1. Home
  2. Sách
  3. Câu hỏi tim mạch
  4. Làm thế nào xử trí block AV hoàn toàn khi mang thai?

Câu hỏi tim mạch

Làm thế nào xử trí block AV hoàn toàn khi mang thai?

❮ sau
tiếp ❯

Đối với người dân, thuật ngữ block tim hoàn toàn (CHB) thường truyền tải một thông điệp nguy hiểm. Khi gặp trong thời kỳ mang thai, nó cũng đáng sợ đối với các bác sĩ. Không cần phải nói. . các bác sĩ sản khoa sẽ lo lắng như thế nào!

Block tim hoàn toàn bẩm sinh thường là nguyên nhân hay gặp, dù có nhiều nguyên nhân có thể gây CHB nhưng hiếm khi thiếu máu cục bộ hay block ở bệnh nhân ở độ tuổi sinh đẻ

CHB xuất hiện như nào?

–    Triệu chứng CHB phát hiện lần đầu tiên trong quá trình sàng lọc trước sinh

–    CHB không triệu chứng được phát hiện bất ngờ trên monitor khi sinh

–    CHB lần đầu tiên được phát hiện trong thời gian chuyển dạ. Hoặc là có triệu chứng / Không triệu chứng

Một tình huống quen thuộc hơn là CHB được chẩn đoán từ hồi còn nhỏ.

*   Sự thành công của y học hiện đại nằm trong thần chú “chẩn đoán sớm”. Ngay lập tức, phát hiện sớm CHB trong thai kỳ làm tăng thêm lo lắng cho mẹ, gia đình và bác sĩ điều trị. 99/100 trường hợp CHB sẽ không cần bất kỳ can thiệp nào trong thời gian mang thai. Chúng tôi đã từng chứng kiến CHB ở sản phụ sinh thường ở phòng cấp cứu với nhịp tim tần số 45

Trường hợp block AV hoàn toàn bẩm sinh nào là bệnh lý?

Nó thường là do sự gián đoạn giải phẫu của nút AV và bó His. Điều may mắn nhất ở đây là, những bệnh nhân này sẽ xuất hiện nhịp thoát bộ nối khoẳng 40-45l/p. Điều này là đủ cho hầu hết các hoạt động cơ bản. Hơn nữa, tần số này có thể tăng lên đến 100 ở nhiều người, thậm chi lên tới 120l/p khi căng thẳng. có thể tăng lên đến 100 ở nhiều người, thậm chí lên tới 120 lần khi căng thẳng (nhịp điệu liên kết gia tăng) * Một ECG có phức hợp qrs hẹp gần 100% đặc trưng cho nhịp thoát bộ nối ổn định.

Stress huyết động trong thai kỳ là gì? Liệu nhịp tim 50 / p có đủ để hỗ trợ cho chuyển dạ hay mổ lấy thai?

Tự nhiên có tính cân bằng tuyệt vời. Điều mà người mẹ mang thai đòi hỏi là cung lượng tim tốt để nuối dưỡng em bé cũng như bản thân mình. Tần số 50 thường có thể duy trì và hỗ trợ toàn bộ quá trình thai kỳ 1 cách dễ dàng

Nó sẽ thực hiện chức năng như nào?

Trong thai kỳ, có ít phản ứng mạch máu do các nguyên nhân khác nhau (sự tuần hoàn nhau thai trở kháng thấp, giảm nhạy cảm với Angiotensin 2). Trái tim luôn có thể tăng cung lượng tim bằng cách tăng nhịp tim hoặc thể tích nhát bóp. Ở bệnh nhân CHB, vì tần số không thể tăng nhiều, trái tim chấp nhận lựa chọn thay thế thứ 2. Tỷ lệ SVR thấp cũng giúp tăng thể tích nhát bóp. Đây là lý do khiến việc mang thai thường phát triển tốt thậm chí với nhịp tim <50 /p.

Dấu hiệu và triệu chứng đáng lo ngại của CHB trong thai kỳ là gì?

Sau khi thảo luận rất nhiều về bản chất lành tính của CHB bẩm sinh, người ta cần phải nhận ra nó cũng là rối loạn nhịp tim nguy hiểm tiềm ẩn. Ngất xỉu, hạ huyết áp (BP <90) và một số dấu hiệu PIH, tất cả đều có thể chỉ ra cần phải đặt máy tạo nhịp hỗ trợ

Chúng ta có thể làm test gắng sức đánh giá khả năng điều nhịp trong thai kỳ?

Nói chung không nên làm trong thai kỳ. Nếu nhịp tim tăng lên 100-120 thì đó là phản ứng tốt

Nên mắc holter?

có thể chấp nhận theo dõi 24h để đánh giá tần số thấp và cao nhất. nếu có khoảng nghỉ kéo dài > 5s thì cần đặt tạo nhịp vĩnh viễn.

Test atropine?

Đây là một test đơn giản, nó sẽ đo khả năng điều nhịp.

Một bệnh nhân CHB bẩm sinh không nên khuyên không được mang thai

Chỉ có vấn đề là chúng ta phải chắc chắn rằng, phải có chiến lược dự phòng huyết động đầy đủ. Điều này có thể dễ dàng thực hiện bằng cách hỏi một số câu hỏi cơ bản về năng lực vận động. Hoặc, có thể cho test gắng sức (hoặc test atropine). Nếu nhịp tim lên tới 100l/p thì không cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn

Các vấn đề đặc biệt ở phụ nữ mang thai có máy tạo nhịp tim vĩnh viễn

Nghịch lý của y học hiện đại thấy rõ nhất là ở đây!

Chúng ta nghĩ rằng, chúng ta đặt máy điều hòa nhịp trong CHB để hỗ trợ huyết động tốt trong thời kỳ mang thai. Lý do đặt máy tạo nhịp chủ yếu là tránh nguy cơ nhịp chậm trong quá trình chuyển dạ

Do đó, bệnh nhân có CHB có stress trong thời gian chuyển dạ khi máy tạo nhịp cố định ở tần số 70 và nhịp của bệnh nhân không vượt quá tần số máy tạo nhịp là 70l/p. Nghịch lý là nếu bệnh nhân CHB không đặt máy tạo nhịp có thể tăng tần số tim lên 100-120 ở thời điểm gắng sức. Điều này có thể do nút AV của họ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của hệ thống tự động trong khi với các máy tạo nhịp thì không phải vậy!

*    Một số máy tạo nhịp hiện tại đã khắc phục vấn đề này bằng tốc độ thích nghi.

Vai trò của bác sĩ tim mạch trong phòng sinh?

Vai trò của bác sĩ tim mạch là hỗ trợ bs sản khoa và đặt máy tạo nhịp tạm thời để tần số quay lại ưu tiên 50l/p là lý tưởng.

Vai trò của tạo nhịp qua da tạm thời?

Phương pháp này với hai điện cực dính ở thành ngực và tạo nhịp bên ngoài. Tuy nhiên, đây có thể là sự thay thế tốt trong vài giờ, có thể gây khó chịu cho bệnh nhân

Máy tạo nhịp tạm thời có thể thích ứng bằng tăng tần số không? Các máy tạo nhịp tim tạm thời hiện nay không thích ứng với tần số Các vấn đề về gây tê trong mổ lấy thai ở bệnh nhân CHB?

Các bác sĩ gây mê đang lo lắng điều này. Nên có bác sĩ tim mạch kèm theo máy tạo nhịp tim tạm thời.

Nhiều loại thuốc gây mê có ảnh hưởng bất lợi đến nhịp tim. Thuốc tránh dùng là Fentanyl, suxamethonium, neostigmine, propofol có nguy cơ làm nhịp chậm nặng hơn. Nên gây tê ngoài màng cứng có kiểm soát để đảm bảo gây tê khởi phát chậm và giữ ổn định huyết động, Bupivacaine gây giảm nhịp tim (thậm chí ngay cả trong gây tê ngoài màng cứng)

Mẹ CHB có ảnh hưởng tới huyết động của thai nhi không?

Không hoặc gần như không (quá ngạc nhiên)

Các vấn đề trong giai đoạn sau sinh?

Giai đoạn sau sinh nên để máy tạo nhịp tạm thời trong 48h, hiếm khi cần máy tạo nhịp vĩnh viễn

❮ sau
tiếp ❯

Avatar