Nguy cơ lây truyền HIV từ người bệnh đến nhân viên y tế rất thấp. Tỷ lệ lây truyền dưới 0,5% sau khi kim dính máu bệnh nhân chọc vào, thậm chí còn thấp hơn các loại phơi nhiễm khác. Các trường hợp có thể làm tăng nguy cơ như kim chọc vào tĩnh mạch, động mạch, hoặc tải lượng virus trong máu bệnh nhân cao
Nguy cơ truyền virus viêm gan B (HBV) cao gấp nhiều lần so với HIV. Tại Hoa Kỳ, hàng trăm nhân viên y tế bị nhiễm HBV mỗi năm. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B được khuyến cáo cho tất cả nhân viên.
Nguy cơ biến đổi huyết thanh sau khi tiếp xúc với siêu vi viêm gan C (HCV) qua da rất thấp, khoảng 1,8%.
Sự tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp đề phòng giúp giảm thiểu những rủi ro này (Bảng 4.1).
Mặc dù chú trọng đến các quy trình thực hành an toàn, bạn vẫn có thể vô tình phơi nhiễm với máu hoặc dịch của bệnh nhân. Bệnh viện cần có chính sách để giúp đỡ và có cá nhân thích hợp để bạn liên hệ nếu vô tình bị phơi nhiễm. Các phơi nhiễm có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm HBV, HCV, hoặc nhiễm HIV bao gồm chấn thương do kim chọc, vật sắc nhọn, hoặc tiếp xúc với dịch hoặc da bị tổn thương (máu, mô, hoặc chất bài tiết) của bệnh nhân nhiễm 1 trong cách loại virus này
Hướng dẫn sau giúp bạn xử trí khi phơi nhiễm với máu hoặc dịch của bệnh nhân
Các hướng dẫn hiện tại không hỗ trợ việc sử dụng thuốc kháng vi-rút trong dự phòng sau phơi nhiễm HCV. Sau khi phơi nhiễm, bệnh nhân nên được kiểm tra kháng thể viêm gan C, nếu dương tính phải làm thêm RNA HCV. Nếu bệnh nhân có anti-HCV âm tính hoặc anti-HCV dương tính nhưng nồng độ RNA HCV không phát hiện, thì không cần đánh giá thêm về nhân viên y tế. Nếu bệnh nhân nguồn viêm gan C hoạt động thì nhân viên y tế nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về nguy cơ lây truyền HCV để được hướng dẫn thêm.
Việc truyền Neisseria meningitidis có thể xảy ra sau khi tiếp xúc trực tiếp với các chất bài tiết hô hấp từ một bệnh nhân bị nhiễm bệnh, đặc biệt là khi chăm sóc và xử trí đường thở có đặt NKQ. Trong những trường hợp hiếm hoi này, nên ự phòng sau phơi nhiễm, tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau phơi nhiễm. Rifampin, ciprofloxacin và ceftriaxone đã được sử dụng như là thuốc điều trị dự phòng trong trường hợp này và azithromycin là một thuốc thay thế khi các chủng kháng ciprofloxacin đang phát triển
Cúm (influenza) gặp ở 5% đến 29% dân số Hoa Kỳ hàng năm; hơn 200.000 người nhập viện vì biến chứng của bệnh cúm. Bệnh nhân tiểu đường, hen suyễn và bệnh tim đặc biệt nhạy cảm với các biến chứng nghiêm trọng của cúm. Bệnh cúm thường theo mùa. Tuy nhiên, trong năm 2009, một loại virus cúm A, H1N1, đã gây ra một đại dịch không theo mùa
bạn có thể là người đầu tiên nhận ra rằng bệnh nhân bị cúm, và do đó có nguy cơ bị biến chứng và lây lan bệnh sang các bệnh nhân và nhân viên y tế khác, bao gồm cả bạn. Nếu bạn có trách nhiệm, bạn sẽ làm các biện pháp phòng ngừa tốt nhất và nên tiêm phòng cúm hàng năm.
Các triệu chứng gợi ý chẩn đoán bệnh cúm bao gồm sốt (thường cao), mệt mỏi quá mức, nhức đầu, đau cơ, ho khan, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, và-đặc biệt ở trẻ em-buồn nôn, nôn mửa, và tiêu chảy.
Nếu bạn nghi ngờ một bệnh nhân bị cúm, bạn nên hội chẩn khoa lây để kiểm soát sự lây lan của bệnh cúm trong cơ sở y tế. bao gồm tiêm vacxin cho nhân viên y tế và có thể các bệnh nhân dễ lây như người cao tuổi hay bệnh nặng
Tiêm phòng sẽ làm tăng lượng kháng thể sau khoảng 2 tuần. Thuốc kháng vi-rút tác dụng dự phòng nhanh hơn.
Nó cũng giúp mực độ nặng của bệnh nếu dùng trong vòng 24-48h, dù ít hiệu quả ở những bệnh nhân nằm viên. Thật không may, virut cúm nhanh chóng phát triển sức đề kháng; do đó, việc lựa chọn một loại thuốc kháng vi-rút có thể thay đổi theo từng năm. Các loại thuốc kháng vi-rút cúm hiện có đang được liệt kê ở trang 482.
Virus Ebola là một filovirus có khả năng gây xuất huyết nặng như sốc nhiễm khuẩn, với tỷ lệ tử vong khoảng 70%. Vào thời điểm viết bài này, không có hình thức phòng ngừa sau phơi nhiễm nào được chấp thuận. điều trị hiện tại bao gồm các biện pháp hỗ trợ, phát hiện sớm là rất quan trọng để giảm thiểu sự suy giảm thể tích tuần hoàn và bù điện giải + hỗ trợ dinh dưỡng.