Giữ Sạch: Những Cạm Bẫy Trong Rửa Vết Thương Do Chấn Thương
ANAND K. SWAMINATHAN, MD, MPH AND ELICIA SKELTON, MD, MPH
Rửa vết thương đúng cách là rất quan trọng để phòng ngừa nhiễm trùng, loại bỏ các mảnh vụn và thúc đẩy việc chữa lành vết thương thích hợp. Mục đích là để loại bỏ tất cả các chất nhiễm bẩn và dị vật, trong khi gây ra thiệt hại ít nhất cho mô. Nếu rửa không đúng cách, có thể dẫn đến kết quả bất lợi cho bệnh nhân hoặc nhân viên y tế.
Bảo vệ cá nhân
Bảo vệ cá nhân đầy đủ là bắt buộc khi rửa bất kỳ vết thương nào. Trước khi chuẩn bị bệnh nhân, nhân viên y tế nên đeo mặt nạ có tấm chắn bảo vệ mắt và găng tay. Áo choàng dùng một lần có thể được sử dụng dựa trên nguy cơ ước tính của sự nhiễm bẩn.
Chuẩn bị trước thủ thuật
Thành công nói chung liên quan đến sự chuẩn bị trước thủ thuật. Gây tê thích hợp là cần thiết để đảm bảo rửa phù hợp. Rửa các vết thương là một thủ thuật khó chịu khi được thực hiện đúng cách. Nếu bệnh nhân không được gây tê thích hợp, họ có thể không chịu được rửa áp lực cao. Vùng vết thương nên được đặt ở vị trí cho phép dịch rửa liên tục chảy, để vết thương không ngâm trong dung dịch rửa, vì nó có liên quan đến tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Chuẩn bị da
Làm sạch da còn nguyên vẹn xung quanh vết thương có thể hữu ích trong việc giảm lượng vi khuẩn lân cận. Tuy nhiên, các giải pháp làm sạch không bao giờ nên được áp dụng trực tiếp cho các vết thương hở. Các chất làm sạch thường được sử dụng như povidone-iodine, chlorhexidine và hydrogen peroxide có thể gây độc cho các mô bị thương. Không chỉ những chất tẩy rửa này có thể làm giảm khả năng chữa lành vết thương, thậm chí chúng còn có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn do làm suy yếu sự bảo vệ của bệnh nhân.
Các vết thương xảy ra ở các vùng có lông/tóc đặc biệt khó khăn. Lông/tóc có thể che khuất dị vật và có thể làm cho việc thám sát và sửa chữa vết thương trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, lông/tóc cũng có thể có vai trò như một chất gây ô nhiễm. Đôi khi, có thể có lợi khi cắt lông/tóc xung quanh. Cạo vùng tổn thương với một dao cạo không nên được thực hiện, vì điều này có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng.
Chà xát
Với những vết thương quá bẩn hoặc vết thương với một số lượng đáng kể dị vật mắc bên trong, có thể là cần phải chà xát vết thương. Nếu chà xát là cần thiết, điều quan trọng là để tránh chà xát quá tích cực, vì điều này có thể dẫn đến tổn thương mô thêm và lành vết thương kém hơn. Nếu quyết định chà xát cơ học, một miếng bọt biển có lỗ mịn nên được sử dụng để giảm thiểu lượng tổn thương mô.
Rửa
Rửa là điều quan trọng nhất trong các vết thương bị nhiễm bẩn và trong các khu vực dễ bị nhiễm trùng, chẳng hạn như những vùng có ít mạch máu. Mặc dù nước muối vô trùng thường được sử dụng trong làm sạch vết thương, rửa vết thương với vòi nước (tap water irrigation) đã được chứng minh là hiệu quả. Ngoài ra, vòi nước có tính hiệu quả-chi phí và có thể dễ dàng thu được với số lượng lớn (nhưng điều quan trọng cần lưu ý là những nghiên cứu này áp dụng cho những khu vực có nước sạch). Không có thêm lợi ích khi thêm một chất tẩy rửa hoặc chất khử trùng để rửa vết thương.
Kĩ thuật rửa
Lượng áp lực sử dụng trong quá trình rửa phụ thuộc vào mức độ nhiễm bẩn và vị trí vết thương. Đối với vết thương sạch hoặc vết thương ở vùng da lỏng lẻo, (ví dụ: mí mắt, tinh hoàn) thì áp lực thấp, có thể sử dụng 0,5 pound trên mỗi inch vuông (0.5 psi). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng rửa áp lực cao (≥7 psi) có hiệu quả hơn trong việc loại bỏ vi khuẩn và dị vật bẩn. Phương pháp phổ biến nhất và tiết kiệm chi phí cho việc rửa với áp lực thấp là bóng rửa (bulb syringe), thường tạo ra áp lực 0,5 psi. Rửa áp lực cao có thể đạt được bằng cách sử dụng kim 19-gauge hoặc catheter và một ống tiêm 35 ml. Tuy nhiên, việc rửa áp lực cao không phải là không có nguy cơ, và có liên quan đến tổn thương mô. Mặc dù không được chứng minh, nhưng có thể hiểu rằng dưới áp lực rất cao, vi khuẩn và dị vật có thể lan tràn dọc theo bề mặt mô và làm ô nhiễm các khu vực không bị ô nhiễm trước đó. Để tối ưu hóa hiệu quả rửa vết thương trong khi hạn chế tổn thương mô, áp lực từ 5 đến 8 psi đã được khuyến cáo.
Mặc dù lượng dịch tối ưu của việc rửa là không rõ, nhưng thường được khuyến cáo sử dụng ít nhất 200 mL. Một khuyến cáo khác dựa trên chiều dài của vết rách và dùng khoảng 60 mL trên mỗi centimét của vết thương. Quan trọng hơn, nên đánh giá lâm sàng. Nhìn chung thì rửa quá mức tốt hơn rửa dưới mức. Các vết thương nhiễm bẩn và bỏng hóa chất sẽ cần phải rửa nhiều hơn.
Cuối cùng, thời gian trôi qua kể từ khi vết thương xảy ra nên được xem xét. Đợi thời gian dài để rửa sau tổn thương ban đầu có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao hơn. Một nghiên cứu sử dụng mô hình động vật bị nhiễm thực nghiệm đã chứng minh việc giảm đáng kể có ý nghĩa thống kê trong sự phát triển của vi khuẩn bằng việc rửa vết thương sớm so với rửa muộn hơn. Nhìn chung, tối ưu hóa điều trị vết thương nên dựa trên biểu hiện lâm sàng trong khi lưu ý các quan niệm và những cạm bẫy quan trọng của việc làm sạch vết thương được nêu bật trong chương này.
ĐIỂM QUAN TRỌNG
- Chuẩn bị và gây tê thích hợp là cần thiết để đảm bảo rửa phù hợp.
- Các giải pháp làm sạch không bao giờ được áp dụng trực tiếp cho các vết thương hở.
- Tránh chà xát tích cực, điều này có thể dẫn đến tổn thương mô thêm và lành vết thương kém.
- Vòi nước đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả trong việc rửa vết thương.
- Để tối ưu hóa hiệu quả làm sạch của rửa vết thương, lượng nước dồi dào và áp suất từ 5 đến 8 psi đã được khuyến cáo.