1. Home
  2. Sách
  3. Câu hỏi tim mạch
  4. Tại sao tụt huyết áp hay gặp hơn ở nhồi máu cơ tim thành sau dưới?

Câu hỏi tim mạch

Tại sao tụt huyết áp hay gặp hơn ở nhồi máu cơ tim thành sau dưới?

❮ sau
tiếp ❯

Trái tim con người là một khối cơ nặng khoảng 300-400 gram. Các nguồn cung cấp máu của khối cơ này rất khác nhau. Một số khu vực nhiều mạch máu (ví dụ như -IVS.) Một số khu vực có nguồn cấp máu bởi động mạch đôi (Thường ở vị trí giao nhau LCX và RCA). Một vài khu vực có nguồn cung cấp máu không ổn định. Đó là khu vực dễ bị tổn thương hay tam giác Bermuda của trái tim – khu vực tạo bởi đỉnh LV, thành tự do và mặt trước. Khi nguồn cung cấp máu không đồng nhất, thì hệ thống nội tại của tim cũng có nhiều kiểu . hệ thống thần kinh tự động tim dẫn truyền qua các đám rối thần kinh tim. Thành trước của tim chứa nhiều sợi giao cảm giàu catecholamine, thành sau tim có nhiều sợi phó giao cảm

Vì vậy, nó trở nên dễ hiểu, tại sao thiếu máu cục bộ của vùng sau dưới thường tạo ra phản ứng phó giao cảm và thành trước thiếu máu cục bộ lại gây phản ứng adrenergic. Tuy nhiên, tác động chồng chéo có thể xảy ra trong CAD nhiều nhánh (multivessel) với lưu thông phụ thuộc vòng tuần hoàn phụ

Nmct thành sau dưới, tiên lượng thường tốt vì nó giống như thuốc chẹn beta tự nhiên (giảm nhịp tim, giảm độ tiêu thụ oxy cơ tim- MVO2) và tụt huyết áp là biến chứng đáng lo ngại trong nmct thành sau dưới

Các yếu tố sau đây góp phần gây tụt huyết áp ở STEMI thành sau dưới

Tăng phó giao cảm do phản xạ Bezold jarish

Tổn thương thất phải gặp trong 40% nmct thành sau dưới. mất hoạt động bơm thất phải là giải thích trước đây gây tụt huyết áp

Gần đây công nhận thực tế: nmct thành sau dưới thường có sự tham gia hoạt động điện của tâm nhĩ. Đây là một sự kích hoạt mạnh mẽ gây tiết peptide lợi niệu nhĩ ANP. ANP là hormone gây mất nước và tụt huyết áp trong trường hợp này. Cũng cần lưu ý hoại tử nhĩ không nhất thiết tăng sinh ANP. Căng nhĩ hoặc căng thất phải đều kích thích sinh ANP Cũng có trường hợp kèm tác động tới thất trái trong nmct thành sau dưới. nó ảnh hưởng bất lợi tới chức năng LV, và là yếu tố độc lập gây tụt huyết áp.

An thần quá mức với morphine có thể làm nặng thêm hoặc gây tụt huyết áp. (tác động phó giao cảm của morphine)

Cuối cùng và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất là mất thể tích (vã mồ hôi nhiều và nôn nặng có thể mất tới 10 lit nước trong cơ thể)

Làm thế nào để xử trí ?

Bù thể tích tuần hoàn đầy đủ

Bù dịch trong nmct thất phải theo quy tắc nếu 1 lit truyền tĩnh mạch xả nhanh không đáp ứng tốt thì phải bù thêm 5 lit mới có đáp ứng nhưng sẽ gây quá tải dịch và hạ Na máu Atropine (Đây là một trong những tình huống hiếm hoi mà atropin phong tỏa phó giao cảm để gây tăng huyết áp) .Dopamine có thể có tác dụng nhưng chúng ta cần giảm trương lực phó giao cảm và để phục hồi tính tự động. (Tăng trương lực giao cảm trong khi phó giao cảm vẫn tăng mà muốn phục hồi tính tự động của tim là điều không logic)

Tạo nhịp tạm thời có thể cần nếu huyết áp không tăng vì mạch chậm dai dẳng.

Hạ huyết áp trong nmct thành sau dưới thường xem như vô hại. Tuy nhiên, nó có thể nguy hiểm ở một số người, đặc biệt là ở người già và khi kèm theo nmct trước đó. Hiểu được cơ chế gây tụt huyết áp sẽ giúp chúng ta xử trí nhanh chóng và dễ dàng

❮ sau
tiếp ❯

Avatar