Đừng Bao Giờ Quên Octreotide Trong Điều Trị Hạ Đường Huyết
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Đừng Bao Giờ Quên Octreotide Trong Điều Trị Hạ Đường Huyết
YHOVN 1 năm trước

Đừng Bao Giờ Quên Octreotide Trong Điều Trị Hạ Đường Huyết

HALEY M. RAPP, MD AND ERICA B. SHAVER, MD

Hạ đường máu được định nghĩa là khi đường máu <50 mg/dL, là nguyên nhân nhập viện cho khoảng 300,000 ca cấp cứu hằng năm ở Mỹ. Thường gặp ở những bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường. Tần suất hạ đường máu ngày càng giảm trong thời gian gần đây, một phần lý do là do sự phát triển các loại thuốc mới, một phần là do sự tăng nhận thức của người dân về điều trị và kiểm soát đái tháo đường. Tuy thế, thuốc lại là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây hạ đường máu ở bệnh nhân cấp cứu.

Thuốc hạ đường máu nhóm sulfonylurea là nhóm thuốc chính trong điều trị đái tháo đường. Các thuốc phổ biến trong nhóm này gồm glyburide, glipizide, and glimepiride. Những thuốc này tăng phóng thích insulin bằng cách hoạt hóa

(hyperpolarize) kênh adenosine triphosphate–nhạy cảm với kali (adenosine triphosphate–sensitive potassium channels) trên tế bào beta đảo tụy, đưa đến tình trạng tăng insulin máu, bất kể nồng độ glucose trong máu như thế nào. Điều này gây ra tình trạng hạ Glucose máu đáng kể và kéo dài, vì đáp ứng đối điều hòa (counterregulatory response) của hệ thống tủy thận đối với tình trạng hạ Glucose máu thường bị suy giảm ở những bệnh nhân đái tháo đường. Đáp ứng đối điều hóa với tình trạng hạ Glucose máu suy giảm có nguyên nhân được cho là do suy giảm đáp ứng của hệ thần kinh tự động đối với tình trạng hạ Glucose máu (hypolycemia-associated autonomic failure). Nhóm sulfonylurea có thời gian bán hủy thay đổi, điều này có thể dẫn đến việc khó đảo ngươc tình trạng hạ Glucose máu chỉ với truyền glucose đơn độc. 

Xử trí ban đầu ở bất kỳ bệnh nhân nào hạ Glucose máu, bất kể nguyên nhân gì, đó là bổ sung thật nhanh Glucose cả qua đường tĩnh mạch lẫn carbonhydrat đường uống. Mục đích của dextrose tĩnh mạch là để tạo ra tình trạng tăng glucose máu tương đối (relative hyperglucemic state). Mặc dù vậy, ở bệnh nhân đang sử dụng nhóm sulfonylurea, tình trạng tăng glucose máu này sẽ kích phát hơn nữa sự tăng tiết insulin của tụy, điều này sẽ lại tạo thành một vòng luẩn quẩn tình trạng hạ Glucose máu.

Điều trị truyền thống của hạ Glucose máu do nhóm sulfonylurea là sử dụng dextrose truyền TM liên tục, có khi đến vài ngày. Trong những năm gần đây, octreotide đã được ứng dụng như một phương thức điều trị bổ sung trong điều trị tăng Glucose máu do sulfonylurea. Octreotide là dẫn xuất nhân tạo của somatosatin (somatostain analog) với tác dụng kéo dài, được sử dụng trong điều trị xuất huyết tiêu hóa cao do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, to đầu chi (acromegaly), triệu chứng carcinoid di căn (metastatic carcinoid symptoms). Trong trường hợp hạ Glucose máu do sulfonylurea, octreotide tác động bằng cách đối kháng trực tiếp tình trạng tăng tiết insulin của tế bào beta đảo tụy. 

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá tính an toàn, mức độ hiệu quả, và vai trò của octreotide trong điều trị hạ Glucose máu do sulfonylurea. Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng (Randomized control trial) đã đánh giá hiệu quả của octreotide kết hợp dextrose tĩnh mạch so với nhóm chỉ dùng dextrose tĩnh mạch đơn độc. Người ta nhận thấy rằng bệnh nhân sử sụng octreotide đạt nồng độ Glucose máu cao hơn và các biến cố do hạ Glucose máu ít hơn so với nhóm chỉ dùng dextrose đơn độc. Các kết quả tương tự cũng được báo cáo trong nhiều nghiên cứu hồi cứu .

 Liều khuyến cáo của octreotide trong điều trị hạ Glucose máu do sulfonylurea là từ 1-2 mcg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da mỗi 8h trong 24h, tổng cộng 3 liều. Tác dụng phụ của thuốc này thường nhẹ nhàng và ưu thế ở đường tiêu hóa trên ( buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy). Mặc dù nhiều tác dụng nghiêm trọng khác đã được báo cáo như tăng huyết áp, rối loạn nhịp, ngất, tuy nhiên những tác dụng phụ này thường chỉ xảy ra khi dùng kéo dài, và không được báo cáo thường xuyên trong những liệu trình điều trị ngắn ngày octreotide nhằm điều trị hạ Glucose máu do sulfonylurea.

Dựa trên những dữ liệu bằng chứng hiện tại, những bệnh nhân vào khoa cấp cứu với tình trạng tăng Glucose máu đã xác định rõ hoặc nghi ngờ do sulfonylurea, hoặc những trường hợp hạ Glucose không đáp ứng với truyền dextrose tĩnh mạch ⇒ Nên chỉ định octreotide cho bệnh nhân. 

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • 1. Cần xem xét các thuốc đang dùng ở những bệnh nhân vào khoa cấp cứu vì tình trạng hạ Glucose máu.
  • 2. Hạ Glucose máu do sulfonylurea có thể nặng và kéo dài.
  • 3. Octreotide đối kháng trực tiếp lên quá trình tiết insulin từ tụy.
  • 4. Liều octreotide khuyến cáo ở những bệnh nhân hạ Glucose máu do sulfonylurea là 1-2mcg/kg tĩnh mạch hoặc tiêm dưới da mỗi 8h trong 24h, tổng cộng 3 liều.
  • 5. Tác dụng phụ chính của octreotide là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
2 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar