Tại sao chúng ta lại yêu phổi
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Tại sao chúng ta lại yêu phổi
YHOVN 1 năm trước

Tại sao chúng ta lại yêu phổi

Bạn có thích hít thở không khí trong lành không? Điều đó là tất nhiên. Không khí trong lành là nguồn oxy tự nhiên tốt nhất của bạn.

Phổi của bạn có hai chức năng chính:

1. Chúng vận chuyển oxy đến động mạch của bạn. Các động mạch sau đó vận chuyển nó đến mọi tế bào trong cơ thể bạn.

2. chúng loại bỏ carbon dioxide trong máu khi bạn thở ra.

Bạn có thể nghĩ phổi là hai túi tinh xảo, kín khí trừ một lỗ mở bắt đầu từ mũi và miệng, trở thành khí quản và phân nhánh thành hai ống phế quản, mỗi ống đi vào mỗi phổi. Những ống này sau đó phân nhánh thành các ống phế quản nhỏ hơn và nhỏ hơn. Các nhánh nhỏ nhất được gọi là tiểu phế quản. Mỗi phổi có hàng ngàn nhánh như vậy. Cuối cùng, mỗi tiểu phế quản kết thúc trong một vài phế nang nhỏ. Các thành của một phế nang là nơi diễn ra quá trình trao đổi oxy và carbon-dioxide.

Khoang ngực co để đẩy khí ra và giãn ra lấy khí vào.

CHÂN KHÔNG

Trong từ ngữ khoa học, chân không là một không gian không có gì trong đó. Không có không khí, nước hay bất kỳ thứ gì. Nếu có một cái gì đó hở ra, vùng chân không đó sẽ bị khí lùa vào.

Phổi của bạn hoạt động theo cách tương tự. Khi bạn hít vào, cơ hoành của bạn, ngăn khoang ngực và khoang bụng, cơ hoành đi xuống, các cơ thành ngực hỗ trợ làm ngực nở ra. Giống như vùng chân không bị hở, không khí sẽ lùa vào qua miệng và mũi bạn. Khi bạn thở ra xảy ra điều ngược lại: khoang ngực nhỏ đi, khí được đẩy ra ngoài. Một vết đâm xuyên vào thành ngực có thể làm mất vùng chân không và ngăn chặn chu trình vốn trơn tru này

Phế nang là nơi khuếch tán oxy từ phổi vào máu và C02 từ máu về phổi

THỞ MẠNH GỢI Ý GÌ CHO BẠN

Khi bạn nghỉ ngơi, mười hai đến mười sáu nhịp thở mỗi phút cung cấp cho bạn đủ oxy trong khi vẫn giữ carbon dioxide trong máu ở mức bình thường. Bạn thở nhanh hơn một chút nếu bạn làm việc lao động chân tay hoặc bị sốt hoặc nếu có bất cứ điều gì khác làm tăng sự trao đổi chất của bạn. Nhưng nếu nhịp thở của bạn tăng quá cao hoặc thấp hơn nhiều so với bình thường, bạn cần bắt đầu tìm kiếm một lý do.

Tần số thở cực kỳ nhanh hoặc chậm cho thấy có vấn đề cần giải quyết sớm. Nếu không cơ thể bạn sẽ sớm kiệt sức hoặc thiếu oxy

Nếu nhịp thở của bạn khi nghỉ hơn hai mươi bốn lần mỗi phút, cơ thể bạn có thể đang cố gắng bù đắp cho việc bị thiếu oxy. Nguyên nhân thường có thể do xẹp phổi, viêm phổi hoặc dịch quanh phổi (màng phổi)

Tăng thông khí do rối loạn hoảng sợ khiến bạn thở nhanh vì một lý do khác. Cơ thể của bạn đã bị lừa nghĩ rằng bạn cần tăng tần số thở dù bạn đang có nhiều oxy

 Dù lý do là gì đi nữa, nếu nhịp thở ở khoảng hai mươi bốn hoặc cao hơn, cơ bắp của bạn sẽ sớm mệt mỏi và nhịp thở của bạn sẽ chậm đến mức nguy hiểm. Và nếu nhịp thở tăng là điều duy nhất giữ lượng oxy trong máu bạn đủ để bạn sống sót giống như khi bạn xẹp phổi… bạn phải tìm nguyên nhân. Trong lúc đó, thở oxy là điều cần thiết. Nếu điều đó không đủ, bạn phải cần thở máy trong khoa hồi sức trước khi cơ bắp của bạn hoàn toàn kiệt quệ

nhịp thở dưới tám nhịp mỗi phút thường có nghĩa là não báo hiệu cho bạn nhịp thở đang trục trặc. Đôi khi do đột quỵ, chấn thương sọ não, ma túy hoặc rượu. Với sáu nhịp thở mỗi phút và thấp hơn, sẽ không đủ oxy để duy trì sự sống cho tế bào của bạn, bạn cần trợ giúp bằng máy thở hoặc ai đó thở hoặc bơm không khí vào phổi bằng tay.

Cuối cùng, lý do làm thở chậm hoặc nhanh bất thường đều cần điều chỉnh lại để thở đúng tần số binh thường. Và nói chung, nhịp thở càng chậm hay nhanh thì càng cần phải điều chỉnh khẩn cấp.

XẸP PHỔI

Khi bạn có không khí ở giữa thành ngực và phổi, bạn bị tràn khí màng phổi. Không khí đẩy vào phổi, và phổi không còn hoặc không có chỗ để nở ra. Phổi không còn lựa chọn nào ngoài việc xẹp 1 phần hoặc toàn bộ. Tràn khí màng phổi có thể do chấn thương như gãy xương sườn chọc thủng một lỗ trên phổi, hoặc rò rỉ từ phổi ra ngoài hoặc vết thương xuyên thấu như súng bắn, dao dâm vào ngực

ĐẦU MỐI

Mặc dù tràn khí màng phổi có thể xảy ra mà không có bất kỳ chấn thương rõ ràng nào, bạn đặc biệt nên nghi ngờ nếu một người có chấn thương vùng ngực. Những người bị tràn khí màng phổi thường sẽ xuất hiện tất cả các dấu hiệu sau:

• Khó thở

• Đau ngực ở bên bị tràn khí

• Một tiếng rít từ vết thương ở ngực hoặc bong bóng xuất hiện ở nơi dịch chảy ra

• Giảm âm thở bên bị ảnh hưởng

Để kiểm tra âm thở, sử dụng ống nghe hoặc đặt tai của bạn vào phía sau ngực nạn nhân. Bắt đầu nơi đáy của một phổi, sau đó so sánh bằng cách nghe cùng vị trí bên kia của phổi. di chuyển lên chút và nghe cả hai bên lần nữa. nếu có tràn khí màng phổi, âm thở sẽ nhẹ hơn hoặc không có
ở bên đó

Tràn khí màng phổi không có vết thương

Có thể tràn khí màng phổi mà không có vết thương bên ngoài. Đó gọi là tràn khí màng phổi kín. Tổn thương, như gãy xương sườn có thể là nguyên nhân hoặc tự phát. Thường nạn nhân sẽ vẫn sống bình thường và tràn khí màng phổi kín sẽ tự hết trừ khi nó tiến triển thành tràn khí màng phổi áp lực

XỬ TRÍ VẾT THƯƠNG NGỰC

Phổi bám vào thành ngực nhờ chất hoạt động bề mặt (surfactan). Nhưng khi bạn bị vết thương ngực, khí không chỉ qua khí quản mà còn qua lỗ vết thương vào khoang ngực và phổi. Để xử trí bạn phải bịt kín vết thương không để không khí xâm nhập. Điều bạn cần làm là tạo ra van 1 chiều cho nó ra mà không cho khí vào

Bạn dùng gel và gạc.

Phủ gạc bằng gel, và dán lên vết thương. Gel giúp gạc dính nhưng khi người đó thở ra, không khí có thể đẩy nó lên một chút và thoát ra ngoài. Dán ba mặt bằng băng keo để giúp nó đúng vị trí

Hoặc bạn có thể lấy một thẻ treo biển tên của bạn dán lên vết thương. Máu từ vết thương sẽ dính vào da. Khi nạn nhân hít vào, thẻ sẽ tạo thành van kín. Khi nạn nhân thở ra, nó sẽ hở ra chút cho khí trong khoang ngực đi ra. Đảm bảo thẻ vẫn luôn giữ ở 1 vị trí n

Mọi người thường có thể sống cùng với tràn khí màng phổi trong vài phút đến vài ngày, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của xẹp cũng như chức năng phổi. Tuy nhiên khi nó tiến triển thành tràn khí màng phổi áp lực, vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng

HEN

Tôi nghe nói rằng một cơn hen sẽ giống cảm giác như bạn đang thở bằng ống hút. Tôi hy vọng tôi không bao giờ mắc phải nó vì nghe có vẻ khá đáng sợ và nặng

Hen suyễn là một bệnh mạn tính, trong đó niêm mạc của đường dẫn khí – phế quản bên trong phổi liên tục bị viêm. Trong cơn hen, đường thở nhanh chóng bị viêm và phù nề hơn, và các cơ xung quanh ống phế quản đi vào bị co thắt. Do đó, có ít khoảng trống cho không khí đi qua và bạn có cảm giác mình đang thở qua ống hút

Hen có thể do một cái gì đó kích hoạt và khởi phát. Nó giống như cây xấu hổ khi bạn chạm vào nó sẽ cụp lá lại. Những người khác nhau có tác nhân khởi phát khác nhau như gắng sức, chất gây dị ứng, lo lắng hoặc một số thứ khác.

MANH MỐI

Hen có thể nghĩ đến nếu có:

  • Khó thở: trừ khi đây là lần đầu, còn từng bị thì bệnh nhân sẽ tự nhận ra
•  Tức ngực
  • ho
  • Cò cử: khi không khí di chuyển qua lại qua những đường dẫn khí quá hẹp sẽ tạo ra âm thanh như huýt sáo. Vì nó đi qua nhiều kích cỡ khác nhau của đường thở cùng một lúc, các tần số khác nhau đồng thời phát ra một chút âm thanh như kiểu một người chơi kèn rất tệ. Đôi khi người xung quanh nghe thấy tiếng khò khè nhưng cần phải đặt ống nghe hoặc áp tai vào ngực
  • Máy đo bão hòa oxy kẹp tay cho biết bão hòa oxy và nhịp tim; có thể đánh giá nồng độ oxy trong máu và mức độ nặng của cơn hen. Chẳng hạn, nếu nồng độ oxy trong máu dưới 90% và giảm bất chấp những gì bạn đang làm, bạn cần phải nhờ bác sĩ giúp đỡ nhanh chóng.

DỰ PHÒNG

  • Điều trị cơn hen có thể khó đặc biệt khi hen nặng. Dưới đây là một số gợi ý để kiểm soát cơn hen ngay từ bây giờ và giữ các cơn hen cấp xuất hiện ở mức độ tối thiểu:

1. Dùng thuốc: Gặp bác sĩ và có chế độ điều trị tùy chỉnh. Không làm như vậy sẽ có nguy cơ tổn thương phổi vĩnh viễn, ngoài ra phòng và cứu tính mạng của bạn

2. Duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục thường xuyên: Cả chế độ ăn kiêng và tập thể dục đều được chứng minh là giúp ngăn ngừa các cơn hen cấp. Ngay cả khi tập thể dục có thể là yếu tố khởi phát nhưng nó sẽ giúp bạn gắng sức hơn khi bạn thở đủ nhanh để đáp ứng với cơn hen cấp. Luôn làm điều này dưới sự theo dõi của bác sĩ và bình xịt albuterol trong tay.

3. Ăn trái cây và rau quả: Chất chống oxy hóa trong trái cây và rau quả có thể tăng cường khả năng miễn dịch của bạn, giúp bạn tránh nhiễm trùng đường hô hấp, có thể là nguyên nhân khởi phát cơn hen ở một số người.

4. Tiêm phòng vacxin cúm và viêm phổi.

5. Thực hành các kỹ thuật thở: Học cách hít vào bằng mũi và thở ra từ từ qua đôi môi mím chặt. Tập trung vào việc sử dụng cơ hoành của bạn bằng cách thư giãn và phình rộng cơ bụng khi bạn hít vào. (Nó cùng một kỹ thuật được sử dụng để điều trị các cơn rối loạn hoảng sợ.) Các kỹ thuật cụ thể đôi khi phải mất hàng tuần để học đúng cách. Đề nghị các bác sĩ của bạn hướng dẫn bạn

6. Cân nhắc việc bổ sung chế độ ăn uống: Một số chất bổ sung có thể giúp ngăn ngừa bùng phát cơn hen. Dưới đây là 1 số gợi ý.

• Các chất bổ sung có thể làm giảm viêm liên quan đến hen suyễn: bao gồm dầu cá, gừng, nghệ, magiê và vitamin D và C

• Pycnogenol: Điều này có thể cho phép một số người giảm liều lượng thuốc điều trị hen (liều pycnogenol được khuyến nghị cho trẻ em là 0,5 mg mỗi pound trọng lượng cơ thể được dùng hai lần một ngày)

• Dầu khuynh diệp: Điều này có thể giúp làm sạch chất nhầy, đặc biệt là khi bạn bị bệnh. Bạn có thể đặt nó trong một máy khí dung. Ngoài ra có 1 số sản phẩm bạn có thể chà xát trên da hoặc hít. Một lượng rất loãng cũng có trong một số viên ngậm.

•  Ngoài ra còn có 1 số mẹo bạn có thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày hoặc trong cơn cấp:

1. Uống nhiều nước: Nước giữ cho niêm mạc phổi của bạn đủ nước.

2. Sử dụng máy khí dung: Hơi nước cũng có thể giữ cho niêm mạc phổi của bạn đủ nước.

3. Che mũi và miệng bằng khăn quàng cổ hoặc khẩu trang khi thời tiết lạnh: Cũng nên che khi xung quanh bạn có khói và các chất kích thích trong không khí khác

 4. Tránh các tác nhân gây kích thích

TRIGGERS – yếu tố khởi phát

Hãy tránh xa các yếu tố có thể gây khởi phát cơn hen của bạn. Mỗi người có yếu tố khởi phát khác nhau. Dưới đây là các yếu tố có thể kích hoạt khởi phát cơn hen:

  • Viêm đường hô hấp
  • khói
  • bụi
  • chất gây dị ứng như phấn hoa, lông vật nuôi, bụi nhà
  • Thuốc như aspirin, beta blockers, ACEi và kháng histamine
  • Gắng sức
  • Lo âu
  • Trào ngược dịch dạ dày
  • Nấm mốc

Xử trí

  • Bất cứ ai bị hen suyễn nên luôn luôn có bình xịt cắt cơn albuterol trên tay. Nó giúp giãn đường thở nhanh chóng khi bạn lên cơn hen. Cũng nên cho thở oxy nếu tại viện. Gọi 911 nếu có thể. Nếu cảm giác cơn hen không như mọi khi phải đến viện ngay lập tức vì có thể nguy hiểm đến tính mạng bạn
  • Nếu không có bác sĩ giúp đỡ ngay, bạn có thể thử:

1. Uống cafe: Cả cà phê và trà đều chứa một hóa chất tương tự thuốc theophylline dùng điều trị hen. Một tách café hoặc trà có thể đáng để thử nếu bạn không có gì trong tay.

2. Hít hơi nước: Cuộn giấy lại làm phễu, đổ đầy một bát nước nóng, che đầu và bát bằng chăn hoặc khăn như xông hơi. Cần tránh nguy cơ bị bỏng

3. Dùng Sudafed (pseudoephedrine): Nếu bạn không có thuốc xịt, thuốc làm thông mũi này có thể giúp bạn trong cơn hen. Thuốc này có tác dụng phụ làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp, có thể gây vấn đề về tiết niệu nếu ai đó có tuyến tiền liệt bị phì đại

4. Sử dụng EpiPen: Mọi người nên có sẵn trong trường hợp phản vệ đe dọa tính mạng. Ngoài ra cũng hiệu quả trong các cơn hen nặng.

KHI ĐƯỜNG THỞ BỊ TẮC DO LƯỠI

Mọi người không thực sự nuốt lưỡi, ngay cả trong cơn động kinh. Nhưng mặt sau của lưỡi có thể chẹn đường thở trong những trường hợp nhất định.

Đôi khi lưỡi sưng lên do chấn thương, nhiễm trùng hoặc phản ứng dị ứng. Ngoài ra hay gặp ở những người bất tỉnh (trong và sau co giật), cơ lưỡi giãn ra và trọng lực làm mặt sau của nó chẹn đường thở

XỬ TRÍ

  • Nếu bạn chắc chắn không có chấn thương cột sống, xoay người đó nằm nghiêng cho lưỡi di chuyển ra khỏi đường thở. Nếu có chấn thương cột sống cần phải tiến hành như hướng dẫn ở phần chấn thương, không thể lật nghiêng anh ta ngay lập tức. Trường hợp đó, cần sử dụng biện pháp thay thế để làm thông thoáng đường thở
  •  Nghiêng đầu: Nghiêng đầu về phía sau và cằm hướng lên có thể mở rộng đường thở, nhưng thủ thuật đó không bao giờ nên làm nếu chưa loại trừ được chấn thương cột sống.

Đẩy hàm: Phương pháp này cần một chút luyện tập nhưng không ảnh hưởng đến cổ nếu thực hiện đúng

  • cách. Sử dụng ngón trỏ và ngón giữa của bạn để đẩy hàm lên trong khi ngón tay cái của bạn đẩy cằm xuống. Chỉ làm ở người bất tỉnh vì khi đó hàm hoàn toàn thư giãn ra..

Ngửa đầu

  • Kéo lưỡi: Lấy 1 mảnh vải buộc kéo đầu lưỡi ra.
  • Canul bảo vệ đường thở miệng – họng (OPA): bạn có thể mua dụng cụ này với nhiều kích thươc nhưng phải đảm bảo bạn biết sử dụng vì nếu không sẽ rất nguy hiểm
  • •  Canul bảo vệ mũi họng (NPA): Không dùng nếu có chấn thương vùng hàm mặt hoặc quanh mũi

LÀM SAO ĐẶT DỤNG CỤ BẢO VỆ ĐƯỜNG THỞ

OPA VÀ NPA đều giúp giữ đường thở thông thoáng

LÀM SAO ĐẶT OPA

OPA phải đủ dài để ngăn lưỡi chẹn đường thở nhưng đủ ngắn để tránh tổn thương những cấu trúc như dây thanh âm. Để chọn kích thước chính xác cần đặt OPA dọc theo cạnh của khuôn mặt, chọn cái nào kích thước từ khóe miệng tới dái tai của nạn nhân

OPA nó cong nên khi nhét đầu mũi phải hướng lên mũi của nạn nhân tránh đẩy lưỡi về phía sau. Được nửa đường thì xoay 180 độ để đầu cong hướng xuống phổi. Tiếp tục ấn tới khi miệng ống ở môi nạn nhân

Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy bị vướng hay vì bất kỳ lý do nào làm bạn nghĩ bạn đang đẩy lưỡi về phía sau, hãy kéo OPA ra và làm lại. Nếu OPA đúng vị trí, sẽ thấy khí từ ngoài vào phổi và ngược lại

LÀM THẾ NÀO ĐẶT NPA

Chọn độ dài NPA chính xác bằng cách để nó cạnh khuôn mặt nạn nhân. Chọn cái nào đi từ lỗ mũi tới đầu dái tai. Bôi trơn vào ống

Đẩy đầu nạn nhân cho ngửa mũi lên. Đặt NPA vào lỗ mũi với mặt vát hướng về vách ngăn mũi. Đẩy NPA cho tới khi qua lỗ mũi. Nếu khó khăn hãy thử lại với lỗ mũi khác.

NGHẸN – TẮC THỞ

Nếu dị vật mắc ở cổ họng, nó có thể bit đường thở hoàn toàn và khiến bạn không thở được. Đừng nghĩ sẽ cho tay vào móc nó ra, vì bạn có thể đẩy dị vật vào sâu hơn

DẤU HIỆU THƯỜNG GẶP CỦA NGHẸN ĐƯỜNG THỞ

Nạn nhân sẽ ôm lấy cổ họng bằng cả hai tay – dấu hiệu nghẹt thở. Khi đường thở bị tắc hoàn toàn, không có không khí có thể đi qua do đó không thể ho hay nói gì. Nếu ho được có thể tống dị vật ra mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào

ÉP MẠNH VÀO BỤNG

Dấu hiệu thường gặp của tắc nghẽn đường thở

Nếu ai đó đang ăn và đột nhiên im lặng hoàn toàn, với vẻ mặt hoảng loạn, hãy hỏi, Bạn có bị nghẹn không?

Nếu anh ta gật đầu, vì mục đích pháp lý, hãy hỏi, tôi có thể giúp gì không?

Nếu có một cái gật đầu khác, hãy thực hiện các động tác ép bụng (đôi khi còn được gọi là nghiệm pháp Heimlich). Đứng đằng sau nạn nhân và vòng tay quanh eo anh ta. Tạo một nắm tay, với mặt ngón cái chạm vào bụng anh ấy, và đặt nó ngay dưới xương ức. Đặt bàn tay khác của bạn lên nắm tay của bạn và uốn cong nạn nhân một chút về phía trước, đẩy bằng ngực của bạn.

Bây giờ đẩy nắm đấm của bạn vào trong và hướng lên, mạnh và nhanh. Lặp lại năm lần. Nếu không thấy ho hay dấu hiệu luồng khí hít thở hãy làm thêm 5 lần một lần nữa. Nếu đường thở tắc và nạn nhân bắt đầu bất tỉnh, hãy cho anh ta nằm xuống sàn. Bắt đầu ép tim, chỉ ép khi nạn nhân đã bất tỉnh

Ép bụng sau nghẹt thở

Nếu tay bạn ngắn không đủ vòng quanh bụng, bạn có thể cố đẩy về phía dưới của ngực. thậm chí cho nạn nhân nằm xuống và đẩy lên phía trên của bụng

Đẩy lên phần trên của bụng ở tư thế nằm

Ép bụng ở phụ nữ có thai

Thay vì ấn thượng vị hãy ấn vào phần dưới của ngực

Ép bụng ở trẻ nhỏ

Nếu một đứa trẻ bị nghẹn gây ngừng thở và quá nhỏ để làm nghiệm pháp, hãy ngồi xuống và đặt tay lên đùi. Đỡ em bé nằm trên cánh tay bạn, đầu thấp hơn ngực. Dùng gót bàn tay của bạn, đập 5 cú vào giữa hai bả vai. Sau đó lật em bé và thực hiện 5 lần ép tim. Nếu không đáp ứng hãy quay mặt em bé lại và làm lại. Nếu trẻ bất tỉnh, bắt đầu ép tim bằng hai ngón tay

Làm gì với trẻ bị nghẹn thở

Thở hấp hối

Khi nào thở không như đang thở? Đó là khi hấp hối. Nó có thể đánh lừa bạn khi bạn đang kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn

Ngay cả khi một nạn nhân ngưng tim, chết lâm sàng thì cơ ngực và cơ hoành thi thoảng vẫn có thể di chuyển, dẫn tới dạng thở hổn hển và ngáp cá. Nhưng phản xạ cơ này kém hiệu quả đến nỗi nó không thể mang được lượng không khí nào tới phổi. Đó không phải thực sự thở và không phải là một dấu hiệu của sự sống

Thở không đều, xảy ra với tần số từ 6 nhịp trở xuống

HÔ HẤP NHÂN TẠO

Hầu hết những người trưởng thành đột nhiên gục xuống, tại thời điểm đó, lượng oxy trong máu vẫn khá ổn, do đó người ta nghĩ nên tập trung vào việc ép tim sao cho hiệu quả để máu bơm trở lại thay vì hô hấp nhân tạo.

 Nhưng có một số trường hợp thiếu oxy là nguyên nhân gây đột ngột gục xuống. Trường hợp đó bắt buộc phải hô hấp nhân tạo, một số ví dụ cho trường hợp này là:

• Trẻ sơ sinh, bạn có thể cho rằng trẻ đã đến tuổi dậy thì nếu không có lông nách hoặc lông ở bộ phận sinh dục và vú chưa phát triển (lý do gục xuống ở lứa tuổi này nhiều khả năng do vấn đề về hô hấp hơn là các vấn đề về tim)

• Người bị chết đuối

• Người dùng quá liều ma túy

Để thực hiện hô hấp nhân tạo, trước tiên hãy đảm bảo đường thở được mở bằng cách đẩy hàm hoặc ngửa đầu. Sau đó dùng tay bóp kín lỗ mũi nạn nhân, úp miệng bạn vào miệng nạn nhân, thổi. Nếu ngực nạn nhân không phồng, hãy điều chỉnh lại đường thở của nạn nhân. Thực hiện 30 lần ép tim sau đó là 2 lần thổi ngạt và lặp lại

Ở trẻ nhỏ, bạn có thể bịt miệng của mình trên mũi và miệng nạn nhân. Và nên cẩn thận. Trẻ càng nhỏ, bạn càng ít phải thổi mạnh. thổi mạnh có thể làm tổn thương phổi của trẻ.

Để bảo vệ bản thân trước dịch miệng nạn nhân, bạn có thể đục một lỗ trên miếng nhựa hoặc găng tay và đặt nó lên miệng nạn nhân.

1 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar