Sốc điện chuyển nhịp
Cơ chế:
Dùng dòng điện bên ngoài gây khử cực cơ tim, gây vô tâm thu tạm thời cho phép nút xoang dành lại quyền chủ nhịp. Sốc điện 1 pha và 2 pha: Sốc điện 1 pha: Dòng điện đi theo 1 hướng, sốc điện 2 pha: Dòng điện đi theo 2 hướng
Hiện khuyến cáo dùng sốc điện 2 pha vì: Tổn thương cơ tim và da ít hơn, cần dùng mức năng lượng thấp hơn, hiệu quả sau lần sốc điện lần đầu tiên cao hơn.
7.1. Chỉ định sốc điện chuyển nhịp
Các rối loạn nhịp tim nhanh có rối loạn huyết động
Nhịp nhanh trên thất: Nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ, cuồng nhĩ, cơn nhịp nhanh vòng vào lại nút nhĩ thất, cơn nhịp nhanh vòng vào lại nhĩ thất, cơn nhịp nhanh ở hội chứng WPW hoặc các rối loạn dẫn truyền qua đường phụ khác..
Nhịp nhanh thất
Sốc điện chuyển nhịp xoang ở bệnh nhân rung nhĩ
7.2. Chống chỉ định tương đối
Ngộ độc digoxin.
Rối loạn điện giải (hạ Na + , hạ K + , hạ Ca ++ , hạ Mg ++ , toan chuyển hóa). Chống đông không đạt liều trên bệnh nhân rung nhĩ mạn tính.
7.3. Kỹ thuật sốc điện chuyển nhịp
Bảng 19.2: Bảng kiểm kỹ thuật sốc điện chuyển nhịp
Máy sốc điện/phá rung tim | Kiểm tra để chắc chắn máy sẵn sàng hoạt động, có sẵn xe cấp cứu với trang bị đầy đủ để cấp cứu ngừng tuần hoàn. |
Cam kết chấp nhận thủ thuật | Cần thực hiện trước thủ thuật, trừ trường hợp đe doạ tính mạng |
Điện tâm đồ 12 chuyển đạo | Rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, dấu hiệu thiếu máu cơ tim hoặc do digoxin. Nếu nhịp thất chậm, cần có sẵn máy tạo nhịp tạm thời bên cạnh (qua da hoặc qua đường tĩnh mạch) nếu vô tâm thu sau sốc. |
Nhịn ăn | Ít nhất 4 giờ trước khi sốc điện (trừ trường hợp cấp cứu) |
Chống đông | Để dự phòng đột quỵ, người có rung nhĩ/cuồng nhĩ cần siêu âm tim qua thực quản để loại trừ huyết khối trong buồng tim hoặc dùng chống đông đạt liều điều trị ít nhất 3 tuần trước sốc điện theo chương trình và 4 tuần sau sốc điện dù đã về được nhịp xoang. |
Kali | Đảm bảo từ 3,5 mmol/L đến 5 mmol/L |
Digoxin | Kiểm tra không có dấu hiệu ngộ độc digoxin. Nếu uống ≥ 0.25 mg/24h, cần đảm bảo chức năng thận và nồng độ digoxin hiện tại bình thường. Nếu có nhiều ngoại tâm thu thất, tiêm tĩnh mạch 8 mmol Mg2+. |
Chức năng tuyến giáp | Điều trị cường giáp hoặc suy giáp trước khi sốc. |
Đường truyền tĩnh mạch | Đường truyền tĩnh mạch ngoại biên phải có sẵn sàng. |
Giảm đau | Gây mê bằng propofol được ưa chuộng hơn gây ngủ đơn thuần bằng benzodiazepine và fentanyl. Bóp bóng với oxy 100% cho bệnh nhân. |
Chọn mức năng lượng ban đầu | Nhịp nhanh thất bền bỉ 200 J Đồng bộ Rung nhĩ 50-100 J Đồng bộ |
Cuồng nhĩ 50 J Đồng bộ Nhịp nhanh trên thất khác 50 J Đồng bộ | |
Đồng bộ | Khử rung đồng bộ cho mọi trường hợp (trừ khi người bệnh rung thất hoặc có rối loạn huyết động). Điều chỉnh điện tâm đồ đủ rõ để máy chỉ nhận cảm phức bộ QRS mà không phải là sóng P hay T. |
Vị trí đặt bản điện cực | Dùng bản điện cực loại dán hoặc cầm tay khi đánh sốc điện. Bôi gel kỹ phần tiếp xúc giữa bản điện cực với bề mặt da. Vị trí đặt thường là sát bờ phải xương ức và phía trái núm vú trái (đường nách trước). Cũng có thể đặt ở bên trái xương ức và phía sau đường giữa đòn trái theo kiểu trước sau, tốt hơn để chuyển nhịp rung nhĩ. |
Chuyển nhịp | Đảm bảo không có ai tiếp xúc với bệnh nhân hoặc với giường kim loại của bệnh nhân. Áp chặt bản điện cực lên mặt da. |
Nếu sốc điện không thành công | Tăng gấp đôi mức năng lượng (50, 100, 200, 360 J) và lặp lại. Nếu vẫn không thành công, thì cân nhắc thay đổi vị trí của bản điện cực và sốc lại ở mức 360 J. Nếu có đoạn ngừng xoang kéo dài hoặc rối loạn nhịp thất xuất hiện khi sốc điện có chuẩn bị thì nên ngừng thủ thuật. |
Nếu sốc điện thành công | Làm lại điện tâm đồ, theo dõi sát bệnh nhân đến khi tỉnh. Tiếp tục theo dõi thiết bị theo dõi có màn hình thêm 2-4 giờ để đảm bảo hết hoàn toàn tác dụng của thuốc mê. |
Một số tình huống đặc biệt | Mang thai: Sốc điện khi có thai khá an toàn nhưng chỉ nên chỉ định sau khi đã hội chẩn kỹ với bác sĩ sản khoa. Theo dõi sát nhịp tim thai trước và sau sốc điện.Người có máy tạo nhịp: Sốc điện có nguy cơ gây hỏng nguồn của máy tạo nhịp hoặc vị trí nối giữa dây tạo nhịp và nội mạc của cơ tim. Đặt bản cực của máy sốc điện theo chiều trước sau về mặt lý thuyết sẽ an toàn hơn. Nên sẵn sàng tạo nhịp tạm thời để dự phòng các tình huống xấu và kiểm tra kỹ máy tạo nhịp sau khi sốc điện (đôi khi xảy ra trục trặc muộn). |
7.4. Biến chứng của sốc điện chuyển nhịp
Vô tâm thu/nhịp tim chậm Rung thất
Thuyên tắc mạch
Tụt huyết áp thoáng qua Bỏng da
Viêm phổi do sặc