Không chọc tĩnh mạch đùi hoặc phía trên dây chằng bẹn khi cần lấy ven
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Không chọc tĩnh mạch đùi hoặc phía trên dây chằng bẹn khi cần lấy ven
YHOVN 2 năm trước

Không chọc tĩnh mạch đùi hoặc phía trên dây chằng bẹn khi cần lấy ven

LISA MARCUCCI, M D AND KEN MEREDITH, MD

Khi cố gắng đặt catheter động mạch hoặc tĩnh mạch đùi, kỹ thuật đúng là rất quan trọng để giảm thiểu các biến chứng và cải thiện cơ hội thành công trong lần thử đầu tiên, đặc biệt là ở những bệnh nhân béo phì. Một trong những mấu chốt để thành công là biết giải phẫu để ước lượng chính xác vị trí chọc tiếp cận mạch máu bên dưới dây chằng bẹn. Kim được đưa vào phía trên dây chằng bẹn có nguy cơ làm thủng động mạch chậu ngoài (thay vì vào động mạch đùi), với nguy cơ gây chảy máu sau phúc mạc, tụ máu, thủng ruột, thửng bàng quang… chọc vào động mạch chậu ngoài sẽ gây chảy máu vào khoang sau phúc mạc, gây mất máu nhiều, làm tăng nguy cơ tụt huyết áp và trụy tim mạch.

Đánh giá ngắn gọn về kỹ thuật tiếp cận mạch đùi đúng bằng phương pháp Seidinger như sau: Sau khi bệnh nhân được trải toan, sờ mạch đùi ở điểm giữa gai chậu trước trên và xương mu. Đường này xấp xỉ đường đi của dây chằng bẹn. Sờ thấy mạch đùi bên dưới cách dây chằng bẹn từ 1 đến 3 cm — đây là mức tối ưu để đi vào mạch. Tiêm thuốc tê (lidocain 1%) bằng kim cỡ 25 G vào da và tiêm dưới da dọc theo đường đi của động mạch. Sử dụng kim cỡ 18 với ống tiêm 5 mL, chọc qua da từ 2 đến 3 cm để đi vào mạch, cách dây chằng bẹn khoảng 3 đến 5 cm (tùy thể trạng bệnh nhân). Hướng kim lên một góc 45 ° so với trục dài của cơ thể trong khi hút. Nếu không thấy máu ra sau 5cm, rút kim từ từ và ngang với da, đánh giá lại mốc và lặp lại gần 1cm nữa. khi chọc vào hãy luồn wire, nên nhớ phải luồn dễ dàng, không bao giờ cố ủn nếu thấy mắc do nguy cơ thủng, đứt động mạch hoặc tĩnh mạch. Tiếp tục quy trình như đối với đặt catheter tiếp cận tĩnh mạch trung tâm khác.

Khi cố gắng đặt catheter tĩnh mạch đùi ở bệnh nhân rối loạn đông máu, việc chọc thủng động mạch ngoài ý muốn có thể rất nguy hiểm. việc siêu âm tại giường giúp cải thiện độ an toàn và giảm nguy cơ vô tình chọc thủng động mạch.

SUGGESTED READINGS

Chen HE, Sonnenday C, Lillemoe K. Manual of Common Bedside Surgical Procedures. 2nd Ed. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins, 2000:43—50.

Hilty WM, Hudson PA, Levitt MA, Hall JB. Real-time ultrasound-guided femoral vein catheterization during cardiopulmonary resuscitation. Ann Emerg Med 1997;29:331-336.

47 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar