1. Home
  2. Sách
  3. Câu hỏi tim mạch
  4. Các dấu hiệu rối loạn chức năng thất phải trên siêu âm tim ở bệnh nhân tắc mạch phổi cấp?

Câu hỏi tim mạch

Các dấu hiệu rối loạn chức năng thất phải trên siêu âm tim ở bệnh nhân tắc mạch phổi cấp?

❮ sau
tiếp ❯

Đa số thuyên tắc phổi cấp tính (APE) gần như được chẩn đoán khi giải phẫu tử thi. Chúng ta đang trong thời đại có thể nhận ra hầu hết tắc mạch phổi mà không gặp bất kỳ khó khăn nào

Kinh nghiệm đã dạy chúng ta, khi nghi ngờ hội chứng đáng sợ này, bất cứ biểu hiện không giải thích được như khó thở, nhịp nhanh, thiếu oxy, ngất kèm theo khó chịu trong ngực và có yếu tố nguy cơ (DVT, sau phẫu thuật…) sẽ tiên lượng rất nặng Chúng ta cho chụp CT, MRI, chụp V/P, chụp mạch phổi để chẩn đoán xác định PE. Chúng ta không nhận ra là chúng ta còn có một công cụ tại giường đơn giản gọi là siêu âm để phát hiện nhanh, đánh giá giải phẫu và huyết động tuần hoàn phổi. Trong thực tế, chúng ta có thể hình dung toàn bộ động mạch phổi chính (MPA) và phân chia của nó RPA, LPA. Kỳ lạ là các bác sĩ luôn yêu cầu chụp mạch phổi để chẩn đoán APE (tắc mạch phổi cấp) tỏng khi có siêu âm phổi không xâm lấn tại giường. Nó có thể loại trừ hầu hết các trường hợp thuyên tắc phổi nặng với độ nhạy tuyệt vời

Siêu âm có chẩn đoán sót APE?

Siêu âm có thể không thấy huyết khối nếu nó ở xa (trường hợp nhẹ) nhưng hiếm khi bỏ sót huyết khối trong MPA, RPA và LPA (trường hợp nặng)

Ngay cả khi siêu âm không thấy hình ảnh huyết khối, siêu âm cũng dễ thấy được có hiện tượng tăng áp động mạch phổi lên thành tâm thất phải và trái. thực tế cho thấy, ảnh hưởng của APE lên hình thái và chức năng RV là đặc điểm quan trọng nhất để nghi ngờ APE. Đây cũng được coi là chỉ định dùng tiêu huyết khối

Các đặc điểm siêu âm sau đây cho thấy có APE: có thể khó xem nếu bệnh nhân khó thở + thở nhanh, tuy nhiên trục động mạch phổi ngắn nên có thể xem được thậm chí ngay cả khi bệnh nhân nằm ngửa

–    giãn RV (Một tiêu chuẩn hay dùng là đường kính cuối tâm trương thất phải ( End diastolic RV dimension) > đường kính cuối tâm trương thất trái. nên nhớ,

trong trường hợp cấp cứu có thể không cần theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt này. Chú ý đường kính thất phải, nếu >3cm nên nghĩ đến APE. Nếu bệnh nhân có tiền sử COPD thì kích thước RV sẽ không phải là tiêu chuẩn chẩn đoán APE

–    giảm vận động thành RV (dấu hiệu cấp cứu)

–    vận động, di chuyển thành RV bất thường

–    vách thất phải hình chữ D là cấp cứu tuyệt đối của RV

–    trào ngược van 3 lá (Điều này phụ thuộc vào chiều dài và hướng của lá, có trường hợp không có mặc dù PAH nặng)

Các biểu hiện ít gặp hơn

–    hở van động mạch phổi

–    cục máu trong RA, , IVC, RV

–    tăng áp thất phải

Ở áp suất nào RV bắt đầu giãn?

Điều nàychưa rõ ràng. Trong cơn gia tăng đột ngột áp lực RV, RV có khuynh hướng giãn ra, trong khi đó ở những trường hợp tăng áp phổi thì RV phì đại và giãn từ từ. Người ta tin rằng, các dấu hiệu đầu tiên của giãn RV có thể từ áp lực

PA 30mmHg. Do đó, thậm chí giãn nhẹ cũng có thể quan trọng trong chẩn đoán APE

Có thể chỉ dựa vào giãn RV đơn thuần, để làm bằng chứng cho rối loạn huyết động?

Có, nhưng việc nhận ra trên lâm sàng, sự mất ổn định về huyết động học quan trọng hơn mức độ giãn RV (hạ huyết áp / giảm oxy huyết)

Tụt huyết áp hay gặp ở APE. Mối quan hệ giữa PH và huyết áp hệ thống?

Chúng có mối quan hệ thuận nghịch, thậm chí có thể gây ngất ở những bệnh nhân này do:

–    Hiệu ứng Bernhiem

–    Suy giảm chức năng ứ máu

 

❮ sau
tiếp ❯

Avatar