Phân tích sóng qua monitor Theo dõi tim thai
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích sóng qua monitor Theo dõi tim thai
YHOVN 2 năm trước

Phân tích sóng qua monitor Theo dõi tim thai

Fig. 14.1 Fetal heart tracing

1. Dạng sóng nhịp tim trong hình Fig. 14.1là gì?

2. Nó cho bạn biết gì về tình trạng thai nhi?

3. Vai trò của đoạn sóng giảm tốc hình chữ “V”?

4. Toan máu xuất hiện như nào trên monitor tim thai?

5. Nên làm gì lúc đó?

6. Các đặc điểm của monitor tim thai bình thường (FHR)?

7. Phân loại FHR?

8. Hạn chế của monitor sản khoa theo dõi bằng điện (EFM)?

1. Dải nhịp chứa nhiều đoạn giảm tốc. Giảm tốc thể hiện bằng giảm so với nhịp nền ít nhất 15 nhịp/phút (BPM), kéo dài ít nhất 15s và không quá 2 phút. Giảm tốc kéo dài khi nó quá 2 phút. Đặc biệt, dải nhịp trên mô tả sự thay đổi giảm tốc. Thay đổi giảm tốc và thay đổi thời gian liên quan tới cơn co thắt tử cung. Thay đổi thời gian giảm tốc do chèn ép cuống nhau

Ngược lại, giảm tốc xảy ra sớm đồng bộ với các cơn co, điểm thấp nhất của giảm tốc sẽ xảy ra ở đỉnh của cơn co. Giảm tốc xảy ra sớm liên quan tới chèn ép đầu thai nhi trong cơn co. Giảm tốc tới muộn cũng liên quan tới cơn co kèm giảm nhịp tim bắt đầu ngay trực tiếp sau lúc đạt đỉnh cơn co. Giảm tốc tới muộn thể hiện suy tử cung, do tụt huyết áp hoặc các yếu tố khác [1].

2. Nhịp tim thai nhi là phép đo thể hiện sự oxy hóa và tình trạng toan/kiềm của thai nhi. Bất cứ khi nào có giảm tốc cho thấy sự giảm cung cấp oxy tới thai nhi. Điều này có ý nghĩa trong giảm tốc đến muộn hoặc giảm tốc kéo dài. Với tình trạng sóng giảm lặp đi lặp lại, tình trạng thiếu oxy có thể gây nhiễm toan, dẫn tới tổn thương thần kinh. Đặc biệt trong chấn thương có thể xảy ra khi PH động mạch rốn giảm dưới 7.0 hoặc kiềm dư dưới 12 [2].

3. Không có bằng chứng trong tài liệu hỗ trợ thuật ngữ cũ mô tả giảm tốc hay hình dạng của sóng giảm. Tương tự chỉ phân loại mức độ nặng theo dạng sóng giảm 

4. Mất sóng giảm cho thấy tình trạng toan máu. Thay đổi mức độ vừa phải hoặc có sóng tăng tốc rất nhạy với tình trạng toan/kiềm bình thường. dải sóng này vẫn có sự thay đổi vừa phải, tức là có sự thay đổi tần số tim dạng không đồng nhất giúp loại trừ tình trạng toan chuyển hóa

5. Dải sóng này định nghĩa là loại 2, cần theo dõi cẩn thận. Can thiệp gì tùy theo diễn biến lâm sàng. Nếu có sóng giảm tái xuất hiện, đáp ứng tốt thường chỉ cần cho thở oxy, thay đổi tư thế, duy trì huyết áp của mẹ và/hoặc giảm hoặc ngưng oxytocin nếu đang truyền

6. Tần số tim thai bình thường dao động từ 110160l/p. Nó dao động không đều về biên độ và tần số so với nhịp nền ít nhất 6 BPMs. Có thể bao gồm nhịp tăng tốc, đột nhiên tăng tần số tim và thay đổi vọt lên đỉnh trong thời gian dưới 30s, không kéo dài quá 2 phút. Có thể có nhịp giảm sớm, thể hiện các cơn co tử cung  

7. Hội sản phụ khoa Mĩ chia 3 mức độ phân tích và can thiệp với FHTs [3]:

(a) Độ 1 FHR với dạng sóng bình thường, có sự thay đổi vừa phải, không có sóng tăng tốc và không có biểu hiện lâm sàng của dấu hiệu giảm tốc. Dạng này bình thường và không cần can thiệp

(b) Độ 2 với dấu hiệu toan máu không rõ ràng. Cần theo dõi sát và làm thêm test đánh giá tình trạng thai

(c) Độ 3 không có sự biến đổi sóng, sóng giảm tốc tới muộn hoặc mạch chậm hoặc dạng sóng sin là những gợi ý phải can thiệp ngay lập tức

8. Theo dõi tim thai khó theo dõi do thay đổi tư thế của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sự biến đổi sóng cho thấy tình trạng toan/kiềm bình thường, nhưng không có nó cũng không đảm bảo là bị toan máu, dẫn tới can thiệp không cần thiết. cuối cùng, theo dõi liên tục tim thai không làm giảm tỷ lệ tử vong chu sinh, không ảnh hưởng tới tỷ lệ bại não vốn vẫn không thay đổi trong nhiều thập kỷ qua [4].

References

1. ACOG. Practice Bulletin #106, Intrapartum fetal heart rate monitoring: nomenclature, interpre- tation, and general management principles. Obstet Gynecol. 2009;114(1):192202.

2. MacLennan A. A template for defining a causal relation between acute intrapartum events and cerebral palsy: international consensus statement. BMJ. 1999;319:10549.

3. Macones GA, Hankins GD, Spong CY, Hauth J, Moore T. The 2008 National Institute of Child Health and Human Development workshop report on electronic fetal monitoring: update on definitions, interpretation, and research guidelines. Obstet Gynecol. 2008;112:6616.

4. Graham EM, Petersen SM, Christo DK, Fox HE. Intrapartum electronic fetal heart rate moni- toring and the prevention of perinatal brain injury. Obstet Gynecol. 2006;108(3 Pt 1):65666.

7 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar