Một Số Hướng Dẫn Trong Quản Lý Tất Cả Các Tình Huống Hồi Sức Nhi Khoa
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Một Số Hướng Dẫn Trong Quản Lý Tất Cả Các Tình Huống Hồi Sức Nhi Khoa
YHOVN 1 năm trước

Một Số Hướng Dẫn Trong Quản Lý Tất Cả Các Tình Huống Hồi Sức Nhi Khoa

JASON SAUNDERS, MD AND HEATHER SAAVEDRA, MD

 Ngừng hô hấp, khoảng 5 phút, nhân viên cấp cứu EMS không thể đảm bảo đường hô hấp. Là một bác sĩ cấp cứu, đây là điều chúng ta gặp phải gần như trong mọi ca làm việc, ngoại trừ một điều, bệnh nhân này là một đứa trẻ. Vì vậy, điều gì làm nên sự khác biệt này? Trước hết, trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ. Tất cả trường hợp ngưng tim ngưng thở, hồi sức, đều căng thẳng, nhưng tình huống này sẽ ở một cấp độ khác. Bạn có thể sẽ có một lượng lớn khán giả bao gồm cả cha mẹ trẻ. Như vậy, làm thế nào để chúng ta đảm bảo điều này diễn ra suôn sẻ? Những dòng dưới đây là một số gợi ý, hoặc hướng dẫn, để giúp mọi người vượt qua thách thức hồi sức nhi khoa.

1) Đầu tiên, biết “bình thường.”

(a) Nhanh nào, phạm vi nhịp tim bình thường của trẻ 9 tuần tuổi là bao nhiêu? Và trẻ 9 tuổi? Tất cả chúng ta đều giỏi đánh giá bệnh hoặc không bị bệnh ở người lớn. Tuy nhiên, trẻ em có một khả năng (thích nghi) đáng kinh ngạc để trông chúng có vẻ ổn, cho đến khi khả năng đó không còn, thì bạn đã hết thời gian. Nhi khoa là từ giai đoạn sơ sinh đến tuổi trưởng thành. Ngoài việc tốn thời gian cho việc kiểm tra trẻ còn ổn về mặt lâm sàng, thì làm thế nào để chúng ta biết tất cả điều này? Thẻ bỏ túi, ứng dụng điện thoại, internet hoặc thậm chí là sách giáo khoa, bất cứ thứ gì bạn cảm thấy thoải mái, hãy dành 2 giây trước khi vào phòng để tự nhắc nhở mình điều gì là bình thường đối với bệnh nhân tuổi này.

(b) Luôn luôn có thể xác định và giải thích các sinh hiệu bất thường ở trẻ em. Đó là cách bạn sẽ phát hiện bệnh nhi bị bệnh trước khi chúng gục ngã, và nó sẽ là một mốc để hướng dẫn hồi sức thành công. Trẻ em có khả năng bù trừ nhiều hơn và nếu bạn thấy hạ huyết áp, thì đã muộn và cần hành động nhanh chóng.

2) Nhưng bệnh nhi của tôi không thể nói cho tôi biết điều gì xảy ra?

(a) Hãy nhớ rằng trong trường y đã học cách làm thế nào để thăm khám toàn diện? Tôi cũng vậy, nhưng hãy gạt bỏ vướng mắc và hãy đi dạo một chút trong trí nhớ. Tất cả bệnh nhân, nhưng đặc biệt là trẻ em, cần thăm khám toàn diện. Đó là một lý do khiến tất cả các bệnh nhi chấn thương, hãy bộc lộ toàn thân. Hãy tìm kiếm hội chứng hair tourniquet (tóc hoặc sợi chỉ thắt chặt ngón chân của trẻ) ở trẻ nhũ nhi quấy khóc. Hãy nhận ra sự không đối xứng của chi là gợi ý của gãy xương. Cha mẹ biết con họ bình thường tốt hơn bạn, nếu họ khăng khăng điều gì đó sai, hãy nhìn kỹ hơn. Có được một bệnh sử tốt từ nhân viên EMS trước khi họ rời đi: Hoàn cảnh đã xảy ra trông như thế nào? Họ tìm thấy bệnh nhi như thế nào? v.v..

(b) Khi bệnh nhi của bạn không thể nói rõ mối quan tâm của chúng, và khi tất cả các biểu đồ tiếp cận của bạn không mang lại một bệnh sử có nhiều ý nghĩa, thì thăm khám là cách bạn sẽ xác định tình trạng của bệnh nhi.

3) Đừng làm cho vấn đề tồi tệ hơn

(a) Những đứa trẻ khò khè, croupy (ho ông ổng), hoặc thở rít thấy thoải mái trong vòng tay của mẹ thì nên để như vậy. Điều đó không có nghĩa là không thăm khám kỹ lưỡng (xem ở trên), nhưng một đứa trẻ bình tĩnh là một đứa trẻ sẽ duy trì đường thở của mình lâu hơn nữa. Cũng làm như vậy với điều trị của bạn. Sử dụng tài nguyên sẵn có và kiểm tra lại liều lượng thuốc. Một liều epinephrine sẽ khác nhiều ở trẻ sơ sinh so với trẻ mới biết đi hoặc vị thành niên.

(b) Các loại thuốc, dịch, và thậm chí cả khối lượng cho ăn đều phải dựa trên cân nặng và tuổi tác của trẻ. Nếu có thời gian hãy đo hai lần và cắt một lần. Có được trọng lượng chính xác nhất có thể, sử dụng Broselow tape hoặc sử dụng một mã code nào đó thích hợp với độ tuổi của trẻ, nhưng không được sử dụng liều người lớn cho trẻ em mà không kiểm tra 2 lần trong lần sử dụng đầu tiên. Việc hồi sức dịch nên bắt đầu bằng một liều bolus ở trẻ không có tiền sử tim mạch là 20 mL / kg, và bạn có thể lặp lại một cách an toàn khi cần thiết đến ba lần.

4) Những tình huống hãy giữ trong tâm trí

(a) Những tổn thương phụ thuộc ống động mạch—sốc sơ sinh, đừng quên còn ống động mạch (PDA: Patent Ductus Arteriosus). Prostaglandins sẽ giữ nó mở. Alprostadil (PGE1) 0.03 – 0.4 mcg/kg/phút, theo dõi sự ngưng thở và chuẩn bị đặt nội khí quản.

(b) Chấn thương do bạo hành — có hiểu biết cơ bản về các mốc phát triển, trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi không lăn khỏi bàn và trẻ 6 tháng tuổi không biết đi bộ. Đừng quên kiểu gãy xương và dấu hiệu khi thăm khám. Những vết nứt rách, gãy xương xoắn ốc, gãy xương sườn sau và vết bầm tím ở mô hình TEN-4 (ngực, tai, cổ hoặc bất kỳ vết thâm tím nào ở trẻ em <4 tháng 2,3) nên đánh dấu hiệu cờ đỏ “red flag”.

(c) Sốt có phát ban — đừng quên hỏi về tình trạng vắc-xin. Tình trạng kháng vắc xin đang gia tăng và bạn có thể chẩn đoán bệnh sởi hoặc thủy đậu.

5) Cuối cùng

(a) Broselow tape là bạn của bạn – biết chính xác chúng ở đâu, trước khi bạn cần nó.

(b) Đường truyền trong xương rất tốt, dùng sớm và thường là khi lấy vein khó khăn.4 Sau 3 lần lấy vein thất bại hoặc hơn 90s. Đầu xương cánh tay hoặc đầu gần/giữa xương chày để tránh áp xe.

(c) Xử trí tích cực với bệnh hen— Epi và NIPPV có hiệu quả kỳ diệu để chống lại việc đặt nội khí quản. Chú ý, đừng quên thở khò khè không phải lúc nào cũng là hen, hãy để dị vật đường thở trong chẩn đoán phân biệt.

(d) Cha mẹ nên ở cạnh giường bất cứ khi nào có thể, kể cả đang báo động. Bạn muốn họ thấy rằng bạn đang làm mọi thứ có thể cho con của họ..

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Sinh hiệu rất quan trọng.
  • Biết cách sử dụng hiệu quả tài nguyên sẵn có.
  • Dùng IO và NG5 khi đang vật lộn để lấy vein.
  • Thăm khám toàn diện là tối quan trọng.
  • “Bình thường” khác nhau đáng kể theo tuổi trong nhi khoa.
0 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar