Lợi và hại của thuốc ức chế bơm proton ppi trong xuất huyết tiêu hóa trên ugib
Xuất huyết tiêu hóa trên là nguyên nhân chủ yếu gây nhập viện và tử vong. Thông thường khi bệnh nhân đến được thở oxy. Mắc monitor và ổn định huyết động. Tiếp theo là cho dùng thuốc ức chế bơm proton (PPIs).
Tuy nhiên câu hỏi cuối cùng là dùng PPIs có làm giảm nguy cơ tử vong, tái phát hay can thiệp phẫu thuật trong UGIB?
Nghiên cứu số 1 (Tốt) [1]:
Những gì họ đã làm:
Phân tích 21 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng gồm 2.915 bệnh nhân
So sánh PPI với giả dược hoặc thuốc kháng thụ thể H2 trong điều trị loét chảy máu tiêu hóa đã được nội soi kiểm chứng
Kết quả:
Tử vong
Chảy máu tái phát
Can thiệp phẫu thuật
Các kết quả:
Điều trị PPI giảm đáng kể tỷ lệ:
Can thiệp phẫu thuật: 8.4% so với giả dược 13.0%
Chảy máu tái phát: 10,6% so với 18,7% giả dược
Không có sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ tử vong giữa PPI và nhóm chứng
Nghiên cứu số 2 (xấu) [2]:
Những gì họ đã làm:
Phân tích 6 nghiên cứu gồm 2.223 bệnh nhân UGIB đang điều trị tích cực bằng PPI so với nhóm đối chứng (giả dược hoặc nhóm điều trị kháng H2)
Kết quả đánh giá tại thời điểm 30 ngày:
Tử vong
Chảy máu tái phát
Phẫu thuật
Sẹo xuất huyết gần đây
Thời gian nằm viện
Phải truyền máu
Các kết quả:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ tử vong, chảy máu tái phát, hoặc phẫu thuật giữa PPI và nhóm chứng
Điều trị PPI được tiến hành trước khi nội soi UGIB làm giảm dấu hiệu xuất huyết gần đây nhưng KHÔNG ảnh hưởng tới kết cục như tử vong, chảy máu tái phát hay nhu cầu phẫu thuật
Nghiên cứu số 3 (rất tệ) [3]:
Những gì họ đã làm:
Phân tích 13 nghiên cứu RCT điều trị tích cực bằng bolus PPI so với bolus PPI + truyền
Kết quả
Chảy máu tái phát trong 7 ngày
Cần can thiệp khẩn cấp
Tử vong
Truyền máu
Thời gian nằm viện
Các kết quả:
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tái xuất huyết thời điểm 7 ngày, truyền máu, tử vong, thời gian nằm viện giữa 2 nhóm PPI bolus và PPI bolus + truyền
PPI bolus hiệu quả ngang PPI bolus + truyền
PPI không làm giảm tỷ lệ chảy máu tái phát, tử vong hay cần can thiệp phẫu thuật
References:
Leontiadis GI et al. Proton Pump Inhibitor Treatment for Acute Peptic Ulcer Bleeding. Cochrane Database Syst Rev 2004; (3): CD002094. PMID: 15266462
Sreedharan A et al. Proton Pump Inhibitor Treatment Initiated Prior to Endoscopic Diagnosis in Upper Gastrointestinal Bleeding (Review). Cochrane Database Syst Rev 2010; (7): CD005415. PMID: 20614440
Sachar H et al. Intermittent vs Continuous Proton Pump Inhibitor Therapy for High-Risk Bleeding Ulcers: A systematic Review and Meta-Analysis. JAMA Intern Med 2014; 174(11): 1755 – 62. PMID: 25201154