Block nhánh
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Block nhánh
YHOVN 2 năm trước

Block nhánh

Gần đây, tôi đã được một số sinh viên hỏi để giúp họ hiểu về block nhánh. Điều này khác với một số bài đăng thông thường của tôi vì nó có ý nghĩa giáo dục nhiều hơn là dựa trên bằng chứng.

 Hệ thống dẫn truyền bình thường của trái tim khỏe mạnh được thể hiện ở hình trên. Nếu có sự chậm trễ hoặc ngăn chặn ở bó trái hoặc phải, sự khử cực sẽ mất nhiều thời gian hơn để xảy ra. Vì vậy, chúng ta sẽ có QRS rộng (> 0.12 giây hoặc> 3 ô vuông nhỏ).

Mẹo

Một điều cần nhớ để thấy block nhánh dễ dàng hơn là “S wave” về cơ bản có nghĩa là sự khử cực đi xa ra và “R Wave” có nghĩa là sự khử cực đang hướng tới cái gì đó. Khi bạn tiếp tục đọc bài này chỉ cần nhớ S = Away và R = Toward

Nó là LBBB hay RBBB?

Một khi bạn đã nhận ra rằng QRS rộng ra, hãy nhìn V1. Nếu “phần cuối” của QRS nằm trên đường cơ sở (sóng R lớn) thì bạn có một RBBB. Nếu “phần cuối” của QRS nằm dưới đường cơ sở (sóng S lớn), bạn có một LBBB

Tại sao LBBB có “S Wave lớn” và RBBB lại “R Wave lớn” ở V1?

ở RBBB, sự khử cực cuối cùng xảy ra là ở tâm thất phải do đó tâm thất trái khử cực đầu tiên, có nghĩa là dẫn truyền hướng tới V1 (Trái sang phải).

ở LBBB, sự khử cực cuối cùng xảy ra là ở tâm thất trái do đó tâm thất phải phóng thích đầu tiên, có nghĩa là dẫn truyền đang di chuyển khỏi V1 (phải sang trái).

cần nhớ bên phải của tim gần thành ngực hơn bên trái của tim

Có các tiêu chuẩn cụ thể hơn cho RBBB và LBBB không?

RBBB

Thời gian QRS> 0.12 giây

Sóng S rộng “Slurred” ở I, aVL, V5, và V6 (khử cực ra khỏi những chuyển đạo này)

RSR ‘ở V1 và V2 với R’> R (khử cực đi theo những chuyển đạo này)

LBBB

Thời gian QRS> 0.12 giây

Các sóng R đơn hình rộng ở I, aVL, V5, và V6 (Sự khử cực di chuyển theo các chuyển đạo này)

Sóng S rộng, chiếm ưu thế ở V1 và V2 (Sự khử cực di chuyển ra khỏi các chuyển đạo này)

Block nhánh trái trước và trái sau

Tôi ước tôi có thể nói rằng nó rất dễ dàng, nhưng thực sự nó phức tạp. Bó trái thực sự có nhánh trái trước và trái sau. Điều này làm thay đổi hình thái học và trục của ECG. Tôi sẽ cố gắng giúp đơn giản hóa ECG như tôi đã làm với LBBB và RBBB.

Block nhánh trái trước (LAFB)

Hãy bắt đầu với LAFB. Nếu block nhánh trái trước thì khử cực trong tâm thất trái sẽ đi về phía các chuyển đạo bên (I và aVL) và đi xa khỏi các chuyển đạo dưới (II, III, và aVF). Điều này có nghĩa là bạn sẽ trông thấy sóng R lớn hơn trong các chuyển đạo I và aVL và S lớn hơn ở các chuyển đạo II, III, và aVF.

Tiêu chuẩn cho LAFB là gì?

Thời gian QRS hơi kéo dài (Không quá 120 msec hoặc <3 ô vuông nhỏ)

Trục trái

qR ở I và aVL (Sự khử cực theo các chuyển đạo này)

rS ở cách chuyển đạo II, III, và aVF (Sự khử cực đi ra khỏi những chuyển đạo này)

Block phân nhánh trái sau (LPFB)

Bây giờ hãy chuyển sang LPFB. Nhìn chung, rất hiếm thấy LPFB đơn thuần vì nó thường đi kèm RBBB. Vì lý do, nếu tắc nghẽn nhánh phải đơn thuần, khử cực ở tâm thất trái sẽ đi về hướng chuyển đạo dưới  (II, III, và aVF) và cách xa các chuyển đạo bên (I và aVL). Điều này có nghĩa là bạn sẽ trông thấy sóng R lớn hơn ở các chuyển đạo II, III, và aVF và sóng S lớn hơn trong các chuyển đạo I và aVL.

Các tiêu chuẩn cho LPFB là gì?

Thời gian QRS kéo dài nhẹ (Không khá 120 msec hoặc <3 ô vuông nhỏ)

Trục phải

 qR ở các chuyển đạo II, III, và aVF (Sự khử cực theo hướng các chuyển đạo này)

rS ở I và aVL (khử cực đi khỏi những chuyển đạo nào)

Không có phì đại thất phải hoặc nhồi máu cơ tim trước đó

Em giải thích thế này ạ: do qrs chủ yếu tạo ra từ khử cực thất trái. Nên trục điện tim cũng tạo thành từ đây. Biểu diễn theo vector là như hình vẽ. Từ đó suy ra lafb thì nhánh sau dẫn ngược lại nhánh trước làm vector trước ngược lại gây lệch trục trái nặng ( quy tắc cộng vector hình bình hành). Các tiêu chuẩn như qR ở I, aVL đều từ lệch trục mà ra. Lpfb tương tự ạ.

10 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar