Phân tích Pulmonary Function Testing
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích Pulmonary Function Testing
YHOVN 1 năm trước

Phân tích Pulmonary Function Testing

John B. Carter

Bệnh nhân nữ 61 tuổi 45kg vào vì khó thở. Figure 68.1 là hô hấp ký của bà. FVC 94% dự đoán. FEV1 46% nhưng sau dùng giãn phế quản lên 66%. FEV1/FVC 39%.

Fig. 68.1 hô hấp ký của bệnh nhân, đường cong đỏ sau dùng giãn phế quản

Câu hỏi

1. Đo chức năng hô hấp tiến hành như nào và nó cung cấp thông tin gì?

2. Chỉ định khi nào?

3. Mô tả đường cong hô hấp ký bình thường và bất thường.

4. Mô tả hô hấp ký ở bệnh nhân COPD.

5. Test giãn phế quản là gì?

6. Bạn phân tích hô hấp ký này như nào?

 Trả lời

1. Hô hấp ký: bệnh nhân hít vào cho tới khi phổi đầy và thở ra nhanh và mạnh. Test phụ thuộc vào bệnh nhân nên phải tiến hành đúng. Test phải làm lại cho tới khi đạt 3 kết quả phù hợp và chấp nhận được

(a) Thể tích thở ra tối đa hay FVC. Đây là toàn bộ khí thở ra tính bằng lít sau khi hít vào. Thường trong 6s đầu tiên

(b) Thể tích thở ra tối đa tính theo lit trong giây đầu tiên hay FEV1.

(c) Tỷ số FEV1/FVC. Bình thường 0.70.8.

(d) Lưu lượng thở ra gắng sức trong khoang 2575% của FVC, hay FEF2575.

(e) Giá trị bình thường được tính theo chiều cao, giới và chủng tộc. các dữ liệu này giúp xác định mức độ và tiến triển bệnh phổi [1].

(f) Các phép đo dòng khí theo thời gian.  on flow over time. Vòng lặp tốc độ thở ra- thể tích là tốc độ dòng khí vẽ theo thể tích và thảo luận ở chương khác 

2. Đo hô hấp ký xác định được mức đột tắc nghẽn và bệnh phổi hạn chế. Đáp ứng với thuốc giãn phế quản có thể giúp phân biệt hen với COPD. Có thể giúp đánh giá tiến triển và đáp ứng với điều trị. Hô hấp ký không thường làm trước mổ với phẫu thuật không liên quan tới ngực. ở bệnh nhân cắt phổi phải làm test chức năng hô hấp, FVC và FEV1. Dự đoán FEV1 sau mổ được tính theo công thức ppoFEV1 = preop FEV1% × (1–% phổi lấy đi/100).    ppoFEV1 < 40% có nguy cơ biến chứng cao sau mổ. những bệnh nhân này cần thăm dò thêm, và/hoặc ppoFEV1 < 30% có thể cần thở máy sau mổ [2].

3. Figure 68.2 là đường cong hô hấp ký bình thường. Figure 68.3 là đường cong bất thường. 3 dạng cơ bản gồm:

(a) Bình thường: FEV1 và FVC >80% dự đoán FVC1/FVC >0.7.

(b) Tắc nghẽn : FEV1 < 80% dự đoán

FVC bình thường hoặc giảm, thường giảm ở mức độ thấp hơn FEV1 FEV1/FVC < 0.7. (Fig. 68.3)

Dạng tắc nghẽn thường gặp ở bệnh nhân COPD hoặc hen 

(c) Hạn chế: FEV1 bình thường hoặc giảm nhẹ FVC < 80% dự đoán

FEV1/FVC > 0.7. (Fig. 68.4)

Fig. 68.2 dạng bình thường (with permission from Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. http://www.goldcopd.org)
Fig. 68.3 dạng tắc nghẽn (with permission from Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. http://www. goldcopd.org)
Fig. 68.4 dạng hạn chế s(with permission from Global Initiative for Chronic Obstructive Lung
Fig. 68.5 dạng hỗn hợp (with permission from Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. http://www. goldcopd.org)

Dạng hạn chế gặp ở bệnh nhu mô như xơ hóa phổi. bệnh ngoài nhu mô nguyên nhân như gù vẹo cột sống, béo phì, tràn dịch màng phổi và bệnh thần kinh cơ. Test thăm dò thêm gồm khả năng khuếch tán phổi có thể giúp chẩn đoán thêm

Nếu cả FEV1 và FVC đều giảm, bệnh nhân có thể có dạng kết hợp hạn chế và tắc nghẽn (Fig. 68.5). 1 khả năng khác là tắc nghẽn nặng dẫn tới baayx khí. Đo dung tích toàn bộ phổi và thể tích cặn sẽ thấy tăng thể tích cặn trong trường hợp bẫy khí [3].

4. COPD là bệnh thường gặp. nguyên nhân gồm hút thuốc, tiếp xúc với khói bụi và thiếu α1 antitrypsin [4]. Có hạn chế luồng thông khí từ từ không thể đảo ngược hoàn toàn, điều này do mất tính đàn hồi trong khí phế thũng và hẹp đường thở do dịch tiết hoặc viêm làm biến đổi. triệu chứng lâm sàng gồm ho đờm, khó thở tăng dần và kỳ thở ra dài [5].

GOLD phân độ COPD

I.nhẹ

FEV1/FVC < 0.7

FEV180% dự đoán

Có thể không triệu chứng

II. vừa

FEV1/FVC < 0.7

50% ≤ FEV1 < 80% dự đoán

Khó thở khi gắng sức

III. nặng

FEV1/FVC < 0.7

30% ≤ FEV1 < 50% dự đoán

Hạn chế hoạt động do khó thở khi bắt đầu gắng sức

IV. rất nặng

FEV1/FVC < 0.7

FEV1 < 30% dự đoán hoặc

FEV1 < 50% dự đoán và suy hô hấp mạn

Giảm chất lượng cuộc sống.

5. Test giãn phế quản cho thấy khả năng đảo ngược tắc nghẽn bằng thuốc giãn phế quản- chủ vận beta2. FVC và FEV1 đo trước và sau dùng giãn phế quản.

(a) FEV1 tăng ít nhất 12% hoặc 200 ml so với ban đầu gợi ý chẩn đoán hen

(b) 1 số bệnh nhân COPD đáp ứng với thuốc giãn phế quản.

(c) Hô hấp ký trở lại bình thường sau dùng giãn phế quản cho thấy không phải COPD [1].

6. Bệnh nhân này có FVC >80%; do đó không thể có khả năng thông khí hạn chế.

FEV1 giảm rõ rệt 46% dự đoán và FEV1/FVC 39% cho thấy thông khí tắc nghẽn nặng. bà có đáp ứng với thuốc giãn phế quản. chẩn đoán COPD  hoặc hen dựa vào tiền sử, khám và hô hấp ký 

References

1. Spirometry for health care providers. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. Goldcopd.org.

2. Slinger P, Darling G. Preanesthetic assessment for thoracic surgery. In: Slinger P, editor. Principles and practice of anesthesia for thoracic surgery. New York: Springer; 2011. p. 19.

3. Feyrouz   A,   Reena   M.    Interpreting    pulmonary    function    tests.    Cleveland    Clin   J. 2003;70:86681.

4. Al-Ruzzeh S, Kurup V. Stoelting’s Anesthesia and Co-existing Disease, Chapter 9, 6th ed. 2012.

5. West J. Pulmonary pathophysiology the essentials. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins; 2003.

16 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar