Yolanda Lewis-Ragland MD
Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp “sữa người cho trẻ sơ sinh” để phát triển trí não tốt nhất, bảo vệ hệ thống miễn dịch và khả năng tương thích về tiêu hóa. Nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ có trí thông minh (IQs) cao hơn trẻ sơ sinh ăn sữa bột. trẻ ít bị nhiễm trùng hơn và khởi phát tình trạng dị ứng muộn hơn. Trẻ bú sữa mẹ làm giảm nguy cơ béo phì và các bệnh mạn tính như tiểu đường. nuôi con sữa mẹ làm giảm nguy cơ ung thư vú và buồng trứng, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đặc biệt quan trọng
Mặc dù có nhiều lợi ích của việc cho bú sữa mẹ, nhưng vẫn có những trường hợp và tình trạng không được cho con bú sữa mẹ. Chẳng hạn, galactosemia là một bệnh di truyền do thiếu men gan cần thiết để tiêu hóa galactose. Galactose là một sản phẩm phân hủy của lactose, thường được tìm thấy trong các sản phẩm sữa. Bởi vì galactose không thể bị phá vỡ, nó tích tụ trong các tế bào và trở nên độc hại. Sau đó, cơ thể sẽ tạo ra các sản phẩm bất thường, gây ra triệu chứng gặp ở trẻ sơ sinh thiếu galactose huyết.
Thiếu men glactose thường không có triệu chứng khi sinh, nhưng vàng da, tiêu chảy và nôn là triệu chứng sớm hay gặp và em bé không tăng cân. Nếu không phát hiện ngay, nó sẽ dẫn đến bệnh gan, đục thủy tinh thể, chậm phát triển tâm thần, và có thể tử vong. Tử vong có thể xảy ra sớm nhất là từ 1 đến 2 tuần tuổi do nhiễm khuẩn Escherichia coli. Nhiễm trùng E. coli phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh thiếu men galactose không được điều trị. Tổ chức American Liver Foundation khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh bị vàng da phải được đánh giá nguy cơ thiếu men galactose.
Mẹ lạm dụng ma túy hoặc rượu
Mẹ mắc HIV nguy cơ lây cho con
Mẹ đang điều trị lao tiến triển- trẻ có nguy cơ nhiễm lao do tiếp xúc đường hô hấp gần nhau khi cho bú – sau điều trị lao 14 ngày có thể cho con bú
Mẹ đang hóa trị ung thư vú
Mẹ đang dùng thuốc không được cho con bú như:
1. Bromocriptine (Parlodel) (làm giảm prolactin)—hormon làm giảm tiết sữa
2. Lithium (điều trị trầm cảm- hưng cảm)—nồng độ trong máu quá cao ở trẻ
3. Methotrexate (điều trị lupus và viêm khớp)—ức chế hệ miễn dịch
4. Ergotamine (điều trị đau đầu migraine)—gây nôn, co giật, tiêu chảy
5. Đang điều trị ung thư- nguy cơ ngộ độc cho trẻ do tiếp xúc
1 vài trường hợp có thể tạm thời ngưng cho con bú:
Thủy đậu: mẹ có tổn thương thủy đậu nên dừng cho con bú đến khi tổn thương lành hoàn toàn. Có thể cho bú lại sau khi trẻ được tiêm immunoglobulin chống virus thủy đậu
Zona: Mẹ bị zona, trường hợp khác do virus varicella, có thể cho bú nếu không có tổn thương ở vú hoặc tổn thương ở vú đã lành. Có thể cho bú vì kháng thể virus thủy đậu đã truyền qua sữa mẹ cho con, tạo ra kháng thể chống lại bệnh này
Mẹ đang có tổn thương herpes tiến triển ở vú không nên cho bú đến khi tổn thương liền hoàn toàn hoặc hết triệu chứng
Các trường hợp có thể cho con bú
Viêm gan B: Mẹ có thể cho con bú, trẻ được tiêm immunoglobulin miễn dịch viêm gan B và vacxin viêm gan B có thể cho bú mà không sợ nguy cơ lây
Viêm gan A: trẻ có thể cho bú nếu được tiêm globulin miễn dịch và vacxin viêm gan A
Viêm gan C: có thể cho bú vì tỷ lệ lây truyền viêm gan C là 4% bất kể có cho bú hay không
Viêm vú: 1-2% phụ nữ sẽ có thể bị viêm vú hoặc nhiễm khuẩn vùng vú. Thường xuất hiện 1-5 tuần sau sinh. Khi đau vú, cứng và tiết dịch có thể kèm theo sốt. Lúc này nên điều trị kháng sinh. Nếu áp xe vú, cần mở dẫn lưu
những nguồn nhiễm khuẩn này có thể lấy qua miệng của trẻ. Có thể tiếp tục cho bú vì nó giúp nhanh hết viêm vú và có lợi cho trẻ
cho bú là điều rất quan trong và kết nối
tình cảm giữa mẹ và con. Tuy nhiên cần có kiến thức về chống chỉ định cho bú để
phòng lây bệnh cho trẻ vì điều này rất quan trọng.