Dùng thuốc quá liều
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Dùng thuốc quá liều
YHOVN 2 năm trước

Dùng thuốc quá liều

Bệnh nhân nam 55 tuổi vào viện do dùng quá liều thuốc. gia đình đưa vào cấp cứu sau khi thấy lơ mơ bên cạnh 1 chai tramadol không còn thuốc. chai tramadol bình thường 350 viên ông mới mua 2 tuần trước. Hiện tại không thể trả lời câu hỏi vì mệt. trên đường đưa vào viện, tri giác xấu đi đã cho naloxone 2mg IV nhưng không hiệu quả. Không nôn, suy giảm tri giác, tiền sử trước đây khó khai thác

Các dấu hiệu sinh tồn: BP 105/75, HR 90, RR 12, sp02 100% RA, 37.2C

Toàn thân: bệnh nhân béo phì nằm trên cáng

HEENT: Không chấn thương. Đồng tử 3mm, pxas (+), họng sạch, lưỡi to có máu khô trong miệng, răng bình thường

Cổ: mềm, không chấn thương

Phổi thô

Tim nhịp đều, không có tiếng bất thường

Bụng: Béo phì, mềm, không đau

Không biến dạng chi

Thần kinh: bn tỉnh, có thể trả lời câu hỏi có/không, làm theo lệnh và di chuyển được 4 chi

CT sọ, XQ ngực bình thường. morphin niệu âm tính. WBC 12000

ABG: C02 14, điện giải chức năng gan thận bình thường

Định lượng nồng độ Aspirin và acetaminophen bình thường

Gia đình cho biết có cãi lộn đêm hôm trước.

Bệnh nhân vẫn buồn ngủ nhưng đầy sức sống.

Không lâu sau đó, bệnh nhân xuất hiện cơn co giật tăng trương lực. Cắt cơn được bằng dùng 1mg Lorazepam IV.

Bệnh nhân vẫn tiếp tục theo dõi trong 10 phút, sau đó thấy đáp ứng lâm sàng giảm và mất phản xạ nôn

ABG pCO2 60mmHg và pH 7.05.

Sau đó bệnh nhân được đặt nội khí quản và bù dịch

Chẩn đoán: quá liều tramadol, co giật, suy hô hấp

Bàn luận:

Tramadol (tên thương mại Ultram ở Mỹ và Dromodol trên toàn thế giới) là một loại thuốc kê toa để giảm đau. Nó là một chất tổng hợp liên kết với thụ thể opiod trong não (thụ thể mu) và nó ức chế sự tái hấp thu serotonin và norepinephrine ở não. Do những ảnh hưởng với serotonin và norepinephrine, tramadol có tác dụng phụ lớn hơn so với thuốc giảm đau truyền thống. Trong trường hợp quá liều, những tác dụng phụ này trở nên nổi bật và có vấn đề. Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, co giật có thể kèm suy hô hấp do tác dụng lên thụ thể opioid. Trường hợp này là dạng điển hình

Thông thường, co giật xử trí bằng benzodiazepine và có thể bổ sung các thuốc chống co giật. Khi co giật do quá liều thuốc, có thể xảy ra tình trạng co giật tái phát, cần dùng liều cao benzodiazepine, dẫn tới an thần và suy hô hấp, cần bảo vệ hỗ trợ đường thở.

Việc xử trí khá chuẩn. không khuyến cáo gây nôn trừ khi bệnh nhân đến trong vòng 1h. Tramadol cũng không ngoại lệ. Sau giờ đầu tiên, điều trị quá liều loại thuốc này chủ yếu hỗ trợ. Thuốc có thời gian bán thải 6-8 giờ và được chuyển hóa qua gan. Tác dụng phụ tăng kích thích do hội chứng serotonin và norepinephrine, như nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, run, co giật, chóng mặt, và rối loạn tri giác. Ngoài ra các tác dụng opiod có thể gây ra: buồn ngủ, nôn, táo bón, suy hô hấp, và tụt huyết áp.

Điều quan trọng là phải đánh giá bệnh nhân có dùng kèm thuốc gì không để xác định có thể cần đến những phương pháp điều trị đặc biệt. ví dụ acetaminophen và aspirin. Do liên quan đến việc sử dụng rượu, cần kiểm tra nồng độ rượu và morphine. Tuy nhiên, điều quan trọng phải nhớ rằng tramadol là chất chủ vận thụ thể tổng hợp vì vậy nó không phát hiện được qua nước tiểu

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25901965

Fi02 đang thở oxy qua ngạnh mũi  = 21 +4x số lít đang thở
insulin số đơn vị tĩnh mạch x 75% = số mix dưới da

0 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar