Phân tích CIED: Interrogation
  1. Home
  2. Cấp cứu
  3. Phân tích CIED: Interrogation
YHOVN 1 năm trước

Phân tích CIED: Interrogation

Ranganathan Govindaraj

Fig. 72.1

Bạn tiếp xúc với 1 bệnh nhân nữ 61 tuổi bắt đầu được điều trị sốc điện (ECT) vì trầm cảm sau vài ngày. Tiền sử THA và bệnh mạch vành đã được can thiệp và đặt stent 5 năm trước. XQ phổi 2 ngày trước loại trừ viêm phổi và có hình ảnh bên dưới. không có thông tin gì thêm 

1. XQ có hình ảnh gì?

2. Bước tiếp theo nên làm?

3. Thông tin gì cho thấy cần liên hệ với team CIED (máy tạo nhịp)?

4. CIED team cần thông tin gì tới bác sĩ gây mê?

5. Kể tên 1 số yếu tố gây nhiễu điện từ (EMI).

6. ảnh hưởng của nhiễu điện từ  EMI lên máy tạo nhịp- CIED?

7. Cần kiểm tra lại thiết bị này không? Tại sao?

8. ảnh hưởng của sốc điện ECT lên CIED?

9. Chiến lược gây mê như nào?

Trả lời

1. XQ phổi cho thấy hình ảnh máy tạo nhịp ở ngực phải 1 dây điện cực trong nhĩ phải. máy tạo nhịp có thể có 1 hoặc 2 dây điện cực và đầu điện cực có thể ở nhĩ, thất phải và/hoặc thất trái, ngược với ICD gồm 2 dây điện cực 1 đặt ở khu vực SVC và 1 ở thât phải

2. Ngoài việc đánh giá tiền phẫu thông thường, dao điện (ECT) thường là nguồn gây nhiễu điện từ (EMI). Theo hướng dẫn, trước khi tiến hành mổ phiên, cần hội chẩn bác sĩ tim mạch.

3. Thông tin cần trao đổi với CIED team [1, 4]:

(a) Mổ gì và vị trí giải phẫu khu vực mổ

(b) Vị trí máy phát nhịp

(c) Tư thế bệnh nhân trong mổ

(d) Dao điện lưỡng cực hay đơn cực

(e) Các nguồn gây nhiễu khác

(f) Chuyển nhịp hoặc sốc điện trong mổ

(g) Loại phẫu thuật có thể gây tổn thương cơ học với CIED

4. Thông tin nhóm CIED trao đổi với bác sĩ gây mê [1, 4]:

(a) Chi tiết loại máy tạo nhịp và tình trạng hoạt động của máy.

(b) Ngày phải kiểm tra lại máy (6 tháng với AICD và 1 năm với máy tạo nhịp)

(c) Loại máy, hãng sản xuất, model (Đời)

(d) Chỉ định đặt máy

(e) Tuổi thọ của pin

(f) Tuổi thọ của dây điện cực (nên >3 tháng).

(g) Chế độ cài đặt hiện tai

(h) Bệnh nhân có phụ thuộc máy tạo nhịp?

(i) Phản ứng của máy tạo nhịp với nam châm

(j) Có bất kỳ cảnh báo nào trên thiết bị

(k) Đưa ra khuyến cáo dựa trên thông tin bệnh nhân, đặc điểm thiết bị và yếu tố phẫu thuật

5. Nguồn gây nhiễu [2]:

(a) Dao điện (Đặc biệt dao đơn cực).

(b) Kích thích thần kinh

(c) Co cứng cơ

(d) Sốc điện

(e) MRI

(f) Đốt RF

(g) Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL).

(h) Liệu pháp sốc điện (ECT).

(i) Các nguồn gây nhiễu khác gồm VT cao và run.

Nguồn gây nhiễu hàng ngày [3]:

(a) Máy chơi nhạc kỹ thuật số

(b) Nam châm ở đồ chơi, headphone, áo…

(c) Máy dò kim loại

(d) Súng điện

(e) Điện thoại di động

(f) Điện thoại bàn

(g) Động cơ tự động

(h) Máy hàn

(i) Buồng lái của phi công

(j) Thiết bị RFID

(k) Coil điện thế cao

6.  Tác hại của EMI [1, 4]:

(a) Phá hủy mạch máy tạo nhịp 

(b) Tạo nhịp sai, khử rung nhầm hoặc cả 2

(c) Tạo nhịp không đồng bộ

(d) Phát hiện loạn nhịp và shock AICD

(e) Kích hoạt cảm biến thích ứng với tần số.

(f) Reset lại máy hiếm khi xảy ra khi năng lượng tiếp xúc trực tiếp với máy và gây hỏng phần cứng/mềm. khi đó máy tự reset về chế độ ban đầu của nhà sản xuất. thường gặp do hóa trị hơn là dao điện hay sốc điện

(g) EMI có thể tạo ra dòng ra dòng điện từ máy tạo nhịp tới bản điện cực gây tổn thương mô tiếp xúc. Tổn thương cấp có thể gây mất cảm biến nhịp và tạo nhịp

7. Với những lý do ở câu trả lời 4 và không khám tim mạch trong 2 năm, cần phải kiểm tra lại máy tạo nhịp của bệnh nhân này

8. Sốc điện thường trong thời gian ngắn (12s) có thể kích thích não gây co giật. thay đổi ECG thoáng qua gồm tăng biên độ sóng P, thay đổi hình dạng QRS và thay đổi ST-T. đáp ứng sinh lý với sốc điện gồm mạch chậm, tụt huyết áp sau đó mạch nhanh, THA có thể gây suy tim ở bệnh nhân đang rối loạn chức năng.

Nếu kích thích kéo dài, có thể gây nhịp chậm và ICD shocks. Nếu co giật kéo dài có thể ức chế hoạt động cơ tim ở bệnh nhân phụ thuộc máy tạo nhịp [1].

9. Theo dõi gồm đánh giá ECG và mạch ngoại vi liên tục. ở bệnh nhân phụ thuộc máy tạo nhịp,  nam châm đặt trên máy tạo nhịp nếu có sẵn. với AICD, nam châm giữ bằng tay. Cần có sẵn máy tạo nhịp, máy sốc điện và bệnh nhân nên theo dõi ở phòng hồi tỉnh cho tới khi đảm bảo máy cài đặt lại và chức năng hoạt động của máy trở về bình thường [1, 4].

References

1. Crossley GH, Poole JE, Rozner MA, et al. The Heart Rhythm Society (HRS)/American Society of Anesthesiologists (ASA) expert consensus statement on the perioperative management of patients with implantable defibrillators, pacemakers and arrhythmia monitors: facilities and patient management. Heart Rhythm. 2011;8(7):111454. PMID: 21722856. doi:10.1016/j. hrthm.2010.12.023.

2. Stone ME, Salter B, Fischer A. Perioperative management of patients with cardiac implantable electronic devices. Br J Anaesth. 2011;107(Suppl 1):i1626. doi:10.1093/bja/aer354.

3. Beinart R, Nazarian S. Effects of external electrical and magnetic fields on pacemakers and defi- brillators: from engineering principles to clinical practice. Circulation. 2013;128(25):2799809.

4. American Society of Anesthesiologists. Practice advisory for the perioperative management of patients with cardiac implantable electronic devices: pacemakers and implantable cardioverter- defibrillators. An updated report by the American Society of Anesthesiologists Task Force on perioperative management of patients with cardiac implantable electronic devices. Anesthesiology. 2011;114:24761.

4 lượt xem | 0 bình luận
YHOVN
Tác giả vẫn chưa cập nhật trạng thái

Avatar