Có thể sử dụng vận mạch đường ngoại vi đến khi lấy được đường truyền trung tâm
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Có thể sử dụng vận mạch đường ngoại vi đến khi lấy được đường truyền trung tâm
YHOVN 2 năm trước

Có thể sử dụng vận mạch đường ngoại vi đến khi lấy được đường truyền trung tâm

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/?term=25669592

Dùng vận mạch qua tĩnh mạch ngoại vi

Tổng quan:

Thuốc vận mạch thường dùng ở những bệnh nhân nặng có bất ổn về huyết động ở phòng cấp cứu cũng như ICU. Thông thường, thuốc vận mạch được dùng qua catheter tĩnh mạch trung tâm (CVCs) hơn là dùng đường tĩnh mạch ngoại vi (PIV) vì lo các tác dụng ngoại ý (tức là thiếu máu mô / hoại tử mô) có liên quan đến sự thoát mạch. Ở một bệnh nhân thực sự hạ huyết áp và tình trạng nặng, việc sử dụng PIV để dùng vận mạch sẽ giúp ổn định bệnh nhân sớm hơn và giảm thời gian để ổn định huyết động. Nếu bắt buộc phải dùng vận mạch qua CVC có thể gây trì hoãn quá trình dùng thuốc vận mạch. Ngoài ra, đặt CVC ở bệnh nhân cấp cứu làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng (nhiễm khuẩn huyết, tràn khí màng phổi, thủng phổi).

Chúng tôi đang nghiên cứu gì trong Bài này?

Loubani OM et al. A systematic review of extravasation and local tissue injury from administration of vasopressors through peripheral intravenous catheters and central venous catheters. J Crit Care 2015; 30 (3): 653.e9 – 653.e17. PMID: 25669592

Những gì họ đã làm:

Dựa theo cở sở dữ liệu của Medline, Embase và Cochrane từ khi bắt đầu cho đến tháng 1 năm 2014 với các báo cáo dùng vận mạch qua PIV hoặc CVC

Kết quả:

Tổn thương mô ngoại vi do dùng vận mạch ở vị trí gần với vị trí truyền

Thoát thuốc ra ngoài tổn thương mô xung quanh

Bệnh nhân tổn thương nặng không thể hồi phục lại mức độ chức năng trước đó

Các kết quả:

85 bài báo với 270 bệnh nhân và 325 tổn thương mô ngoại vi và biến chứng thoát mạch bao gồm

318 biến chứng do dùng tĩnh mạch ngoại vi PIV

204 trường hợp tổn thương mô ngoại vi (179 hoại tử da, hoại tử mô 5 và 20 hoại thư gangrene)

85,3% tổn thương trước xương quay hoặc hố khoeo

96,8% các tác dụng ngoại ý xảy ra sau 4 giờ truyền PIV

Tỷ lệ di chứng và tử vong là 9 (4,4%) và 4 (2,2%)

114 trường hợp thoát mạch

75,4% không gây tổn thương mô

75% tổn thương vùng trước xương quay hoặc hố khoeo

Di chứng 3 trường hợp (2,7%), tử vong 1 trường hợp (0,9%)

7 biến chứng khi dùng qua CVC

4 trường hợp tổn thương mô tại chỗ (3 hoại tử da & 1 hoại thư)

Di chứng lâu dài 3 trường hợp và di chứng nhẹ 2 trường hợp

Tử vong 1 trường hợp

3 trường hơp thoát mạch

Ưu điểm:

Đây là nghiên cứu lớn nhất đánh giá sử dụng vận mạch qua tĩnh mạch ngoại vi PIVs

Hạn chế:

Đây là một nghiên cứu có hệ thống, nhiều biểu đồ, nhưng có 1 số sai số đã được báo cáo (có thể một số biến chứng không được ghi lại)

Đánh giá này chỉ đánh giá biến chứng do dùng vận mạch còn trường hợp không có biến chứng xảy ra không đánh giá

Thảo luận:

Hiện nay việc sử dụng thuốc vận mạch qua tĩnh mạch ngoại vi được coi là không an toàn và lo ngại về tổn thương mô tại chỗ do thoát mạch. Nhưng nghiên cứu này cho thấy biến chứng ở 204 trường hợp do truyền vận mạch ở tĩnh mạch ngoại vi, hầu hết (85,3%) xảy ra ở trước xương quay và hố khoeo khi truyền >4h  (96,8%).

Chỉ có duy nhất 1 trường hợp tổn thương mô tại chỗ khi truyền vận mạch dưới 1h là do sốc nhiễm khuẩn và truyền phenylephrine không rõ liều qua tĩnh mạch ở chân trái

Nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng RCT so sánh tỷ lệ biến chứng khi dùng vận mạch qua tĩnh mạch ngoại vi và CVC của Ricard và cộng sự thấy tỷ lệ biến chứng tăng khi dùng qua đường ngoại vi nhưng cụ thể về vị trí chọc, tính chất và liều thuốc vận mạch cũng như thời gian truyền không thấy báo cáo

Kết luận:

Trong trường hợp cấp cứu, sử dụng vận mạch qua đường ngoại vi truyền <4h không gây tổn thương mô.

References:

Loubani OM et al. A systematic review of extravasation and local tissue injury from administration of vasopressors through peripheral intravenous catheters and central venous catheters. J Crit Care 2015; 30 (3): 653.e9 – 653.e17. PMID: 25669592

Ricard JD et l. Central or peripheral catheters for initial venous access of ICU patients: a randomized controlled trial. Crit Care Med 2013; 41: 2108 – 15. PMID: 23782969

Cardenas-Garcia J et al. Safety of Peripheral Intravenous Administration of Vasoactive Medication. J Hosp Med 2015. [Epub ahead of print]. PMID: 26014852

http://www.scancrit.com/2015/06/10/peripheral-noradrenaline/?utm_source=feedly&utm_medium=rss&utm_campaign=peripheral-noradrenaline

5 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar