Ngộ độc salicylates
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Ngộ độc salicylates
YHOVN 2 năm trước

Ngộ độc salicylates

Salicylates là thuốc thông thường có thể mua dễ dàng tại quầy thuốc. Chúng có sẵn, và trong trường hợp quá liều, có thể gây tử vong [1]. Ban đầu, khi salicylat được chuyển hóa, chúng có thể gây ra kiềm hô hấp. Tiếp đó là toan chuyển hóa có tăng anion gap

Do những rối loạn chuyển hóa gây ra bởi salicylat cũng như sự kích thích trực tiếp của salicylat với các trung tâm hô hấp của não, bệnh nhân có thể thở nhanh, sốt và thậm chí rối loạn tri giác Khi mức độ độc tính tăng, nhu cầu bảo vệ đường thở bằng NKQ và thở máy trở nên cần thiết

Đặt nội khí quản có những vấn đề phải chú ý ở bệnh nhân ngộ độc salicylat cấp tính [1]. Bệnh nhân thở nhanh có thể bù trừ cho tình trạng toan chuyển hóa nặng do ngộ độc salicylate. Sau khi đặt NKQ, thông khí qua NKQ làm mất đi  cơ chế sinh lý của bệnh nhân giúp bù trừ các rối loạn chuyển hóa liên quan ngộ độc salicylate làm tình trạng lâm sàng xấu đi. Dù vậy, đặt NKQ trong nhiều trường hợp ngộ độc salicylate nặng là cần thiết

Ngoài việc bảo vệ đường thở, các phương pháp khác giúp điều trị ngộ độc salicylte cấp như: kiềm hóa huyết thanh ngăn chuyển salicylate thành dạng không ion hóa, dễ vượt qua hàng rào máu não dẫn đến phù não và tổn thương các cơ quan. Lọc máu là lựa chọn khác giúp xử trí ngộ độc salicylate giúp loại bỏ trực tiếp salicylate ra khỏi máu [3].

Những gì họ đã làm:

Nghiên cứu quan sát hồi cứu

Các trường hợp xác định ngô độc salicylat (> 50 mg / dl) cần đặt ống và lọc máu

Các kết quả:

56 trường hợp ngộ độc salicylate

41 / 56 bệnh nhân qua khỏi (73,2%)

15 ca tử vong, 11 bệnh nhân (73,3%) không được lọc máu

Thảo luận:

Đo nồng độ salicylate huyết thanh có thể thất thường do nhiều yếu tố. Trong nghiên cứu này, có 9 trường hợp bệnh nhân có nồng độ salicylate huyết thanh <50mg / dL ban đầu và sau đó tăng lên mức trên ngưỡng độc tính. Hai trong số những bệnh nhân này đã chết. Thực tế này nên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra liên tục trong các trường hợp ngộ độc salicylate.

Ở những bệnh nhân có tình trạng lâm sàng nặng, nên đặt nội khí quản. cân nhắc dùng bicarbonate và lọc máu trong những trường hợp này.

Tác giả Kết luận:

“Tỉ lệ sống sót giảm ở những bệnh nhân này nếu không được lọc máu. tử vong tăng theo mức độ tăng nồng độ salicylate huyết thanh đo được. ”

References:

Chyka PA, et al. Salicylate poisoning: an evidence-based consensus guideline for out-of-hospital management. Clin Toxicol (Phila). 2007;45(2):95-131. PMID: 17364628

Fernando SM, et al. Hypercapnea and Acidemia despite Hyperventilation following Endotracheal Intubation in a Case of Unknown Severe Salicylate Poisoning. Case Rep Crit Care 2017; 2017: 6835471. PMID: 28465843

Reingardiene D, Lazauskas R. Acute Salicylate Poisoning. Medicina (Kaunas). 2006; 42(1): 79-83. PMID: 16467617

20 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar