Nghiên cứu hypress: dùng steroid ban đầu để ngăn sốc nhiễm khuẩn huyết
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Nghiên cứu hypress: dùng steroid ban đầu để ngăn sốc nhiễm khuẩn huyết
YHOVN 2 năm trước

Nghiên cứu hypress: dùng steroid ban đầu để ngăn sốc nhiễm khuẩn huyết

Gần đây có những khuyến cáo sử dụng hydrocortisone ở những bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn huyết (như bệnh nhân phụ thuộc vận mạch). Tuy nhiên, việc sử dụng hydrocortisone trong nhiễm khuẩn huyết nặng mà không có sốc vẫn là một chủ đề  gây tranh cãi. Khuyến cáo cho hydrocortisone chủ yếu dựa trên 2 nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên (Annane và cộng sự [2] và CORTICUS [3], nhưng các phân tích sau đó có kết quả khác nhau. đảo chiều sốc luôn diễn ra bất kể mức độ nghiêm trọng của bệnh; tuy nhiên, kết cục tử vong không giống nhau. Do đó người ta giả thuyết rằng dùng hydrocortisone sớm có thể ngăn ngừa sốc bằng cách làm giảm phản ứng viêm của bệnh nhân.

Chúng ta sẽ đánh giá

Keh D et al. Effect of Hydrocortisone on Development of Shock Among Patients With Severe Sepsis: The HYPRESS Randomized Clinical Trial. JAMA 2016. [Epub ahead of print] PMID: 27695824

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/27695824

 Những gì họ đã làm:

Xác định xem sử dụng hydrocortisone ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng có ngăn ngừa sự phát triển của sốc nhiễm khuẩn huyết?

Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên mù đôi

Nghiên cứu thực hiện ở 34 cơ sở chăm sóc vừa và chuyên sâu ở Đức

Bao gồm 380 bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng không bị sốc nhiễm khuẩn huyết (septic shock)

Bệnh nhân được phân ngẫu nhiên khi truyền hydrocortisone 200mg liên tục trong 5 ngày, sau đó giảm liều cho đến ngày 11 so với giả dược

Các tiêu chí loại trừ chủ yếu là sốc nhiễm khuẩn

Bệnh nhân không bị loại trừ khi sử dụng etomidate trong vòng 72 giờ trước khi cho vào nghiên cứu

Dùng thuốc:

Thuốc được dùng bolus IV 50mg, tiếp theo là truyền 24 giờ liên tục 200mg trong 5 ngày, 100mg vào ngày 6 và 7, 50mg vào ngày 8 và 9 và 25mg vào ngày 10 và 11

Kết quả:

Gần: tiến triển sốc nhiễm khuẩn trong vòng 14 ngày

Xa:

Thời gian cho đến khi sốc nhiễm khuẩn huyết

Tử vong ở ICU hoặc bệnh viện

Sống sau 180 ngày

Tiến triển nhiễm trùng thứ phát

Cai thở máy thất bại

Yếu cơ

Tăng đường huyết (đường huyết> 150 mg / dL)

Các kết quả:

 

Điểm mạnh:

Đây là một nghiên cứu đa trung tâm

Làm mờ các loại thuốc: Thuốc được chuyển vào hộp, chứa 17 chai thủy tinh màu nâu có chứa 100mg hydrocortisone đông khô hoặc cùng một lượng mannitol đã đông khô làm thuốc giả dược

Hạn chế:

Tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn ở nhóm giả dược là 23% (KTC 95% 17-30%) thấp hơn so với giả định ban đầu là 40%. Nghiên cứu này giả định rằng 40% bệnh nhân ở nhóm dùng giả dược sẽ bị sốc nhiễm khuẩn nhưng nghiên cứu không đáp ứng điều này.

Bàn luận

Sử dụng hydrocortisone có liên quan nhiều hơn đến nguy cơ tăng đường huyết trong khi không làm giảm tỷ lệ tử vong

Tác giả Kết luận: “Trong số những bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết nặng chưa sốc, dùng hydrocortisone so với giả dược không làm giảm nguy cơ sốc nhiễm khuẩn trong vòng 14 ngày và không ủng hộ việc sử dụng hydrocortisone ở những bệnh nhân này. ”

References:

Keh D et al. Effect of Hydrocortisone on Development of Shock Among Patients With Severe Sepsis: The HYPRESS Randomized clinical Trial. JAMA 2016. [Epub ahead of print] PMID: 27695824

Annane D et al. Effect of Treatment with Low Doses of Hydrocortisone and Fludrocortisone on Mortality in Patients with Septic Shock. JAMA 2002; 288 (7): 862 – 871. PMID: 12186604

Sprung CL et al CORTICUS Study Group. Hydrocortisone Therapy for Patients with Septic Shock. NEJM 2008. 358 (2); 111 – 124. PMID: 18184957 

7 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar