Không Lấy Được Đường Truyền Tĩnh Mạch, Cân Nhắc Đường Truyền Trong Xương
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Không Lấy Được Đường Truyền Tĩnh Mạch, Cân Nhắc Đường Truyền Trong Xương
YHOVN 1 năm trước

Không Lấy Được Đường Truyền Tĩnh Mạch, Cân Nhắc Đường Truyền Trong Xương

D ANIEL  B. SAVAGE, MD, MPH

Đường truyền trong xương (Intraosseous = IO) có thể được sử dụng như là một biện pháp cứu cánh thay thế cho đường truyền tĩnh mạch, đặt biệt là ở những trường hợp giảm thể tích do chấn thương. Khoang tủy trong xương là một vị trí đáng tin cậy để đi vào hệ tuần hoàn ở những bệnh nhân khó hoặc không thể lấy đường đường truyền IV. 

Ở những bệnh nhân chấn thương, không nên để việc lấy đường truyền IV làm chậm trễ việc cứu mạng bệnh nhân, việc dùng thuốc, dịch và các sản phẩm của máu! Thay vào đó chuyển ngay sang lấy đường truyền IO. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lấy đường truyền IO nhanh hơn, dễ hơn và độ tin cậy thì tương đương với đường truyền IV. Điều này đúng với bệnh nhân ở  tất cả độ tuổi.  Phụ thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng, đường truyền IO có thể được lấy ở  xương cánh tay đoạn gần, xương chày đoạn gần hoặc đoạn xa , Không có giới hạn về những gì có thể thấm vào khoang tủy của xương.  Tất cả các loại thuốc, dịch, sản phẩm từ máu có thể được truyền qua đường IO . Mặc dù vậy,  tốc độ truyền lại phụ thuộc nhiều vào vị trí,  đầu gần xương cánh tay cho thấy có thể có tốc độ truyền  ~5 L/h​, so sánh với  ~1 L/h​ qua đầu gần/đầu xa xương chày. 

Khi đặt đường truyền IO, cần phải xác định các điểm mốc. Ở tư thế chân duỗi thẳng, vị trí chọc ở đầu gần xương chày là ~2 cm dưới xương bánh chè và đi vào trong 2 cm. Vị trí chọc đầu xa xương chày nằm ~3 cm gần với bờ rõ nhất của mắt cá trong. Kim chọc xương nên được đặt một góc 90 độ với xương chày. Khi tiến hành chọc đầu gần xương cánh tay, đặt bệnh nhân ở vị trí với tay để thoải mái trên bụng (với tư thế đó, khuỷu tay gấp và vai xoay trong). Vị trí chọc tại xương cánh tay là trên bờrõ nét nhất của lồi củ lớn. Kim chọc nên được một góc 45 độ hướng xuống dưới. Một khi điểm mốc đã được xác định, tiến hành chọc kim xuyên da và mô mềm cho đến khi nó chạm xương. Không nên tiến hành khoan cho đến khi kim đã đi qua hết da và mô mềm và nằm yên tại một hướng thích hợp trên xương! Lúc này, khoan được sử dụng với áp suất thích hợp cho đến khi người thực hiện có cảm giác hẫng tay, điều có có nghĩa kim đã vào đến khoang tủy của xương. Chiều dài của kim nên được chọn dựa vào độ dày của lớp mô bao phủ. Nếu kim chọc của bạn đang nằm trên màng xương và bạn không thể quan sát thấy một đoạn kim nào, điều này có nghĩa là kim của bạn quá ngắn và sẽ không thể đi vào khoang tủy được!.

Xét nghiệm cận lâm sàng cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tại khoa cấp cứu, đặc biệt ở những trường hợp bệnh nặng. Đếm tế bào máu (CBC) với mẫu lấy từ trong xương có nồng độ hemoglobin và hematocrit tương quan với mẫu máu lấy từ tĩnh mạch. Mặc dù vậy, số lượng tiểu cầu có thể thấp hơn và số lượng bạch cầu có thể cao. Thêm vào đó, nhiều giá trị cận lâm sàng từ bảng chuyển hóa cơ bản như glucose, BUN, creatinine, chloride, albumin, và protein toàn phần sẽ giống khi so sánh với mẫu máu tĩnh mạch. Mặc dù vậy, nồng độ kali, natri, calci và CO2 sẽ có thể thay đổi. Mẫu máu trong xương nên được gửi để phân tích, mặc dù vậy, nó nên được phân tích trong những trường hợp lâm sàng thích hợp. 

Chống chỉ định của đặt đường truyền IO bao gồm abcess, viêm mô tế bào tại vị trí chọc, gãy xương, và đã thất bại hoặc đã lấy đường truyền IO trước đó, trong vòng 48 giờ của cùng một xương. Gãy xương hoặc đã đặt đường truyền IO trước đó sẽ đưa đến tình trạng thoát dịch ra khỏi khoang tủy và đi vào mô mềm, điều này sẽ đặt bệnh nhân vào nguy cơ hội chứng chèn ép khoang!

Rút đường truyền nên được tiến hành  trong vòng 24 giờ . Đơn giản là đẩy syringe LuerLok vào kim chọc xương và rút lên với một lực đủ trong khi xoay theo chiều kim đồng hồ. Rút thẳng ra, không uốn hoặc lắc kim vì điều này có thể dẫn đến việc sót lại dị vật trong cơ thể. 

ĐIỂM QUAN TRỌNG

  • 1. Đường truyền trong xương có thể được tiến hành ở  tất cả các độ tuổi.
  • 2. Vị trí đặt đường truyền trong xương thường gặp bao gồm  đầu gần xương cánh tay, đầu gần xương chày, và đầu xa xương chày (có thể được lưu giữ lại  24 giờ )
  • 3. Tất  ​cả  ​các thuốc, dịch, và sản phẩm của máu  đều có thể được dùng thông qua đường trong xương.
  • 4. Tốc độ truyền phụ thuộc vào vị trí chọc:  ~5 L/h thông qua xương cánh tay và 1 L/h +qua xương chày.
  • 5. Đường truyền trong xương chống chỉ định nếu tình trạng gãy xương tại vị trí chọc xương hoặc nếu đã đặt đường truyền trong xương trước đó 48 giờ tại cùng một vị trí.
1 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar