1. Home
  2. Sách
  3. Bí quyết trở thành bác sĩ cấp cứu giỏi
  4. Bệnh nhân nữ 55 tuổi mang vào phòng cấp cứu vì đột nhiên ngất sau khi kêu hồi hộp đánh trống ngực

Bí quyết trở thành bác sĩ cấp cứu giỏi

Bệnh nhân nữ 55 tuổi mang vào phòng cấp cứu vì đột nhiên ngất sau khi kêu hồi hộp đánh trống ngực

❮ sau
tiếp ❯

Bệnh nhân nữ 55 tuổi mang vào phòng cấp cứu vì đột nhiên ngất sau khi kêu hồi hộp đánh trống ngực. Bà vẫn tỉnh và định hướng tốt, nhịp tim 166 bpm, HA 100/60 mmHg, thở 20/min và Sp02 100% . ECG của bà bên dưới (Figure 2.1).

Figure 2.1

Câu hỏi

a. Phân tích ECG (Figure 2.1)?

b. Kể Tên 4 dấu hiệu hoặc triệu chứng rối loạn huyết động bạn sẽ tìm ở bệnh nhân này.

c  Kể tên 3 loại thuốc bạn có thể dùng xử trí loạn nhịp ở bệnh nhân ổn định (kèm liều và đường dùng).

d. Nếu bệnh nhân này diễn biến huyết động không ổn định, bạn sẽ xử trí như nào?

Trả lời

a. ECG (Figure 2.1) có các đặc điểm sau: nhịp đều, phức bộ hẹp và không có P -> SVT

b. Theo hướng dẫn ALS1 các dấu hiệu mất ổn định huyết động ở bệnh nhân loạn nhịp nhanh gồm

  • Giảm mức độ ý thức
  • SBP <90 mmHg
  • Đau ngực
  • Suy tim

c. Bắt đầu khởi trị SVT ở bệnh nhân ổn định bằng nghiệm pháp phế vị xoa xoang cảnh (sau khi xác định không có tiếng thổi động mạch cảnh) hoặc nghiệm pháp valsalva (trẻ nhỏ cho thổi vào xilanh 20ml đẩy pittong lên). sau đó chuyển qua dùng thuốc:

  • 6 mg adenosine bolus nhanh. Nếu không thành công, lặp lại liều 12 mg adenosine
  • Lựa chọn thuốc khác hạn chế hơn gồm CCB (verapamil 5 mg IV)
  • Hoặc beta-blocker (e.g., metoprolol 5 mg IV)
  • Hoặc amiodarone 300 mg IVI trong 20−60 minutes (sau đó truyền 900 mg amiodarone trong 24h nếu cần).

d. Bệnh nhân không ổn định do loạn nhịp nhanh nên xử trí bằng sốc điện đồng bộ trường hợp cấp cứu, cần dùng an thần và bảo vệ đường thở tốt

❮ sau
tiếp ❯

Avatar