Bệnh ở tai bạn nên biết
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Bệnh ở tai bạn nên biết
YHOVN 1 năm trước

Bệnh ở tai bạn nên biết

Thông thường chúng ta chia vấn đề ở tai ra làm 3 loại:

  • Tai ngoài gồm phần bạn có thể thấy, dọc theo ống tai, Tận cùng ở màng nhĩ
  • Tai giữa nằm ngay sau màng nhĩ. Nó bao gồm ba xương nhỏ. Khi màng nhĩ rung lên với âm thanh, những xương đó mang những rung động đến tai trong. Vòi nhĩ – eustachian dẫn dịch từ tai giữa và tai trong ra phía sau mũi gần cổ họng là nơi bạn nuốt nó. Trừ khi có vấn đề tai giữa và tai trong được bao kín hoàn toàn, trừ khi có thủng màng nhĩ. Ngoài việc xả dịch, ống tai giữ áp suất không khí ở tai giữa và tai trong bằng với áp suất bên ngoài. Nếu ống ngừng hoạt động vì viêm, sưng hoặc nhiễm trùng ở bất cứ đâu dọc theo đường đi, áp suất không khí, dịch hoặc cả hai có thể tích tụ, gây mất thính lực và khó chịu. Nếu có quá nhiều dịch hoặc áp lực, màng nhĩ sẽ rò rỉ để giải phóng bớt nó. Đôi khi thủng màng nhĩ chảy dịch gây đau nhưng nó giúp giảm áp lực. Dù cách nào đi nữa, nếu vòi nhĩ – eustachian bắt đầu dẫn dịch trở lại, lỗ thủng màng nhĩ thường sẽ lành theo thời gian.
  • Tai trong gồm hai phần. Ốc tai biến các rung động thành các xung động mà não giải mã thành âm thanh. Ống bán nguyệt kiểm soát sự cân bằng và thăng bằng. Dây thần kinh thính giác kết nối tai trong trực tiếp với não của bạn. Bất kỳ tổn thương nào trong khu vực từ màng nhĩ đến dây thần kinh này sẽ làm giảm thính lực.

TAI NGOÀI

Hai vấn đề tai ngoài thường gặp là nhiễm khuẩn và tắc ống tai ngoài. Có thể xảy ra đơn lẻ hoặc cùng nhau

Nhiễm khuẩn

Kích thích ống tai bằng thứ gì đó như tăm bông, kẹp tóc hoặc lấy ráy tai có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào da. Ngoài ra ống tai ướt không chỉ có thể làm tổn thương da mà còn có cho phép vi khuẩn phát triển mạnh.

Đầu mối gợi ý viêm ống tai ngoài:

  • Đau: đau khi đụng hay ấn vào phần ngoài của tai.
  • Đỏ: Nếu bạn nhìn vào ống tai bằng đèn soi, ống tai có thể đỏ hoặc sưng

Điều quan trọng là bắt đầu dùng kháng sinh sớm vì bạn càng chờ lâu thì ống tai càng sưng lên. Trên thực tế, khi nó sưng đến nỗi không thể nhỏ thuốc qua. Cần nhét một cái gì đó gọi là Earwick vào tai. Đó là một thiết bị nhỏ, giống như được làm bằng vật liệu thấm hút nhét vào ống tai bị sưng.

Mặc dù vậy, đừng bao giờ tự thử nếu không biết bạn đang làm điều gì do có thể gây hỏng tai..

Nếu bạn không có kháng sinh nhỏ tai, có thể dùng đường uống nhưng thời gian tác dụng sẽ lâu hơn. Nếu bị nhẹ, đừng dùng kháng sinh, có thể dùng vài giọt giấm trắng trộn vài giọt rượu. nhỏ mỗi 4 giọt mỗi giờ khi đang thức trong một tuần

Để ngăn viêm ống tai, trước tiên đừng bao giờ làm sạch tại của bạn bằng bất cứ thứ gì nhỏ hơn ngón tay của bạn. Đa số những sợi lông nhỏ dọc theo ống tai, được hỗ trợ bởi chuyển động của hàm trong khi bạn nhai thức ăn (điều này làm cho ống tai di chuyển), dần dần đưa ráy tai ra. Bông gòn kích thích ống tai và thậm chí có thể làm ráy tai bám chặt vào các sợi lông ngăn đẩy chúng ra ngoài

Ngoài ra, nhỏ nước vào tai, biến ráy tai thành bột nhão, điều này không tốt.

Ráy tai bít

2 nguyên nhân gây bít tắc lỗ tai:

  • Ráy rai: một số người sản xuất quá nhiều ráy tai nhưng thường do dùng tăm bông, lấy ráy tai tạo cục ráy tai bít
  • Dị vật: có thể từ con bọ tới bông ngoáy tai. Ở trẻ em chúng có thể nhét bất cứ gì vào

Đầu mối để thấy ống tai bị tắc đơn giản: cảm giác bị bóp nghẹt không giải thích được ở một bên tai. Nếu bạn có đèn soi tai, bạn thấy ráy tai:đó là vấn đề. Nếu là dị vật đôi khi bạn có thể thấy nó

Đối với ráy tai tích tụ, có một số thuốc làm mềm ráy tai (bán ở quầy thuốc), bạn có thể dùng chúng vài đêm trước khi ngủ. Với phương pháp này, thường thì ráy tai tự chảy ra khi bạn ngủ. bạn có thể thấy hoặc không thấy nó nhưng bạn sẽ biết điều đó vì bạn nghe thấy rõ hơn. Ngay cả khi nhỏ thuốc mềm ráy tai không làm tan nó cũng làm ráy tai dễ chui ra hơn (xem bên dưới).

Mềm ráy tai có thể dùng dung dịch Colace làm mềm phân hoặc hydro peroxide nồng độ cao trong gia đình.

Nhân tiện, nếu bạn gặp rắc rối liên tục với việc nhiều ráy tai, nhỏ thuốc 1 đến 2 lần trong tuần có thể làm mềm lông tai và chuyển động nhai sẽ giúp tống ráy tai ra

Đối với một dị vật ở tai, nếu bạn nhìn thấy nó, bạn có thể thử lôi nó ra bằng nhíp, nhưng hãy cẩn thận đừng đẩy nó đi xa hơn. Một cách khác để lấy ra một thứ là dán một chút keo trên một miếng bông gòn, chạm vào dị vật, đợi vài phút và kéo. Tất nhiên nguy cơ có thể dính keo vào tai bạn

với con côn trùng nhỏ, nhỏ vài giọt rượu vào tai để giết nó sau đó bơm nước đẩy nó ra ngoài.

Làm sao rửa ống tai bạn

  • Rửa tai là cách tuyệt vời để loại bỏ dị vật hoặc ráy tai

1. Đổ nước sạch, ấm vào một cái bát. (Sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể kích thích dây thần kinh thính giác cũng như điều khiển sự cân bằng của bạn, có thể gây chóng mặt). Thêm một vài giọt oxy già (hydro peroxide) nếu muốn

  • 2. Giữ một chiếc khăn hoặc một cái bát khác dưới tai rửa để hứng nước khi nó chảy ra.
  • 3. Sử dụng nước trong bát, đổ đầy xi lanh không có kim tiêm, túi nhựa hoặc chai có chọc lỗ ở dưới đáy.
  • 4. Với cánh tay đối diện với tai (ví dụ, tay trái của bạn nếu bạn muốn rửa tai phải), vòng tay ra sau đầu, nắm lấy tai, kéo lại và hơi hướng lên trên.
  • 5. Bóp túi, chai hoặc bất cứ thứ gì bạn dùng để phun nước vào tai với áp lực ổn định.
  • 6. Bạn đã hoàn thành khi dị vật hoặc ráy tai xuát hiện. Ngừng rửa khi đã quá 5 phút hoặc nếu bạn đau hay thấy chóng mặt. Có thể thử lại sau vài giờ.

7. Sau khi bạn làm xong, hãy nhỏ 1 vài giọt rượu (trộn với peroxide nếu bạn muốn) vào tai để giúp làm khô lượng nước thừa

Thủng màng nhĩ

Một bệnh nhân tôi biết bị thủng màng nhĩ, chảy dịch. Anh ta kể lại nghe có tiếng rít, thấy đau tai và suy giảm thính lực, kèm chóng mặt. Tuy nhiên, theo thời gian, lỗ thủng tự lành và thính giác của anh đã trở lại bình thường.

Một bệnh nhân khác của tôi đã rất may mắn. Anh đang đứng trong phòng tắm lau tai bằng tăm bông. Vợ anh mở cửa, đập vào khuỷu tay anh, và anh chọc miếng bông gòn qua màng nhĩ. Anh được phẫu thuật sớm nhưng vẫn mất thính lực

Thủng màng nhĩ có thể gây ra do:

• Áp suất không khí đột ngột đập vào màng nhĩ, như trong trường hợp lướt ván, tát vào tai cũng có thể gây điều tương tự.

• Chấn thương trực tiếp, như trong trường hợp tăm bông.

• Áp lực từ bên trong. Nếu vòi nhĩ không hoạt động, dịch tích tụ làm tăng áp suất gây rò rỉ dịch. Sự thay đổi áp suất khí quyển đột ngột như khi bạn đang nhảy dù có thể gây thủng màng nhĩ

Bạn có thể nghi ngờ màng nhĩ bị thủng nếu xảy ra bất kỳ trường hợp nào sau đây:

• Có chấn thương hoặc áp lực lên tai kèm theo mất thính lực ngay lập tức, đôi khi có tiếng rít.

• Cơn đau dữ dội do viêm tai giữa đột nhiên thuyên giảm (khi rò rỉ làm giảm sự tích tụ áp lực).

• Dịch như mủ bắt đầu rò rỉ ra khỏi ống tai

Nếu bạn có đèn soi tai, bạn có thể thấy lỗ thủng. Nhưng tới khi bạn có thể gặp được bác sĩ, nên nhớ lỗ thủng nhỏ có thể tự lành. Để dịch chảy ra khỏi tai. Tránh chuyển động xoay đầu nhanh, có thể gây ra chóng mặt. Tránh xa độ cao và máy móc nguy hiểm, bởi vì bạn có thể đột nhiên mất thăng bằng mà không có báo trước.

TAI GIỮA

Khi có vấn đề ở tai giữa, bạn có thể bị mất thính lực tạm thời, viêm tai hoặc thậm chí là viêm xương.

Tích tụ dịch: viêm tai giữa –tràn dịch

Viêm tai giữa có tràn dịch, còn gọi là viêm tai giữa thanh dịch, còn gọi OME, chỉ đơn giản là sự tích tụ dịch ở tai giữa mà không có nhiễm khuẩn. Thông thường, các mô ở tai giữa tiết ra một ít dịch, chảy ra vòi eustachian. Nếu ống bị tắc hoặc sưng lên do lạnh, dị ứng mũi, hoặc không rõ lý do sẽ gây tích tụ dịch. Điều này làm giảm thính lực, khó phân biệt với giảm thính lực do ráy tai hoặc dị vật

Hai đầu mối cho thấy mất thính lực có thể do OME gây ra:

• Bạn bị nghẹt mũi, cũng có thể ảnh hưởng đến vòi eustachian.

• Ống tai của bạn sạch sẽ khi soi tai

OME cũng có thể gây ra những thay đổi tinh tế trong màng nhĩ, nhưng những điều này rất khó phát hiện trừ khi bạn đã từng soi rất nhiều tai. Thỉnh thoảng có thể có chóng mặt

Thông thường, theo thời gian, sưng hoặc bất cứ điều gì đang gây nghẽn vòi eustachian sẽ biến mất, và dịch bắt đầu chảy xuống sau họng bình thường. Bạn có thể thúc đẩy nhanh quá trình này bằng cách dùng thuốc chống sung huyết mũi trong vài ngày, dùng máy tạo ẩm và súc miệng bằng nước ấm mỗi giờ, nhưng thường vấn đề sẽ tự hết

Đôi khi, vòi eustachian có thể ngừng hoạt động trong nhiều tháng cho dù bạn có làm gì đi nữa. Trong trường hợp đó, nếu nó khiến bạn phát điên, việc rạch màng nhĩ dẫn lưu bằng thủ thuật là một lựa chọn. Trên thực tế, việc rạch mở màng nhĩ và đặt ống dẫn lưu ở trẻ em sẽ làm sớm hơn người lớn một chút để đảo ngược nguy cơ mất thính giác, có thể làm giảm khả năng học tập.

Nhiễm khuẩn: Viêm tai giữa cấp

Khi mọi người nghe về viêm tai, đặc biệt là ở trẻ em, họ thường nghĩ về viêm tai giữa cấp. AOM có thể do virus hoặc vi khuẩn đi qua vòi eustachian và không thể dẫn lưu dịch ra ngoài do tắc vòi. Khi đủ thời gian và đủ lượng vi khuẩn, vấn đề có thể tiến triển. do tai người lớn và trẻ em khác nhau, vòi eustachian ngắn hơn ở trẻ em.

Ngoài đau bên trong tai, viêm tai giữa cấp tính có thể gây mất thính lực, chóng mặt và sốt. Màng nhĩ, nhìn qua đèn soi tai, có màu đỏ hoặc xám

Các hạch bạch huyết ở vùng cổ và dưới tai có thể đau và sưng lên. Đôi khi có thể có cảm lạnh hoặc viêm đường hô hấp trên trước đó

Không có cách nào tuyệt đối để biết nhiễm trùng là do virus hay vi khuẩn, nhưng nếu bạn là một trong số 60% người bệnh thấy bắt đầu khỏe hơn sau hai mươi bốn giờ mà không cần dùng kháng sinh, thì có lẽ bạn bị nhiễm virus và sẽ tự khỏi.

Nếu bạn bắt đầu dùng kháng sinh, hãy dùng chúng trong thời gian khuyến nghị đầy đủ. Amoxicillin thường có hiệu quả, nhưng một số bệnh nhiễm trùng tai lại kháng nó.

Để giảm đau, bạn có thể dùng thuốc giảm đau

Đặt một cái gì đó ấm lên tai cũng có thể giúp giảm đau, vì có thể nhỏ một vài giọt dầu ấm vào tai. Một số người thấy rằng dầu tỏi hoặc dầu mullein rất tốt. đừng chọn loại dầu quá nóng.

Biến chứng của viêm tai

Viêm tai có thể dẫn đến viêm màng não (nhiễm trùng tủy sống), viêm xương chũm (nhiễm trùng xương sau tai) và các bệnh nhiễm trùng xương khác. Mặc dù những biến chứng này khá hiếm gặp, chúng có thể đe dọa đến tính mạng và phải nhập viện càng sớm càng tốt.

Một manh mối gợi ý viêm màng não là cổ đau và cứng. Một em bé sẽ trở nên rất cáu kỉnh và khó dỗ dành. Nhiễm trùng xương sẽ gây ra đau ở xương trong khu vực nhiễm trùng. Điểm mấu chốt là người bị viêm tai trông càng mệt mỏi thì phải đưa tới viện càng sớm càng tốt.

Tai trong

Khi còn nhỏ, tôi nghĩ thật vui khi quay vòng vòng cho đến khi tôi không thể đứng vững. Bây giờ nó chỉ làm cho tôi đau bụng. Nhưng xoay tròn là một cách tuyệt vời để kiểm tra các triệu chứng thông thường của các vấn đề về tai trong. Mất thăng bằng và buồn nôn. Mắt bạn cũng đảo qua đảo lại, cố gắng đồng bộ với những gì tai trong của bạn đang trải qua.

Nguyên nhân thực sự của các vấn đề tai trong gồm viêm tai trong hoặc giữa, khối u, dịch và bất cứ điều gì gây viêm ở khu vực đó. Triệu chứng

từ cảm giác buồn nôn hoặc không ổn định đến cảm giác rằng bạn hoặc căn phòng đang quay cuồng (chóng mặt). Cảm giác có thể không đổi hoặc thay đổi

Để giảm buồn nôn, có thể thử các cách sau:

• Thuốc uống: bao gồm promethazine, ondansetron và meclizine. Meclizine cũng có bán sẵn. Cần tìm hiểu tác dụng phụ, tương tác và biến chứng trước khi dùng thuốc.

• Một chút gừng: Nếu bạn uống rượu gừng, hãy chắc chắn rằng nó có chứa gừng thực sự.

• Bấm huyệt: Nhấn ngón tay cái của bạn vào giữa cẳng tay bên trong đối diện của bạn, cách gốc lòng bàn tay của bạn khoảng hai inch. Có thể mất ba mươi giây đến vài phút để cơn buồn nôn dịu bớt.

Cần nghỉ ngơi, tránh di chuyển nhanh và lái xe; và tránh thức ăn cay, cafe và rượu. Vì các triệu chứng có thể đến và đi, hãy tránh xa các tình huống mất thăng bằng có thể dẫn đến chấn thương.

1 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar