Xoắn Tinh Hoàn: Những Điều Dối Trá
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Xoắn Tinh Hoàn: Những Điều Dối Trá
YHOVN 1 năm trước

Xoắn Tinh Hoàn: Những Điều Dối Trá

 S OLOMON B EHAR,  MD

Xoắn tinh hoàn (Testicular torsion ) xảy ra khi tinh hoàn tự xoắn quanh nó, chèn ép nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn và gây hoại tử nếu các biện pháp can thiệp cấp thiết không được tiến hành. Có 2 độ tuổi mà xoắn tinh hoàn đạt đỉnh: ​một là ở độ tuổi sơ sinh và hai là ở giai đoạn đầu độ tuổi thanh thiếu niên​. Bình thường thì, tinh hoàn được cố định vào ống phúc tinh mạc (tunica vaginalis) phía sau và trên. Bệnh nhân có những thay đổi bất thường giải phẫu bẩm sinh như dị dạng “quả lắc đồng hồ” (“bell clapper” deformity), là tình trạng mà tinh hoàn không gắn vào phía sau mà thay vào đó là xoay một góc 360 độ quanh ống phúc tinh mạc ở phía trên, làm tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn. ​Xoắn tinh hoàn là nguyên nhân của cơn đau bìu cấp, trên 15% đến 30% các trường hợp. 

Triệu chứng của xoắn tinh hoàn bao gồm cơn đau khởi phát cấp đột ngột, buồn nôn, nôn, sưng đỏ tinh hoàn. Khi thăm khám, dấu hiệu đặc trưng bao gồm ​sưng nề, đỏ, và thay đổi vị trí của tinh hoàn từ tư thế dọc sang nằm ngang​. Sự biến mất ​phản xạ da bìu (cremasteric reflex) có thể xảy ra khi tinh hoàn bị xoắn, nhưng sự xuất hiện của nó cũng không đủ để loại trừ chẩn đoán. Hãy cảnh giác một người thiếu niên nam giới than phiền về cơn đau bụng và luôn thăm khám kỹ tinh hoàn vì một số bệnh nhân rất ngại để có thể sẵn sàng thừa nhận rằng cơn đau là từ bộ phận sinh dục của họ. Trong một nghiên cứu hồi cứu ở 84 ca xoắn tinh hoàn, 9 cậu bé (11%) biểu hiện đau bụng và nôn mửa. 6 trong số đó bị chẩn đoán sót và không hề có bước thăm khám tinh hoàn. Ba ca cũng bị chẩn đoán sót mặc dù đã thăm khám cơ quan niệu dục. Hãy nhớ rằng các trường hợp với tiền sử chấn thương tinh hoàn đều có nguy cơ cao bị xoắn. 

Bệnh nhân có xoắn tinh hoàn thường có tiền sử đau tinh hoàn, và có bối cảnh “xoắn/tháo xoắn”. Không nên bỏ qua đánh giá bằng siêu âm một bệnh nhân biểu hiện cơn đau tinh hoàn chỉ vì lần siêu gần đây của họ bình thường. Cẩn thận đánh giá lại ở những bệnh nhân không đau và có siêu âm khẳng định lại, và nên bao gồm thêm khai thác tiền sử xem có có hiện tượng xoắn/tháo xoắn không. 

Một nhóm nguy cơ cao khác là ở những bệnh nhân không nói được (nonverbal) hoặc chưa nói được (preverbal) mà có biểu hiện đau cấp hoặc khóc mà không rõ căn nguyên. Luôn luôn tiến hành thăm khám hệ niệu dục để tìm kiếm dấu hiệu chủ chốt của xoắn tinh hoàn ở những trẻ trai sơ sinh biểu hiện khóc ré là chính. Nếu tinh hoàn không dễ sờ ở bìu của trẻ sơ sinh, điều này làm tăng cao nghi ngờ. Những bệnh nhân với tinh hoàn không xuống được có nguy cơ cao xoắn tinh hoàn. Với việc không có các dấu hiệu lâm sàng biểu hiện rõ ra bên ngoài để gợi ý xoắn khi mà tinh hoàn nằm tận trên ổ bụng, chúng ta cần phải cân nhắc chẩn đoán này. Dấu hiệu siêu âm về tình trạng xoắn tinh hoàn trong ổ bụng có thể rất khó để phân tích, nhận biết khi so với tinh hoàn nằm trong túi bìu. Nếu lâm sàng gợi ý nhiều, đánh giá bằng phẫu thuật nên được tiến hành bất kể kết quả siêu âm như thế nào. 

Điều trị bao gồm tháo xoắn, có thể bằng ​phương pháp thủ công hoặc phẫu thuật, ngay khi có thể. Tỷ lệ lợi ích của tinh hoàn được tháo xoắn giảm mạnh sau 12 giờ xuất hiện triệu chứng, và lý tưởng nhất, việc tháo xoắn nên được tiến hành trước 6 giờ từ khi có triệu chứng . Tháo xoắn thủ công nên được thực hiện nếu không thể thu xếp phẫu thuật trong thời gian lý tưởng. Khi tiến hành thủ công, động tác kinh điển là ​xoay tinh hoàn ra ngoài theo hướng trong ra ngoài (như khi bạn mở sách)​. Mặc dù vậy, một nghiên cứu hồi cứu tiến hành bởi Sessions và cộng sự cho thấy lên đến ⅓ trường hợp tinh hoàn xoay theo hướng ngược lại,  do đó sự cải thiện triệu chứng lâm sàng và tái lưu thông dòng máu trên siêu âm (nếu có thể) nên được chú ý khi tiến hành tháo xoắn bằng tay. Hãy nhớ, tinh hoàn có thể xoắn hơn 360 độ,  do đó hãy tiếp tục tháo xoắn cho đến khi nào bệnh nhân hết đau hoặc kết quả siêu âm tại giường cho thấy hiện tượng tái thông dòng máu đến tinh hoàn. ​Thậm chí sau khi tháo thủ công, phẫu thuật đánh giá lại cần được tiến hành ngay khi có thể, vì xoắn có thể vẫn còn tồn tại lên đến ⅓ số trường hợp. 

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • 1. Cân nhắc xoắn tinh hoàn ở những bệnh nhân không nói được hoặc chưa nói được mà khóc ré là biểu hiện chính.
  • 2. Không nên do dự khi tiến hành siêu âm ở những bệnh nhân có tiền sử đau tinh hoàn và có kết quả siêu âm trước đó bình thường
    • – có thể bệnh nhân có hiện tượng xoắn/tháo xoắn.
  • 3. Để tối ưu hóa lợi ích cho những tinh hoàn bị xoắn, cần tháo xoắn lý tưởng nhất là trước 6 giờ kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
  • 4. Tháo xoắn bằng tay nên được tiến hành nếu dự kiến thời gian để bắt đầu phẫu thuật là lâu hơn khoảng thời gian lý tưởng.
15 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar