Không Phải Mọi Bệnh Nhân Mang Thai Có Nôn Đều Do Nghén
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Không Phải Mọi Bệnh Nhân Mang Thai Có Nôn Đều Do Nghén
YHOVN 1 năm trước

Không Phải Mọi Bệnh Nhân Mang Thai Có Nôn Đều Do Nghén

ROLANDO G. VALENZUELA, MD, DTMH AND WILLIAM K. MALLON, MD, FACEP, FAAEM, DTMH

Buồn nôn và nôn là những triệu chứng phổ biến trong thai kỳ. Ước tính có 50% đến 90% phụ nữ sẽ bị nôn trong thời kỳ họ mang thai, với 35% có nôn đáng kể. Buồn nôn và nôn thường bắt đầu ở 3 tháng đầu thai kỳ và đạt đỉnh vào tuần mang thai thứ 9, hơn 90% các trường hợp hồi phục vào tuần mang thai thứ 20; điều này dường như liên quan đến nồng độ HCG và estradiol. Mặc dù phổ biến ở phụ nữ mang thai, chúng ta không nên quy ngay buồn nôn và nôn là do sinh lý của mang thai hay do nghén. Chúng ta cần duy trì sự cảnh giác và thận trọng trong chẩn đoán phân biệt.

Nghén thường gây buồn nôn và nôn trong thai kỳ. Đáng chú ý là hiện tượng này chỉ có ở 0.5% đến 2% tất cả phụ nữ mang thai. Chẩn đoán này đòi hỏi loại trừ các nguyên nhân khác gây ra như keton niệu, rối loạn điện giải và mất nước trong thai kỳ. Bất kể nguyên nhân nào thì khi ở nôn nhiều, sẽ ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và thai nhi. Các trường hợp nhuyễn hóa lách, vỡ thực quản, tràn khí màng phổi, hoại tử ống thận cấp, bệnh não Wernicke, và hủy myelin cầu não đã được báo cáo gây nôn nặng trong thời kỳ mang thai.

     Tiền sử bao gồm việc xem lại những vấn đề y khoa mạn tính tồn tại trước khi mang thai, ngoài ra thăm khám có mục tiêu, sẽ cung cấp những đầu mối quan trọng về những nguyên nhân gây ra. Cần chú ý rằng buồn nôn và nôn trong thai kỳ hiếm khi kết hợp với các triệu chứng khác như sốt, đau đầu, đái máu, đau bụng, protein niệu, tiểu khó, hoặc đau hông. Sự có mặt của bất kỳ triệu chứng nào kể trên cần tìm nguyên nhân khác gây ra. Bảng 97.1 cung cấp chẩn đoán phân biệt buồn nôn và nôn trong thai kỳ.

BẢNG 97.1 CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT BUỒN NÔN VÀ NÔN TRONG THAI KỲ

Các vấn đề tiêu hóa

Co thắt thực quản

Bệnh đường mật

Viêm gan

Viêm dạ dày

Liệt dạ dày

Tắc ruột

Viêm loét dạ dày

Viêm tụy

Viêm ruột thừa

Bệnh chuyển hóa

Toan ceton tiểu đường

Rối loạn chuyển hóa porphyrin

Bệnh Addison

Cường giáp

Các vấn đề niệu-dục

Viêm thận

Urê máu

Xoắn buồng trứng

Sỏi thận

Các rối loạn thần kinh

Giả u não

Tổn thương tiền đình

Đau nửa đầu

U hệ thần kinh trung ương

Hỗn hợp

Ngộ độc thuốc

Cai thuốc

Không dung nạp thuốc

Các vấn đề liên quan thai kỳ

Gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ

Chửa trứng

Phỏng theo Practice Bulletin No. 153: Nausea and Vomiting of Pregnancy.

Obstet Gynecol. 2015;126(3): 687–688.

Đánh giá bao gồm xét nghiệm máu để kiểm tra bất thường điện giải đồ cũng như xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm nước tiểu, và siêu âm vùng chậu để loại trừ chửa trứng. Sau khi các tình trạng nghiêm trọng đã được loại trừ, tiếp cận chủ yếu là để kiểm soát các triệu chứng thông qua các can thiệp về lối sống và chế độ ăn. Khuyến cáo tránh các yếu tố gây nôn (tức là, các mùi mạnh, đồ ăn béo hoặc nêm gia vị, viên sắt, vv). Nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn nhạt và giàu protein dường như được dung nạp tốt hơn. Gừng và pyridoxine (vitamin B6) đã được chứng minh là có hiệu quả hơn giả dược. Cả hai đều được coi là an toàn cho thai phụ và không cần kê đơn.

Khi việc thay đổi lối sống và chế độ ăn thất bại và các liệu pháp không kê đơn không hiệu quả, các loại thuốc kê đơn có thể được cân nhắc. Hội sản phụ khoa Mỹ (ACOG) khuyến cáo điều trị ban đầu gồm pyridoxine hydrochloride 10 đến 25 mg đường uống 3 đến 4 lần hàng ngày và doxylamine succinate, một thuốc kháng histamine, với liều 12.5 mg đường uống 3 hoặc 4 lần hàng ngày. Chúng được coi là an toàn cho mẹ và thai nhi. Nếu thất bại, các thuốc lựa chọn thứ hai bao gồm diphenhydramine và/hoặc promethazine. Chúng cũng là những chất kháng histamine, vì vậy hãy thận trọng với liều doxylamine được kê trước đó. Những trường hợp kháng trị có thể được điều trị bằng đối vận 5-HT3 (ondansetron). Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy những thuốc này nói chung an toàn trong thai kỳ, mặc dù một nghiên cứu hồi cứu đã cho thấy nó làm tăng nguy cơ dị tật tim mạch.

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • Mặc dù buồn nôn và nôn sinh lý thường có trong thai kỳ, luôn phải xem xét các nguyên nhân khác.
  • Biết được những thay đổi lối sống và chế độ ăn có thể làm cải thiện tình trạng nôn mà không cần điều trị thuốc. Đây là điều đầu tiên.
  • Pyridoxine và doxylaminesuccinate được coi là những can thiệp dược an toàn.
2 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar