.

  1.  Thông thường đầu sẽ ra và mặt bé quay xuống dưới. Khi chui ra đủ để sờ cổ bé, hãy sờ cảm nhận dây rốn quanh cổ. Nếu nó ở đó, nhẹ nhàng và cẩn thận đưa nó trượt qua đầu
  2.  Giữ chặt đầu để giữ yên. Nhưng giữ để sẵn sàng di chuyển. Trong các cơn co, cơ thể và đầu bé sẽ quay chín mươi độ. Sẵn sàng phối hợp nhưng chủ yếu là chờ.
  3. Khi đầu và cơ thể ở góc chín mươi độ, nhẹ nhàng đẩy đầu bé xuống với mỗi cơn co thắt cho đến khi vai trên tuột ra từ bên dưới khung chậu của mẹ.

Sau khi đầu ra ngoài, nhẹ nhàng đẩy em bé xuống để vai trên sẽ có chỗ để trượt qua xương chậu. Sau đó nhẹ nhàng đẩy lên để vai dưới có thể trượt ra. Nhưng hãy chắc chắn để vai trên đã chui ra trước.

  • Giờ đã dễ dàng hơn rồi. Tất cả bạn phải làm là hỗ trợ bé khi bé chui ra. Có thể ngay lập tức hoặc chỉ sau 1 tới 2 cơn co. 1 tay đỡ dưới đầu và cổ, cẩn thận không làm bé bị nghẹt. Chú ý rằng khi đó bé sẽ rất trơn
  • Khi em bé ra ngoài, giữ trẻ ngửa mặt và nghiêng đầu sang 1 chút để nếu có dịch sẽ có thể chảy ra mũi và miệng. Nhẹ nhàng lau mặt cho bé bằng khăn sạch, tốt nhất là vô trùng, và quấn bé trong chăn ấm, sạch.
  • Trẻ nên khóc trong vòng 1 phút. Nếu phải mất 2-3 phút, hãy hô hấp nhân tạo với miệng bạn bịt kín miệng và mũi bé. Thổi nhẹ nhàngKhi trẻ khóc, hãy đưa cho mẹ âu yếm và bắt đầu cho bú

CÒN DÂY RỐN?

Tất nhiên, tại thời điểm này dây rốn vẫn còn dính vào em bé, đầu kia gắn vào nhau thai và dính vào thành tử cung. Giống như bạn đã làm khi chuyển dạ, hãy dành chút thời gian lúc này. Đừng bao giờ kéo nó ra, không bao giờ xoa bóp bụng mẹ để giúp tống nó ra ngoài. Khi nó sẵn sàng, có thể mất vài phút, nhau thai sẽ tách ra khỏi thành tử cung và đi ra ngoài qua âm đạo. Khi điều này xảy ra, trừ khi có nhân viên y tế đến kịp, nếu không đã tới thời điểm cắt dây rốn

  • 1. Lấy hai dây giày bạn đã luộc, hoặc xé 1 dải vải của khan vô trùng. Đừng dùng chỉ hay dây vải mỏng quá do có thể cắt vào dây rốn khi bạn buộc
  • 2. Buộc dây cách nơi nó gắn vào em bé khoảng 12cm. mục đích là cắt đứt nguồn cấp máu từ động và tĩnh mạch từ nhau thai tới em bé. Do đó hãy buộc thật chặt. Chắc chắn buộc an toàn vì nếu lỏng quá sẽ khiến trẻ có nguy cơ mất máu
  • 3. Tiếp theo buộc dây thật chặt và chắc chắn một lần nữa, cách em bé khoảng 2cm so với nút đầu tiên. Điều này ngăn khi bạn cắt dây rốn, trẻ không bị mất máu cũng như máu từ nhau thai không phun ra và làm tình hình thêm hoảng loạn
  • 4. Sử dụng kéo vô trùng, hoặc sạch nhất bạn có, cắt vào giữa hai dây buộc. Phần dây vẫn còn dính với em bé nên được giữ sạch và sẽ tự rơi ra sau vài ngày.

NẾU THAI NGÔI NGƯỢC?

Nếu trẻ quay lung hay thậm chí là 1 tay hoặc 1 chân ra trước thì việc bạn có thể làm là kiên nhẫn. Trong các cơn co, cố gắng chỉnh lại vị trí em bé một cách nhẹ nhàng bằng cách cho mẹ thay đổi tư thế của mình hoặc sử dụng 1 hoặc 2 ngón tay vào bên trong mẹ và tay kia đặt lên khung chậu (ở ngoài). Nếu không có nhân viên y tế tới kịp, tốt nhất nên để em bé tự ra

4 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar