Đánh giá vết thương tại gia đình
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Đánh giá vết thương tại gia đình
YHOVN 1 năm trước

Đánh giá vết thương tại gia đình

ĐÁNH GIÁ BƯỚC 1: KIỂM TRA TUẦN HOÀN

Nếu có máu chảy ra từ vết thương hở hoặc sưng nề nhanh chóng vùng chi (chảy máu bên trong) cần tạo áp lực hoặc garo để cầm máu. Những động mạch vẫn có thể bị tổn thương, chảy máu dù không sưng nề hay chảy mái ra ngoài. Đôi khi gãy hoặc trật khớp gây tổn thương mạch lớn. Vùng tưới máu của động mạch bị ảnh hưởng sẽ khiến mô vùng đó lạnh và chuyển qua màu tối. Hãy kiểm tra tuần hoàn theo các bước sau:

  1. Khám kiểm tra ngón tay và ngón chân bên bị tổn thương. So sánh màu sắc và độ ấm áp với bên đối diện. Nếu chúng như nhau, chuyển qua đánh giá tổn thương thần kinh (đánh giá bước 2). Nếu chúng không như nhau, nếu ngón tay, chân sưng to hơn và chuyển màu sậm hơn bên kia, có thể tổn thương động mạch, chuyển qua bước 2
  2. Kiểm tra mạch. Nếu có mạch, có lẽ động mạch chỉ bị co thắt. Động mạch thường phản ứng như vậy trong chấn thương. Nếu vậy, vùng chi đó sưng nề do vẫn có tưới máu nhưng ít đi. Thường sẽ cải thiện trong thời gian ngắn. Nhưng nếu không bắt được mạch, có thể bị tổn thương mạch, bạn di chuyển nhẹ nhàng khớp rồi bắt lại mạch, nếu cải thiện tưới máu chi như màu sắc hồng hào lại thì có vẻ vẫn tốt. Nếu như không cải thiện, nạn nhân có thể mất chi nếu không đưa đến viện ngay

BƯỚC 2: ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG THẦN KINH

Dùng vật gì đó sắc, nhọn đâm nhẹ vào đầu ngón tay hoặc chân bên bị thương, hỏi nạn nhân có cảm giác như nhau 2 bên hay không. Nếu bên bị thương cảm thấy tê bì nên nghi ngờ có tổn thương thần kinh

Tổn thương thần kinh không phải là cấp cứu đe dọa tính mạng. Nhưng cần phẫu thuật phục hồi trong vòng vài ngày để có tiên lượng phục hồi tốt

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIỂM TRA MẠCH

Bạn nên tập bắt mạch để kiểm tra mạch lúc bình thường. Khi bị tổn thương, mạch sẽ đập yếu đi hoặc mất mạch

Sử dụng 2 ngón tay, bạn sẽ ít có khả năng nhầm mạch này với mạch kia khi bạn đang muốn tìm kiếm nó. Tin tôi đi, điều đó sẽ xảy ra ở cánh tay, động mạch quay dễ tìm nhất. Nó nằm cùng phía với ngón tay cái của bạn, dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay còn lại đặt lên phía ngoài của gân nổi lên vùng cổ tay, bạn sẽ cảm nhận nó đập. động mạch trụ khó bắt hơn, nó nằm thẳng phía dưới của ngón đeo nhẫn ở chân, động mạch chày sau nằm phía sau của mắt cá chân bên trong. Động mạch mu bàn chân nằm cùng phía kéo dài từ ngón chân cái lên phía cổ chân

Điều ngộ nhận

Ngộ nhận: nếu ngón tay vẫn cử động được thì cổ tay không gãy.

Thực tế: nhiều người đến khám nói “bác sĩ, tôi nghĩ không gãy xương do tôi vẫn nhúc nhích được ngón tay”. Điều này là sai lầm. Trừ khi bạn tổn thương gân hoặc thần kinh bạn mới không thể cử động được ngón tay

Hãy nghĩ xương bàn tay bạn như cần câu, ngón tay là mồi câu. Gân là dây câu. Ngay cả khi gãy cần, dây câu di chuyển thì mồi sẽ chuyển động cùng với nó

XỬ TRÍ CƠ BẢN

Cho dù là gãy xương hay bong gân thì điều trị ban đầu cũng như nhau. Cần nhớ từ khóa RICES:

  • Rest (nghỉ ngơi): càng sử dụng phần cơ thể bị tổn thương thì tổn thương càng nặng thêm. Nếu vết thương ở tay, có thể đeo bằng treo. Nếu ở chân, nên nằm nghỉ vài ngày tới khi bạn đi bộ được, bất động kéo dài có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu nhưng nếu vận động đi lại sớm mà đau nhiều thì nên dừng lại
  • Ice (Đá lạnh): để giảm đau và phù nềm có thể chườm đá lạnh trong 15 phút. Để tránh tổn thương da, đặt đá lên miễng vải hoặc túi nhựa lên vùng tổn thương
  • Compression (băng ép): băng bó vùng tổn thương bằng băng cuộn để giảm sưng nề, đảm bảo không băng quá chặt làm giảm tưới máu vùng nuôi
  • Elevation (nâng chi): nên nâng chi tổn thương cao hơn mức tim của bạn để giảm sưng và
  • •  Stabilization (cố định): nếu tổn thương xương hoặc gân, bạn cần cố định để hạn chế di động của xương và khớp. nếu nghi ngờ tổn thương xương hoặc khớp ảnh hưởng tới tuần hoàn và thần kinh, trong vài giờ chưa thể có hỗ trợ ngay, nên để chi ở tư thế tự nhiên và băng nẹp nó lại

Vấn đề gì xảy ra nếu chi sưng nề?

Sưng nề là biểu hiện của cơ thể để giữ cho vết thương ổn định. Sưng nè sẽ không là vấn đề tới khi nó gây đau do chèn ép thần kinh hoặc giảm tưới máu

KỸ THUẬT BĂNG ÉP

Tôi từng thấy 1 số người đưa bệnh nhân tới viện bằng cách quấn tay hoặc chân với 2 thanh gỗ cứng, bệnh nhân rất đau và khó chịu

Bạn có thể dùng vải hoặc miếng mút mềm, đặt bên trong sau đó mới đặt nẹp hoặc thanh gỗ để cuộn băng cố định lại vị trí tổn thương

Hãy chắc chắn rằng miếng đệm mịn và không gây cọ xát hay tỳ đè làm tổn thương da hay mô mềm bên dưới nó Khi đặt nẹp, cố định ít nhất 1 xương không bị tổn thương ở mỗi bên của xương bị thương. Ví dụ, với chấn thương đầu gối, nên cố định 1 phần của đùi và cẳng chân trong nẹp. Điều này giúp cố định vùng tổn thương. Đặt nẹp để bạn vẫn thấy phần cuối của chi – ít nhất là bàn tay hoặc bàn chân. Điều này cho phép bạn đánh giá tình trạng tưới máu chi

TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT: GÃY HỞ

Bạn đang gặp tình huống gãy xương hở, đầu xương xuyên qua da. Loại chấn thương này, có thể làm bạn khá bối rối, luôn nặng do nguy cơ nhiễm khuẩn xương cao, do đó nên đưa nạn nhân nhập viện ngay lập tức

Ngay cả khi bạn không nhìn thấy xương xuyên qua da, nhưng vết thương hở, tổn thương cơ bên trong. Có thể xương đã đâm qua da trước khi lại chọc vào bên trong

Nếu đầu xương thò ra ngoài, hãy giữ cho nó ẩm và che phủ, nẹp cố định nó. Nếu gặp tình huống không thể đưa đi viện ngay, hãy làm sạch vị trí đó, gắp các mảnh vụn xương và rửa bằng nước sạch 1 lần nữa.

Sau đó, nếu ban đặt xương trở lại vị trí cũ nó sẽ dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Nhưng ở tình huống không thể có ai giúp đỡ, bạn phải làm vậy nếu không nó sẽ không lành

Các dạng gãy xương thường gặp và cách xử trí

Mục tiêu điều trị gãy xương kín (đầu xương không chọc da ngoài mặt da) là hạn chế tổn thương thần kinh, duy trì tưới máu và bảo tồn chức năng tối đa

Do đó, việc của bạn là nẹp, quấn băng cố định để hạn chế tổn thương thêm.

GÃY XƯƠNG SƯỜN

Nghi ngờ gãy xương sườn nếu trong tình huống bị đánh trực tiếp vào ngực và ấn lên xương sườn thấy đau chói, sờ có cảm giác lạo xạo dưới tay

Không có Xquang đó là điều bạn có thể làm để chẩn đoán. May mắn là gãy xương sườn hay chỉ đụng dập cơ thành ngực điều trị cơ bản là như nhau. Vậy tại sao phải kiểm tra? Nếu bạn nghi ngờ gãy xương, nạn nhân nên thận trọng hơn một chút với các hoạt động để vết gãy không di chuyển. Ngoài ra, bạn có thể dự đoán cơn đau sẽ kéo dài từ bốn đến sáu tuần, đó là tối thiểu. Còn với vết bầm tím thì cơn đau sẽ nhanh hết trong vòng 1-2 tuần

Trong cả hai trường hợp, bạn cần nghe phổi vì có thể xương sườn gãy, 1 mảnh xương sườn sẽ có thể chọc thẳng vào mạch máu hoặc phổi

Xử trí

Chỉ vài năm trước đây, các bác sĩ đã điều trị xương sườn bị gãy bằng cách băng bó lại mạn sườn – nhưng giờ người ta thấy làm vậy sẽ gây ra các vấn đề như ức chế thở sâu. Do đó, điều duy nhất bạn có thể làm là cố gắng giảm đau và hạn chế biến chứng như viêm phổi

Thuốc giảm đau, chườm đá và hạn chế vận động mạch là biện pháp nên làm. Hướng dẫn nạn nhân thở sâu do thở nông làm tăng nguy cơ viêm phổi. Ức chế ho cũng làm bạn có nguy cơ tương tự. Trước khi ho hoặc hắt hơi, nên giữ vùng bị đau bằng tay

Mảng sườn di động

Mảng sườn di động khi có gãy vài xương sườn cùng bên của lồng ngực, mỗi xương sườn gãy ở 2 hoặc 3 vị trí. Điều này tạo mảng sườn hình vuông hoặc hình chữ nhật, mất liên tục với thành ngực

Khi lồng ngực nở ra do bạn hít vào, khu vực này không như vậy. Nó sẽ làm giảm khả năng nở ra của phổi và thực sự là 1 cấp cứu. Cần nhập viện ngay lập tức. Đừng băng ép chặt nó, hãy băng những đừng chặt quá

Mảng sườn di động.

GÃY XƯƠNG ĐÒN

Gãy xương đòn thường do lực tác động trực tiếp vào xương đòn hoặc ngã khi cánh tay đang dang ra. Thường do đá bóng. Hoặc ai đó ngã đập vai trực tiếp vào vật cứng như 1 cái cây

Gãy xương đòn có thể kèm tổn thương thần kinh hoặc mạch lớn, đôi khi có thể chọc thủng phổi hoặc da. Tuy hiếm nhưng nếu xảy ra cần nhập viện ngay lập tức

Nhưng với gãy xương đòn, thường chỉ cần đeo nẹp số 8 hoặc băng treo, băng treo cánh tay lên là được. Đa số vết gãy tự liền trong vòng 4-6 tuần. 1 số người có thể cần phẫu thuật để cố định

Đeo đai số 8. Mục đích kéo vai thẳng trở lại và giữ đầu

Sử dụng băng treo thoải mái và tiện

Sử dụng băng treo thoải mái và giúp nâng vai trong trường hợp gãy xương cánh tay, trật khớp vai hay gãy xương đòn. Bạn có thể cắt mảnh vải và dùng kim băng cố định. Trong những trường hợp này, băng treo giúp giữ cố định và tạo điều kiện cho lành xương gãy xương gãy về vị trí và cố định

TRẬT KHỚP MỎM CÙNG VAI – BONG GÂN

KHỚP MỎM CÙNG VAI

Sờ dọc theo xương đòn của bạn, từ cổ xuống đến gần vai bạn sẽ thấy 1 cục nhỏ – đó là khớp mỏm cùng vai của bạn. Cũng như ở các khớp khác, dây chằng gắn những xương này lại với nhau, nhưng khớp này không giống các khớp khác là nó không di động

Nguyên nhân thường gặp tổn thương khớp mỏm cùng vai là chịu lực trực tiếp hoặc rách dây chằng (bong gân)

Cho đến khi bạn có thể đến gặp bác sĩ, việc bạn cần làm là đeo băng treo. Khu vực này sẽ lành trong khoảng 1-6 tuần tùy mức độ tổn thương. Nếu rách dây chằng hoàn toàn thì cần phải phẫu thuật

GÃY XƯƠNG CÁNH TAY

Như một quy tắc chung, trừ khi cơ bắp bạn nhiều, toàn bộ xương cánh tay dễ dàng sờ thấy. Nếu có điểm đau chói, mất liên tục trên xương sau chấn thương, hãy nghi ngờ có gãy xương. Về điều trị, trước khi bạn đến viện, hãy đeo băng treo và giữ cánh tay nằm sát người bạn.

TRẬT KHỚP VAI

Bạn đang trượt từ trên đồi xuống và tóm lấy 1 cành cây để giữ bạn lại. Đó là cách giúp bạn khỏi ngã nhưng sẽ gây trật khớp vai

Nó giống như 1 quả bóng và 1 cái cốc, khi quả bóng bị văng ra ngoài cơ và dây chằng sẽ làm quả bóng bị kẹt lại

Để điều trị, phải nghĩ cách cho quả bóng quay trở lại cái cốc. Để đặt lại nó vào cái cốc, chắc chắn bạn không muốn đập vỡ cốc để nhét quả bóng vào lại

CHẨN ĐOÁN

Khớp vai bình thường (trên) và trật khớp vai (dưới)

Đôi khi trật khớp không rõ ràng ngay cả khi bạn so sánh bên bị thương với bên không bị thương. Nhưng nếu vai ai đó bị tổn thương và khó di chuyển vai, nguyên nhân gây ra tổn thương có thể giúp bạn có manh mối về việc liệu nó có bị trật khớp hay không

Nếu bạn không chắc chắn, hãy để nạn nhân chạm vào vai đối diện với các ngón tay ở bên bị thương. Người bị trật khớp vai sẽ không thể làm điều này. Tất nhiên gãy xương hay thậm chí bầm tím cùng vai cũng sẽ khó làm điều này, nhưng nếu nạn nhân làm được điều đó, cho thấy không có trật khớp vai

XỬ TRÍ: ĐỪNG LÀM LỢN LÀNH THÀNH LỢN QUÈ

Cách tốt nhất để đưa trở lại vị trí khớp là thư giãn cơ vùng vai và dây chẳng đủ để đầu xương cánh tay trượt vào ổ khớp vai – tuy nhiên nói dễ hơn làm

Cơ bị tổn thương có xu hướng co lại. theo thời gian nó sẽ sưng lên và cứng hơn. Do đó, cần nhanh chóng đưa trở lại vị trí khớp ban đầu. Tuy nhiên, không có Xquang nên bạn không biết có trật khớp hay không? Có gãy xương hay không? Do đó, điều đầu tiên nên nhớ là “không được tổn thương thêm”. Không được cố làm điều gì mà bạn chưa rõ

Cho tới khi được đưa tới viện, hãy treo cánh tay lên 1 băng treo để thoải mái và dùng túi nước đá chườm. Nếu không thể đưa tới viện ngay, bạn có thể thử một trong ba cách sau. Ngay cả khi nó hiệu quả, bạn nên giữ cánh tay ở băng treo trong vài tuần, di chuyển từ từ, cảm nhận khoảng vận động khớp trở lại từ từ để cơ và dây chằng có thời gian để lành

Cách 1: treo cánh tay


Đây là cách đơn giản nhất, ít gây tổn thương thêm.

Treo cánh tay

  1. Để người bị thương nằm úp mặt xuống bàn, giường hoặc cái gì đó đủ để thả cánh tay xuống mà không chạm đất. Thả cánh tay thẳng xuống ở bên khớp vai bị trật
  2. Buộc 1 vật khoảng 7kg vào tay buông thõng xuống. Sau đó bệnh nhân sẽ thấy đỡ đau hơn. Khi cơ giãn ra, đầu xương sẽ tự vào ổ khớp. sau khoảng 15-20 phút nếu có thể chạm ngón tay sang phía khớp vai đối diện tức là đầu xương cánh tay đã vào ổ khớp

.cách 2: Kéo tay

  1. Cho nạn nhân nằm ngửa đặt lưng lên bề mặt chắc chắn.
  2. Dang từ từ tay nạn nhân ngang theo chiều cơ thể tới khoảng 45 độ – không nên cố kéo ra

  3. Từ từ kéo tay về phía bạn với lực đều tay, giữ nguyên góc 45 độ. Bạn đang cố làm cơ thư giãn và đầu xương cánh tay sẽ trượt vào khớp vai. Nếu bạn cần điểm tựa có thể dùng chân của bạn đẩy về phía bệnh nhân

Kéo tay

cách 3: xoay cánh tay

Cách này tạo lực đủ mạnh có thể gây gãy xương. Do đó đừng bao giờ nên giật tay. Chỉ sử dụng cách này nếu không thể đưa nạn nhân tới viện trong vài ngày

  1. Trong khi nạn nhân nằm ngửa lên mặt phẳng chắc chắn, với cánh tay bị thương để sát cơ thể, từ từ xoát sao cho bàn tay ngửa ra

  2. Trong khi giữ cho đầu trên cánh tay sát cơ thể, gập cánh tay bị thương sang bên tạo góc khoảng 90 độ với đầu trên cánh tay.

Giữ khuỷu tay ở góc này, di chuyển xương cánh tay khỏi thân mình, đưa lên cao về phía đầu gần được góc 90 độ giống tư thế như chuẩn bị ném bóng

Tiếp tục giữ góc khuỷu như cũ, di chuyển tay vượt quá đỉnh đầu đưa nắm tay qua bên đối diện

Nếu điều này không hiệu quả, bạn lại treo cánh tay lên. Dùng thêm thuốc giảm đau hoặc cho nạn nhân dùng chút rượu nhưng đừng dùng cả 2

Một số người cho rằng nếu một người trật khớp vai, chỉ cần buông thõng cánh tay là các cơ sẽ giãn ra để đầu cánh tay lại trôi trở lại ổ khớp, tuy nhiên đa số mọi người không thể giãn cơ khi họ đang đau

Một phương pháp tôi không bao giờ khuyên thử là đập vai bị trật khớp vào tường hoặc 1 cái cây. Điều này có hại hơn là lợi

GÃY XƯƠNG KHUỶU TAY

Bạn nghe điều thú vị về “xương” này. Nó không phải là xương, ý nói là thần kinh trụ. Có thần kinh và mạch máu đi qua khớp nhỏ này. Khi khuỷu sưng lên thì sẽ tổn thương đến vùng thần kinh chi phối

LÀM SAO ĐỂ KÉO PHỤC HỒI KHỚP

Kỹ thuật kéo với xương gãy hoặc trật khớp để cố gắng kéo cho thẳng nó

  1. Nắm chặt bàn tay, bàn chân hoặc ngón tay, ngón chân- bất cứ chỗ nào ngoài vùng bị tổn thương
  2. Bắt đầu kéo nhẹ nhàng, tăng dần lực kéo. Luôn kéo trên cùng 1 mặt phẳng, không được giật. mục đích để giãn cơ đủ để xương trở về vị trí cũ. Trong trường hợp gãy, đưa xương thẳng trục sẽ cải thiện triệu chứng rất nhiều
  3. Sau khi kéo nắn, phải nẹp để cố định xương


Nếu bạn không thể bắt được mạch quay (ở cổ tay), thử co và duỗi khuỷu tới khi bạn bắt được. Nếu tư thế nào làm bạn bắt được mạch, hãy cố định tư thế đó và đặt cánh tay lên băng treo.

Nếu việc thay đổi tư thế vẫn không bắt được mạch, kéo nắn như hình minh họa.  Nếu không có cách nào để thả cánh tay ra khỏi bàn, đặt khuỷu tay góc 90 độ và kéo theo cùng một hướng như trong bản vẽ. Nếu bạn vẫn không thể bắt được mạch, thử thay đổi vị trí 1 chút và thử lại. Nếu vẫn không bắt được mạch cần vào viện ngay lập tức

Ngoài việc kiểm tra lưu thông máu, kiểm tra tổn thương thần kinh bằng cách hỏi nạn nhân có thể tê bì ngón tay hay bàn tay vị trí nào hay không. Nếu có cần nhập viện ngay. Cũng kiểm tra theo các bước sau để đánh giá tổn thương dây thần kinh:

1. Hãy chắc chắn rằng nạn nhân có thể gập ngón tay cái của mình về phía lòng bàn tay và có thể làm dấu hiệu ok (nắm tay lại giơ mỗi ngón tay cái)

2. Xem liệu cô ấy có thể dùng ngón tay cái và ngón trỏ tạo hình chữ O

3. để ngón tay cái nằm ngang và các ngón còn lại ôm lấy nó 

4. Xem liệu cô ấy có thể xòe rộng bạn tay đưa các ngón tay ra xa nhau không

Đau khi thực hiện những động tác này không phải dấu hiệu của tổn thương dây thần kinh

Sưng cũng có thể chèn ép dây thần kinh và mạch máu, do đó với bất kỳ chấn thương vùng khuỷu tay, nên để miếng vải và đặt túi nước đá chườm lên trong khoảng 10 phút và nâng khuỷu tay quá mức tim

Các thần kinh lớn và động mạch của cánh tay.

Trật khớp khuỷu

  • Mặc dù trật khớp khuỷu ít gặp hơn khướp vai nhưng khi xảy ra, hãy so sánh nó với bên không bị thương. Trật khớp khuỷu thường xảy ra khi ai đó ngã khi cánh tay dang rộng
  • Kiểm tra mạch quay cổ tay. Nếu không bắt được cần đưa đi viện ngay lập tức
  • Tím kiếm xem có gãy xương kèm theo hay không. Điều này khó khăn do khu vực này sẽ sưng lên. ấn nhẹ tìm điểm đau chói hoặc lạo xạo
  • Nếu bạn không thể đến viện, hãy thử các bước sau đây. Các bước này cũng có thể giúp có lại mạch
  • 1. Cho nạn nhân nằm úp mặt trên giường hoặc bàn. Cho khuỷu tay bi trật khớp thả tự do, càng thẳng xuống càng tốt.
  • 2. Cầm cẳng tay. Kéo nhẹ xuống trong khoảng 5-10 phút.
    3. Bất kể việc này có thành công hay không, hãy đặt thanh nẹp 90 độ ở phía sau trên và dưới cánh tay. Quấn cánh tay bị nẹp và treo nó lên

Trật khớp khuỷu

GÃY XƯƠNG CỔ- BÀN TAY

Ngay cả khi một bàn tay bị gãy hoặc xương cổ tay bị trật khớp, bạn nên nẹp cho tới khi bạn gặp được bác sĩ. Nếu không thể đến viện ngay, bạn có thể tự kéo nắn. Tuy nhiên ít hiệu quả với xương bàn tay

Gãy ngón tay hoặc chân

Nẹp một ngón tay hoặc ngón chân bị gãy bằng cách quấn nó vào ngón liền kề với miếng bông nhỏ ở giữa.Đây gọi là nẹp tự thân. Nếu xương gãy làm ngón trông không thẳng, hãy thử kéo nắn vài phút trước đã

Đối với một ngón tay bị gãy, một lựa chọn thay thế cho nẹp tự thân là quấn ngón bị gãy với cả bàn tay nếu gãy nhiều hơn 1 ngón

TRẬT KHỚP NGÓN TAY


Để xử trí 1 ngón tay bị trật khớp, dùng lực kéo đồng thời đẩy xương bị trật khớp bằng ngón tay cái của bạn đẩy theo hướng bạn kéo. Sau khi khớp vào vị trí, nẹp bằng nẹp ngón tay.

Kéo nắn trật khớp ngón trở về vị trí.

Tổn thương gân ngón tay

Nếu ngón tay của bạn lủng lẳng phần cuối hoặc giữa của đốt ngón tay, bạn chỉ có thể duỗi thẳng nó bằng cách đặt lên tay đối diện – có thể bạn đã tổn thương gân

nếu bạn nghi ngờ bị tổn thương gân và không thể đi viện ngay, hãy nẹp khớp đó lên và đừng để nó rơi xuống, thậm chí bạn có thể dùng miễng vải treo nó lên. Với tổn thương khớp cuối của ngón, nẹp nó trong 8 tuần. Tổn thương khớp giữa ngón, nẹp trong 6 tuần. gân có thể liền nhưng thương cần phải phẫu thuật. Nếu không thể phẫu thuật trong 3 tuần, tổn thương thường sẽ kéo dài vĩnh viễn

3 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar