Kích thích thần kinh ngoại vi
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Kích thích thần kinh ngoại vi
YHOVN 1 năm trước

Kích thích thần kinh ngoại vi

Fig. 24.1 các dạng  khác nhau của kích thích thần kinh ngoại vi

Gulshan Doulatram

Câu hỏi

1. Hình trên mô tả điều gì?

2. Có nhiều loại kích thích thần kinh ngoại vi?

3. Nguyên tắc kích thích thần kinh ngoại vi? Mô tả cách làm.

4. Mô tả các dạng kích thích thường sử dụng.

5. Các vị trí để theo dõi kích thích thần kinh  ngoại vi?

6.  Các cơ khác nhau đáp ứng với thuốc giãn cơ như nào?

7. Các phân tích định lượng trong theo dõi giãn cơ?

G. Doulatram, MD

Department of Anesthesiology, University of Texas Medical Branch, 301 University Blvd, Galveston, TX, USA

e-mail: gdoulatr@utmb.edu

© Springer International Publishing AG 2017

T.D. Raj (ed.), Data Interpretation in Anesthesia, DOI 10.1007/9783319558622_24

 Trả lời

1. Figure 24.1 minh họa cho các dạng kích thích và theo dõi chức năng thần kinh cơ ngoại vi. Đáp ứng được ghi lại để hướng dẫn trong hồi sức gồm đặt ống và sự phục hồi sau mê toàn thân. Theo dõi thần kinh cơ liên tục để điều chỉnh khi có dấu hiệu phục hồi chức năng cơ, bao gồm độ mạnh, cầm nắm và tự thở

2. Chức năng thần kinh cơ theo dõi trong mổ bằng cách đánh giá đáp ứng của cơ với kích thích tối đa 1 đầu dây thần kinh ngoại biên [1]. Có 2 loại kích thích: kích thích điện và từ. kích thích điện thường dùng nhất. kích thích từ có lợi thế không gây đau và không cần tiếp xúc với cơ thể. Tuy nhiên khó theo dõi test TOF nên ít sử dụng nó trong phòng mổ 

3. Phản ứng của 1 sợi cơ với kích thích điện theo quy luật tất cả hoặc không. Đáp ứng của cơ sẽ giảm phụ tuộc vào số sợi cơ bị chẹn do dùng giãn cơ. Kích thích điện phải cao hơn 2025% mức cần thiết để có đáp ứng tối đa. Kích thích này gây đau, có thể dùng trong gây mê [2].  Dùng dòng điện biên độ (2060 mA) trong thời gian ngắn (0.10.2 ms) kích thích thần kinh ngoại vi và quan sát đáp ứng vận động. vị trí thường ở thần kinh mặt và trụ (ngón cái). Dòng điện dùng lớn hơn 0.5 ms sẽ gây kích thích cơ trực tiếp. Đánh giá bằng sờ hoặc nhìn mang tính chủ quan. Cần đánh giá bằng điện cơ, gia tốc kế sẽ chính xác hơn [3].

4. Có 5 dạng kích thích:

(a) Kích thích co giật đơn: 1 dòng điện tần số từ 1.0 Hz (mỗi giây) tới 0.1 Hz (mỗi 10 s) (Fig. 24.1A).

(b) Kích thích TOF (4 lần): 4 kích thích ở ngưỡng 2 Hz (4 lần trong 2 s) lặp lại mỗi 1012s nếu cần. Tỷ lệ đáp ứng lần 4 so với lần 1 (T4/T1 ratio) dùng để đánh giá mức bộ phong bế của giãn cơ. Nếu không có phong bế thần kinh cơ thì tỷ số này sẽ là 1. Trong khi dùng thuốc giãn cơ không khử cực, tỷ số này giảm tỷ lệ với mức độ giãn cơ. Với giãn cơ có khử cực, làm giảm phản xạ của 4 lần kích thích nên TOF = 1. Giảm tỷ số TOF sau khi dùng succinylcholine cho thấy ở phase II block. TOF 0.70 cho thấy có giảm chức năng cơ hô hấp, thiếu oxy và nguy cơ hít sặc ở phase ngay sau mổ. Neostigmine chỉ dùng khi TOF vè bình thường với tốt nhất là 34 lần đáp ứng. Sugammadex là thuốc đảo ngược giãn cơ nếu không cần theo dõi. Liều thích hợp tùy chỉnh theo TOF và đáo ứng kích thích sau co cơ (Fig. 24.1B).

(c) Kích thích gây co: kích thích 30, 50, 100, or 200 Hz trong 5s và đáp ứng co cơ được ghi lại, đáp ứng co cơ khi kích thích như này gặp cả khi bình thường và khi dùng giãn cơ khử cực. Đáp ứng này không kéo dàu khi dùng giãn cơ không khử cực và phá II của giãn cơ có khử cực. Giảm đáp ứng gọi là mất dần do sự cạn kiệt acetylcholine và tỷ lệ thuận với mức độ giãn cơ. Phục hồi sau kích thích co “tetani” tăng lên trong đáp ứng của cơ và kích thích sau khi kích thích “co cơ”do huy động và tổng hợp acetylcholine để đáp ứng với kích thích mạnh hơn. Nhược điểm chính của loại kích thích này là gây đau và chỉ dùng với bệnh nhân gây mê  (Fig. 24.1C and D).

References

1. Viby-Mogensen J. Neuromuscular monitoring. Curr Opin Anaesthesiol. 2001;14(6):6559.

2. Lien CA, Kopman AF. Current recommendations for monitoring depth of neuromuscular blockade. Curr Opin Anaesthesiol. 2014;27:61622.

3. Viby-Mogensen J, Casper C. Evidence-based management of neuromuscular block. Anesth Analg. 2010;111(1):12.

4. Ghai B, Makkar JK, Wig J. Neuromuscular monitoring: a review. J Anaesth Clin Pharmacol. 2006;22(4):34756.

5. Jensen E, Viby-Mogensen J, Bang U. The accelograph: a new neuromuscular transmission monitor. Acta Anaesthesiol Scand. 1988;32:49.

6. Miller RD, Pardo MC. Basics of anesthesia. 6th ed. Philadelphia, PA: Elsevier Saunders; 2011.

3 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar