Hướng dẫn hồi sinh tim phổi nâng cao 2015
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Hướng dẫn hồi sinh tim phổi nâng cao 2015
YHOVN 2 năm trước

Hướng dẫn hồi sinh tim phổi nâng cao 2015

ILCOR, AHA, và ERC năm 2015 hướng dẫn hồi sinh tim phổi nâng cao. Đây là hướng dẫn ngắn gọn và tôi thấy rất thú vị khi đọc chúng. (Tôi thấy có 1 số khác biệt nhỏ giữa AHA và ERC về các hướng dẫn này, nhưng không có gì đáng để dành nhiều thời gian vào phân tích chúng.)

Nếu tôi phải rút ra 2 điều cần học, chúng sẽ là:

– Những hướng dẫn này rất giống với hướng dẫn năm 2010. Không có thay đổi nào quan trọng đủ để nên bỏ tiền ra học một khóa ACLS khác. Nếu bạn biết hướng dẫn năm 2010, chỉ cần thực hiện cho tốt là đủ.

– Như mọi khi, bằng chứng khoa học không được mạnh mẽ. Chỉ có 1% các khuyến cáo là “mức A”, có nghĩa là bằng chứng chất lượng cao hơn RCT. Cụm từ phổ biến nhất mà tôi gặp phải khi đọc qua các hướng dẫn này là “có thể hợp lý- may be reasonable”. Cụm từ này về cơ bản không có ý nghĩa và có thể dễ dàng dịch sang “có thể không hợp lý”. Hãy cẩn thận

Dù vậy, chúng ta hãy nhìn vào 1 vài lĩnh vực họ đưa ra thay đổi trong hướng dẫn.

CPR

Những điểm chính về CPR thực sự không có gì thay đổi. Tiếp tục tiến hành ép tim tần số 30: 2, tối đa hóa thời gian ép tim, không dừng lại quá 10 giây. Tuy nhiên có 1 số thay đổi nhỏ để CPR đạt hiệu quả tốt:

Không quá nhanh. Tốc độ ép tối đa là 120. Không ép quá tần số này, vì có bằng chứng cho thấy hiệu quả sẽ giảm khi ép hơn 120 lần / phút. Mục tiêu mới là 100-120 lần/ phút (thay vì ít nhất 100) và không ép quá sâu. Độ sâu khi ép tối đa là 6cm. Mục tiêu mới là 5-6cm ở người lớn (thay vì ít nhất 5cm).

– 10 lần thở/phút. Nếu có ống NKQ, LMA được đặt đúng vị trí, chỉ nên cho thở 10 lần/phút. Điều này cũng áp dụng cho trẻ em và trẻ sơ sinh.

THUỐC

Vasopressin bị loại ra. Sự thay đổi này không ảnh hưởng nhiều. Thay đổi này không phải do Vasopressin không tác dụng như epinephrine nhưng vì hiệu quả tương đương nên họ chỉ liệt kê epinephrine để đơn giản hóa thuật toán  (Tôi sẽ không bắt đầu ở đây về vấn đề liệu epinephrine có thực sự có lợi hay không)

Cho epinephrine sớm ở bệnh nhân không có nhịp sốc (rung thất). Dựa vào 1 nghiên cứu quan sát, họ nói rằng nếu bạn cho dùng epinephrine, có lẽ bạn nên dùng epinephrine càng sớm càng tốt trong các trường hợp nhịp không sốc.

Không nên dùng phối hợp vasopressin, epinephrine và steroid. Hướng dẫn đánh giá hiệu quả rất thấp. Họ nói, “chúng tôi đề nghị chống lại việc các bác sĩ thường lạm dụng steroid trong suốt quá trình CPR (khuyến cáo rằng hiệu quả rất thấp).”

Các hướng dẫn này công nhận “vai trò của thuốc trong cải thiện kết quả ở bệnh nhân ngừng tim”. Cá nhân tôi nghĩ rằng phần lớn bằng chứng rõ ràng thấy nhiều loại thuốc có nguy cơ gây hại hơn là giúp ích

Naloxone được thêm vào hướng dẫn. Ở những bệnh nhân tiền sử nghiện ma tuý hoặc nghi ngờ khi bệnh nhân có nhịp trở lại nhưng hô hấp không bình thường, hướng dẫn đề nghị dùng thêm naloxone. Liều dùng là 2mg qua mũi hoặc 0.4mg IM. Họ đề nghị theo thuật toán ALCS chuẩn ở bệnh nhân không có mạch, nhưng tuyên bố có thể dùng 1 liều naloxone nếu bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp

 

THÁN ĐỒ

Hình dạng sóng trên thán đồ trước đây rất được chú ý. Hướng dẫn nói:

Đánh giá hình dạng sóng là phương pháp đáng tin cậy nhất để xác nhận và theo dõi  vị trí ống nội quản

Et CO2 < 10 mmHg sau 20 phút tiên lượng sống rất thấp, nhưng không nên dùng 1 mình nó để quyết định ngừng hồi sức.

Thán đồ có thể dùng để theo dõi tốc độ thông khí

Thán đồ có thể dùng theo dõi hiệu quả CPR (ép tim hiệu quả khi EtC02 từ 12-15mmHg).

Tăng ETC02 có thể dùng như 1 dấu hiệu để bắt đầu sớm ROSC

CÔNG NGHỆ

Phương tiện truyền thông xã hội có vai trò trong cấp cứu ngừng tim. Họ có thể liên lạc với những người cứu hộ đang ở gần nạn nhân, sẵn sàng có thể thực hiện CPR”.

Không nên dùng máy ép tim. “Các bằng chứng không chứng minh lợi ích của việc sử dụng các thiết bị piston cơ học để ép tim so với ép bằng tay ở những bệnh nhân bị ngừng tim”. Họ nói rằng ép cơ học là biện pháp thay thế hợp lý nếu duy trì ép hiệu quả cao không an toàn

Không khuyến cáo sử dụng thiết bị impedance threshold device (ITD). Không có gì bất ngờ về điều này. Mặc dù tôi biết một số người hoàn toàn thích những điều này, phần lớn các bằng chứng cho đến nay là hoàn toàn không thuyết phục.

ECMO. Họ nói rằng ECMO là một sự thay thế hợp lý đối với CPR thông thường nếu nguyên nhân được cho là có thể đảo ngược.

Siêu âm:

Là 1 phương pháp xác nhận vị trí ETT. Nhưng không phải thay đổi lớn và thay thế vai trò của EtC02

Siêu âm ở bệnh nhân ngừng tim có thể giúp xác định nguyên nhân có thể đảo ngược ngoài việc co bóp cơ tim, mặc dù vai trò của nó không rõ ràng nếu nó ảnh hưởng tới kết quả lâm sàng

Chăm sóc sau hồi sức

Ôxy

Họ đặc biệt đề nghị chống tình trạng thiếu oxy và tăng quá mức oxy trong giai đoạn hồi sức. về cơ bản bão hòa oxy ở bệnh nhân ngừng tim không đáng tin, nên dùng  FiO2 100%

Thông tim

Cần can thiệp đặt thông tim trong cấp cứu mạch vành nếu ngừng tim tự nhiên

Nhiệt độ

Họ khuyên bạn nên chọn và duy trì mục tiêu nhiệt độ, dựa trên bằng chứng từ 32 đến 36 độ Celsius. Hướng dẫn đề nghị phòng sốt “mức độ bằng chứng rất thấp”

Trường hợp đặc biệt

Mang thai

Không còn hướng dẫn nên nghiêng người bệnh. Không nên sử dụng đệm hoặc cố nghiêng bệnh nhân sang 1 bên vì điều này sẽ cản trở hiệu quả của CPR. Chỉ cần di chuyển tử cung bằng tay sang trái (Hầu hết mọi người đã được dạy điều này)

Về phần mổ lấy thai trong khi mẹ sắp chết (perimortem cesarean section) vẫn được khuyến cáo sau 4 phút CPR mà không có ROSC. Tuy nhiên, nếu rõ ràng mẹ không có cơ may sống sót, ví dụ trong chấn thương, họ khuyên bạn nên bắt đầu mổ lấy thai ngay

Hạ thân nhiệt

ECLS cho hạ thân nhiệt không ổn định. Những bệnh nhân hạ huyết áp nhưng không có bất ổn về tim mạch có thể dùng các biện pháp xâm lấn tối thiểu bên ngoài. Nếu có dấu hiệu bất ổn về tim mạch nên chuyển trực tiếp tới các trung tâm có máy điều hòa thân nhiệt/điều hòa nhiệt độ (ECLS).

Chấn thương

Họ đã thêm một thuật toán cụ thể cho ngừng tim do chấn thương. Xử trí ngay lập tức là giải quyết các nguyên nhân chính có thể đảo ngược: giảm ôxy huyết, tràn dịch màng phổi, chèn ép tim cấp và tụt huyết áp.

 

TRẺ EM

CPR phải là 15: 2 nếu có nhiều người cấp cứu, nhưng 30:2 nếu chỉ có 1 người cấp cứu.

Không nên chỉ ép tim CPR. Phải ép tim và thổi ngạt đúng tiêu chuẩn vì nguy cơ cao bị ngạt, tuy nhiên nếu người cứu hộ không sẵn lòng thổi ngạt, hướng dẫn khuyên chỉ nên ép tim

Khi đặt được dụng cụ bảo vệ đường thở, thông khí 10 lần/phút (giống người lớn) bất kể bệnh nhân bao nhiêu tuổi

Atropine

Không thường dùng atropine để đặt nội khí quản

Liều (0.02mg / kg). Không có liều tối thiểu

Sốc điện chuyển nhịp

Có nhiều ngưỡng sử dụng khác nhau trong SVT. Hiện tại đề nghị chỉ sử dụng 1 joule / kg.

HỒI SỨC SƠ SINH (NRP)

Thuật toán dành cho hồi sức sơ sinh NRP là khu vực có những thay đổi lớn nhất, như tôi thấy. Tôi đi sâu chi tiết về những thay đổi này trong bài hồi sức sơ sinh của tôi (viết sau).

Thay đổi lớn nhất mà mọi nguời cần biết chính là sự xuất hiện của phân su trong dịch ối không đòi hỏi phải đặt ống NKQ trừ khi nghi ngờ có tắc nghẽn khí quản. Cho dù dịch ối màu gì, họ muốn chúng ta bắt đầu thông khí càng sớm càng tốt

“Rà soát các bằng chứng cho thấy hồi sức cần phải tuân theo các nguyên tắc tương tự cho trẻ sơ sinh có phân su trong dịch ối, giảm trương lực cơ và có vấn đề về hô hấp (tự thở kém), bắt đầu hồi sức (làm ấm và duy trì nhiệt độ, tư thế trẻ sơ sinh và làm sạch đường thở nếu cần thiết, lau khô và kích thích trẻ sơ sinh)”

84 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar