Nắn Trật Khớp Háng Kịp Thời
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Nắn Trật Khớp Háng Kịp Thời
YHOVN 1 năm trước

Nắn Trật Khớp Háng Kịp Thời

ERIK A. BERG, MD

Trật khớp háng là một cấp cứu chấn thương chỉnh hình đòi hỏi phải chẩn đoán, đánh giá và điều trị kịp thời. Tổn thương này chủ yếu xảy ra sau một cơ chế chấn thương năng lượng cao như đụng xe, tai nạn với người đi bộ, ngã cao và các chấn thương thể thao liên quan. Do đó, trật khớp háng thường đi kèm với các tổn thương đe dọa đến tính mạng và các chi. Các bác sĩ nên biết rằng kết cục có liên quan đến việc rút ngắn thời gian. Thời gian càng sớm — nắn trong vòng 6 giờ — kết quả càng tốt.

Khớp háng được hình thành bởi sự khớp đầu gần xương đùi (the “ball”) vào ổ cối (the “socket”). Được tăng cường bởi sụn viền, bao khớp, các cơ và dây chằng mạnh mẽ, khớp háng nói chung là rất ổn định và đòi hỏi một lực đáng kể để đánh bật ra khỏi vị trí. Động mạch mũ đùi trong và động mạch mũ đùi ngoài cung cấp phần lớn nguồn cấp máu cho chỏm xương đùi. Chúng là những động mạch tận với tuần hoàn bàng hệ kém. Khi bị tổn thương, chúng làm cho chỏm xương đùi dễ bị hoại tử vô mạch (AVN).

Trật khớp háng được phân thành trật ra trước, ra sau, hoặc trật trung tâm, dựa trên vị trí của chỏm xương đùi so với ổ cối. Trật ra sau chiếm khoảng 80% tất cả các trường hợp. Bệnh nhân thường đến viện với một chân ngắn hơn được giữ ở tư thế khép với đùi gấp và xoay trong. Trật ra trước (10% đến 15%) xảy ra ở tư thế dạng mạnh – xoay ngoài và có thể biểu hiện với một bên chân dài hơn và đùi xoay ngoài. Trật trung tâm là rất hiếm và do lực tác động trực tiếp lên mặt bên đùi, đẩy chỏm xương đùi qua ổ cối gãy (gãy – trật khớp).

Một phim trước sau (AP) đơn giản thường là chẩn đoán hình ảnh duy nhất cần để xác định chẩn đoán. Với X quang khung chậu nên kiểm tra bất kỳ sự mất liên tục nào của đường Shenton (thông thường, đây là một đường vòng cung liên tục, không đứt gãy nối liền bờ dưới của cổ xương đùi với bờ dưới của cành xương mu), mà nếu hiện diện thì nên nghi ngờ trật khớp háng hoặc gãy cổ xương đùi. Đường Shenton được minh họa trong Hình 288.1. Chẩn đoán hình ảnh bổ sung nên được thực hiện vì hai lý do: (1) nếu bệnh nhân cần chụp CT cho các tổn thương khác và có thêm thời gian để nhanh chóng thu được các lát cắt qua ổ cối và hành xương đùi hoặc (2) phim AP của cổ xương đùi là không đủ để loại trừ gãy xương. Trong trường hợp thứ hai, các phim nghiêng hoặc chếch có thể hữu ích.

Figure 288.1 Shenton line (dashed line). (From Pope TL Jr, Harris JH Jr. Harris & Harris’ The Radiology of Emergency Medicine. 5th ed.

Philadelphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins, 2012.)

Mục tiêu của xử trí trật khớp háng là nắn trong vòng < 6 giờ. Chống chỉ định chính là gãy cổ xương đùi. Các gãy xương khác của ổ cối và xương đùi không phải là chống chỉ định, mặc dù chúng có thể làm cho mọi việc trở nên khó khăn hơn. Mặc dù việc nắn chỉnh nằm trong phạm vi thực hành lâm sàng của các bác sĩ cấp cứu, các biện pháp an thần và giảm đau thích hợp nên được dùng và chuẩn bị trước khi nắn chỉnh. Tránh quá nhiều nỗ lực nắn chỉnh tại phòng cấp cứu vì có nguy cơ làm tăng tổn thương liên quan đến bề mặt khớp và AVN. Nếu gãy xương không thể giải quyết, bệnh nhân cần được chuyển ngay đến phòng phẫu thuật.

Các biến chứng bao gồm viêm khớp sau chấn thương, rối loạn chức năng thần kinh toạ, và quan trọng nhất là AVN chỏm xương đùi. AVN có lẽ là di chứng nặng nề nhất của trật khớp háng. Để giảm thiểu nguy cơ tiến triển AVN, cần nắn chỉnh trong vòng 6 giờ sau chấn thương!

KEY POINTS 

  • Xem xét về khả năng trật khớp háng trong các cơ chế chấn thương năng lượng cao.
  • Bất kỳ sự mất liên tục nào của đường Shenton nên làm tăng nghi ngờ về gãy xương hoặc trật khớp.
  • Cần thực hiện nắn càng sớm càng tốt và trong vòng < 6 giờ để tránh biến chứng AVN.
6 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar